Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7

docx 13 trang ngohien 22/10/2022 10260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tron.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7

  1. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Hiện nay, tình trạng học sinh lười, chán học trở nên phổ biến nhất là đối với các môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng đoc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch lạc và hành văn không mang tính văn chương. Từ đó, các em có tâm lý chán nản, không còn hứng thú trong giờ học. Đây là một vấn đề hết sức nan giải, gây khó khăn rất lớn đối với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Chính vì thế, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7” giúp học sinh say mê học tập, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng học tập hơn. 2. Mục đích đề tài Đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm khơi gợi sự hứng thú của học sinh, làm cho giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề khi đến tiết Ngữ văn. Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới. 3. Lịch sử đề tài Đề tài này đã được rất nhiều đồng nghiệp nghiên cứu. Riêng cá nhân tôi chỉ muốn nghiên cứu thêm để góp phần trau dồi kinh nghiệm giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình. 4. Phạm vi của đề tài - Nghiên cứu phương pháp dạy Ngữ văn của giáo viên. - Nghiên cứu hứng thú, kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh 7. Trang 1
  2. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn II. NỘI DUNG, CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT 1. Thực trạng của đề tài Trước đây, phương pháp dạy học truyền thống thường thiên về truyền thụ, học ghi nhớ nhiều, gây áp lực đối với người học. Từ đó tạo ra tâm lí sợ học tiết văn, sợ học thuộc bài. Với phương pháp dạy học thường áp dụng trước đây, học sinh luôn thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ rồi sẽ tái hiện một cách máy móc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này phần nào đã làm giảm khả năng sáng tạo, tư duy của người học, biến người học thành những người quen diễn đạt bằng những ý thuộc lòng, bằng những lời có sẵn của thầy cô, sách vở. Do đó, học sinh luôn lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng, chủ động, thiếu sáng tạo và thiếu tự tin. Những trăn trở làm sao học sinh của mình luôn yêu thích môn Ngữ văn; làm thế nào để chất lượng học tập môn Ngữ văn được nâng cao và điều quan trọng là làm sao để người học luôn chủ động tích cực, say mê, tự tin trong học tập; biết vận dụng kiến thức vào thực tế; chủ động khám phá, phát hiện những cái hay, cái đẹp, các giá trị tác phẩm văn chương; bồi dưỡng tình yêu đối với văn học, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị nhân văn luôn là điều trăn trở mà tôi tin rằng không chỉ bản thân tôi mà có lẽ là của tất cả những thầy cô, đồng nghiệp luôn quan tâm. Trong năm học 2019-2020, tôi được phân công giảng dạy 4 lớp 7/5, 7/6, 7/7, 7/8. Qua các tiết dạy tôi đã khảo sát số liệu học sinh yêu thích, hứng thú với môn học Ngữ văn như sau: Số học sinh hứng Số học sinh không Lớp Sĩ số thú hứng thú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7/5 41 14 34,14 % 27 65,86 % Năm học 2019-2020 7/6 41 16 39,02 % 25 60,98 % 7/7 43 19 44,18 % 24 55,82 % 7/8 42 19 45,23 % 23 54,77 % Xuất phát từ thực trạng ấy, từ thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, mong góp phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay, Trang 2
  3. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn cải thiện được quan điểm tình cảm, ý thức học tâp của học sinh đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là đối với học sinh lớp 7: - Tạo tâm thế học tập cho học sinh. - Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp dạy học. - Ứng dụng công nghệ thông tin. - Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn. 2. Nội dung cần giải quyết Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy Văn đổi mới đã chú trọng phát triển hứng thú học tập của học sinh. Một trong những mục đích của giờ Văn là làm sao gây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 tôi nhận thấy, muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn như sau: a/ Tạo tâm thế học tập cho học sinh. - Trước hết là tác động đến tình cảm của học sinh: Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học, trước hết giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng cả trái tim và lòng tâm huyết của mình. Thực sự quan tâm đến học sinh, tạo ra không khí học tập thân thiết, gần gũi. Từ đó tạo được niềm tin với các em. Theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ yêu quý, trân trọng thầy cô đến thích học môn do thầy cô dạy. - Tiếp theo là xây dựng không khí lớp học: Học tập căng thẳng thường làm cho học sinh mệt mỏi. Do đó chúng ta cần tổ chức giờ học một cách sinh động mới kích thích hứng thú học tập của học sinh. Để tạo hứng thú trong một tiết học của học sinh thì lời dẫn vào bài cũng rất là quan trọng. Lời vào bài hấp dẫn là khâu gợi tâm lí, tạo ngay một tâm thế hứng thú tìm hiểu bài mới của học sinh. Do đó phần khởi động đóng vai trò không nhỏ. Ví dụ: Khi dạy bài " Ca Huế trên sông Hương" có thể dẫn vào bài bằng cách hỏi học sinh: Em đã đến Huế chưa? Huế có nét đẹp văn hóa nào? Sau đó cho học sinh xem tranh ảnh về Huế. Trang 3
  4. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn Hình ảnh ca Huế trên sông Hương Giáo viên có thể tạo không khí lớp học bằng các chuyện vui, các câu thơ, bài hát hay hình thức đố vui, đóng kịch, xem mẫu vật, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học Ví dụ: Khi dạy bài "Quan Âm Thị Kính " thì có thể cho các em đóng vai các nhân vật nhằm tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Bên cạnh đó góp phần thúc đẩy động cơ và hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt. Hình ảnh Thị Kính giả nam, vào tu ở chùa Trang 4
  5. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn Hình ảnh VCD vở chèo Quan âm Thị Kính b/ Linh hoạt, đa dạng trong phương pháp dạy học. - Linh hoạt trong phương pháp: Giáo viên luôn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt. Ví dụ như trong tiết " Ôn tập tiếng Việt" ngoài phương pháp gợi mở vấn đáp thì giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập và trình bày để cả lớp theo dõi. Lớp học sẽ sinh động và học sinh hứng thú học tập hơn. Từ đó, ta thấy rằng các học sinh sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học có sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học. - Đưa ra các tình huống có vấn đề: Dạy học theo tình huống là giáo viên không trình bày đơn thuần nội dung bài học mà sắp xếp sao cho toàn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thành một số vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, rồi kích thích hứng thú cho học sinh và khéo léo đưa các học sinh vào những tình huống có vấn đề. Từ đó bắt đầu những phần của bài giảng. Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nào tìm ra được câu trả lời. Ví dụ: Khi dạy bài "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" có thể đặt câu hỏi bình thường như: "Khi về đến quê thì tâm trạng tác giả như thế nào?" nhưng Trang 5
  6. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn để tạo sự tò mò, động não và phát huy được tính chủ động của học sinh giáo viên có thể đặt câu hỏi đưa ra tình huống có vấn đề: "Sau bao nhiêu năm xa cách quê hương đáng lẽ ra khi được trở về quê tác giả phải rất vui nhưng vì sao ông lại cảm thấy buồn và xót xa? - Vẽ sơ đồ hệ thống hóa kiến thức và sơ đồ tư duy: Trong dạy học sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã có từ rất lâu. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, các phần mềm vẽ, sơ đồ tư duy ra đời đáp ứng kịp thời cho việc giảng dạy. + Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức có vai trò hết sức to lớn trong quá trình tổ chức dạy học. Nó giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, chủ động các kiến thức đã học từ đó nâng cao hiệu quả học tập môn học. Ví dụ : Khi dạy bài Liệt kê ta có thể vẽ sơ đồ: Phép liệt kê Theo cấu tạo Theo ý nghĩa liệt kê Liệt kê Liệt kê Liệt kê theo không tăng không từng theo tiến tăng cặp từng tiến cặp + Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Ví dụ: Trong giờ học, thay vì tổng kết bằng việc xem, đọc lại bài, chúng ta có thể phân nhóm cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy: Trang 6
  7. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn Sơ đồ tư duy: “ Bạn đến chơi nhà” của học sinh lớp 7 Sơ đồ tư duy: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của học sinh lớp 7 c/ Liên hệ với thực tế. Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn. Bởi lẽ, nếu chỉ sa đà với những lí thuyết khô khan mà xa rời thực tế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn, mất đi tính thuyết phục và sự lôi cuốn, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Trang 7
  8. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn Ngữ văn là môn học đặc thù, phản ánh thực tế cuộc sống qua lăng kính của tác giả về những hoàn cảnh, tính cách, số phận xuất phát từ ngoài đời sống. Nhiều kỹ năng, kiến thức các em học sẽ được vận dụng vào rất nhiều tình huống của cuộc sống. Vì vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống không những có tính chất bắt buộc trong dạy học Ngữ văn mà còn rất cần thiết để gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài " Đức tính giản dị của Bác Hồ" cần liên hệ thực tế và giáo dục học sinh cách sống giản dị, sống dân dã, bình thường, không phô trương, biết tiết kiệm tiền của cha mẹ Đây là phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng và là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. Hay dạy bài " Mẹ tôi" thì giáo dục học sinh biết nhận lỗi khi phạm lỗi, và giáo dục các em phải lễ phép với người lớn d/ Ứng dụng công nghệ thông tin. Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực này, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập và xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học , trong đó có cả môn Ngữ văn. Khi dạy học bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, những khúc ngâm, bài thơ được phổ nhạc vào quá trình giảng dạy, không những tạo không khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc. Ví dụ: Khi dạy bài " Ca Huế trên sông Hương" thì có thể cho học sinh nghe một đoạn nhạc về làn điệu ca Huế, hoặc cho học sinh xem một đoạn video về cảnh biểu diễn ca Huế trên thuyền rồng e/ Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn. Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục.Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn Trang 8
  9. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn. Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi và hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lý, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng. Từ đó, tạo nên sự hứng thú. Giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Khi dạy bài " Thành ngữ" có thể cho các em nhìn hình để đoán Thành ngữ: “Lên voi xuống chó” 3. Kết quả Sau ba tháng áp dụng đề tài này, khảo sát thấy số học sinh yêu thích và có hứng thú với môn học như sau: Trang 9
  10. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn Số học sinh Số học sinh Lớp Sĩ số hứng thú không hứng thú Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7/5 41 32 78,04 % 9 21,96 % Năm học 2019-2020 7/6 41 34 82,92 % 7 17,04 % 7/7 43 37 86,04 % 6 13,96 % 7/8 42 37 88,09 % 5 11,91 % Qua kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học đạt kết quả khả quan hơn. Trang 10
  11. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Trước tình hình học sinh chưa ham thích nhiều về môn Ngữ văn, việc gây hứng thú trong giờ Ngữ văn là rất quan trọng. Nhiệm vụ của giáo viên dạy Văn là phải tạo sự hứng thú, phải khiến cho những từ ngữ khô khan biết nhảy múa, biết vẽ ra những khung cảnh bình yên, lúc dữ dội, phải đi vào tâm hồn các em những tình cảm yêu, ghét, nhớ nhung, mơ mộng, phải mở ra những cánh cửa tâm hồn của chính các em. Để làm được điều đó và đạt được kết quả như mong đợi cần có thời gian. Song vẫn cần sự nỗ lực, động viên, khích lệ của giáo viên là chính. Việc gây hứng thú trong giờ dạy Ngữ văn bước đầu tuy còn nhiều khó khăn, cả giáo viên và học sinh đều phải làm việc tích cực, thời gian chuẩn bị bài nhiều hơn, học sinh phải hoạt động nhiều hơn trong giờ học sẽ có những thiếu sót, vấp váp khi học sinh phải đi từ cách truyền thống: nghe giảng, ghi chép sang cách học tích cực: phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận, tham gia các trò chơi nhưng so với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, về cơ bản đề tài cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau: - Bước đầu xác định được các hướng tiếp cận bài học: Nội dung - kết quả. - Góp phần xây dựng hệ thống lí luận về hứng thú học tập. - Xây dựng tìm hiểu và vận dụng được một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Ngữ văn cho người học. Đó là những kinh nghiệm của cá nhân, những vấn đề của đề tài đặt ra cũng mới chỉ là bước khởi đầu có tính định hướng, gợi ý. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm này góp phần giúp người học có được sự hứng thú trong việc học tập môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn và hơn nữa là góp phần “đánh thức” tình yêu của người học đối với môn Ngữ văn. Chọn đề tài "Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 7" bản thân tôi đã thu nhận được những kết quả khả quan song vẫn không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì vậy, bản thân rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm cùng các thầy (cô) đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Trang 11
  12. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng Đề tài "Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7" tại trường THCS Thị Trấn Cần Đước đã thực hiện với điều kiện thực tế của nhà trường. Bản thân tôi nhận thấy những giải pháp trên vận dụng phù hợp với các nội dung dạy học môn Ngữ văn khối 7 trong cấp học bậc THCS. Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. Người thực hiện Cao Văn Muốn Trang 12
  13. Trường THCS TT Cần Đước Giáo viên: Cao Văn Muốn MỤC LỤC Nội dung Trang I. Lí do chọn đề tài 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích đề tài 1 3. Lịch sử đề tài 1 4. Phạm vi đề tài 1 II. Nội dung, công việc cần giải quyết 1. Thực trạng của đề tài 2 2. Nội dung cần giải quyết 3 3. Kết quả 9 III. Kết luận 1. Tóm lượt giải pháp 11 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 12 Trang 13