Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương

pdf 36 trang Linh Nhi 26/12/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_bang_tinh.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương

  1. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo Thứ 7, 23/03/2024 | 14:41 Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương PHẦN I: MỞ ĐẦU Mục đích của sáng kiến. Bên cạnh kết quả học tập thì kết quả rèn luyện của học sinh là nhiệm vụ quan trọng, then chốt, có ý nghĩa quyết định hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Tuy nhiên giáo dục phẩm chất cho học sinh luôn là nhiệm vụ vô cùng nan giải đối với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện nay, phẩm chất của học sinh có chiều hướng đi xuống, một bộ phận học sinh có những biểu hiện chưa ngoan trong học tập và rèn luyện. Qua thực tế giáo dục và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở Bình Dương, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh chưa ngoan còn rất nhiều khó khăn, trăn trở. Vấn đề đặt ra ở đây là: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả? Với tình hình chung hiện nay, phải làm thế nào để đạt được mục tiêu hình 1 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  2. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo thành 5 phẩm chất và 10 năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018)? Bàn luận về vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu và đang mang lại hiệu quả đáng kể. Là một GVCN, bản thân tôi cũng đã áp dụng các biện pháp, kinh nghiệm của đồng nghiệp và đã mạnh dạn thực hiện giải pháp: “Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương ”.Bởi vì, tôi thiết nghĩ: Nếu giáo viên thường xuyên chú ý quan tâm cảm xúc học sinh, tôn trọng, ghi nhận học sinh, tạo cho học sinh cảm giác được yêu thương thì sẽ nhận lại được sự thay đổi rất tích cực từ học sinh. Từ đó góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Trong chương trình GDPT 2018 vấn đề cốt lõi của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ năng lực để đối mặt với những cơ hội thách thức trong thời kì hội nhập, đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của thời đại công nghệ, truyền thông. Vai trò của người thầy ngày càng vất vả, càng nhiều áp lực, có nhiều vấn đề phải đối mặt và giải quyết. Nhiều giáo viên đã bỏ nhiều công sức nhưng kết quả lại không cao. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Đó là câu hỏi chắc rất nhiều các thầy cô đã tự hỏi: Mình đã sai ở đâu? Có chỗ nào chưa đúng? Sao mình vất vả như vậy mà học sinh của mình vẫn chưa chăm, chưa ngoan, chưa tự giác như mình mong muốn? Trước đây, với học sinh chưa ngoan thì các giải pháp cũ thường dùng là giáo dục các em đó theo quy định như: Viết bản kiểm điểm, nghiêm trọng hơn là kỷ luật cảnh cáo, nghiêm trọng hơn nữa là đình chỉ học; Ngoài ra với các giải pháp cũ, giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan thì chưa trở thành “Người bạn lớn’ của các em, chưa thực sự lắng nghe ý 2 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  3. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo kiến, tâm tư của các em. Kết quả giáo dục theo giải pháp cũ thường dừng ở mức độ học sinh thay đổi hành vi theo sự chống đối, chỉ thay đổi trước mặt giáo viên; nhưng sâu thẳm bên trong của các em thì các em chưa thực sự muốn thay đổi, chưa thực sự muốn cố gắng. Vào những năm 2018, năm 2019, tôi đã được biết đến chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, tiếp đến là chương trình “Cha mẹ thay đổi” là chương trình dành riêng cho giáo dục trên kênh VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam. Tôi như vỡ òa, hiểu ra mình đã sai ở đâu, mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Việc đầu tiên mình cần làm - Mình phải thay đổi, khi thầy cô thay đổi, “Thầy cô hạnh phúc sẽ cả thay đổi thế giới!”, Học sinh cần được yêu thương, cần được tôn trọng và cần được truyền năng lượng đúng cách mới có thể thay đổi để rồi phát triển Tôi đi tìm những HẠT GIỐNG TỐT ở mỗi em học trò, tưới nước cần mẫn mỗi giờ, mỗi ngày để hạnh phúc vỡ òa khi hạt giống ấy nảy mầm, vươn mình đón những tia nắng ấm áp Với mục tiêu đó, tôi nhận thấy “Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương” ở Trường THCS Binh Dương vào năm học 2022 – 2023 là vô cùng quan trọng để giúp các em tiến bộ trên cơ sở học sinh tự nhận ra và sửa chữa; giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về thế giới xung quanh, về thầy cô, bố mẹ, về bạn bè; giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình. Từ đó các em hình thành được những phẩm chất đáng quý phù hợp với mục tiêu của chương trình GDPT 2018 và phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. 3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của ngành giáo dục nói chung,của đơn vị nói riêng. - Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành, đã tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. Ngoài ra nó có thể là 3 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  4. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh chưa ngoan ở bậc THCS. - Sáng kiến đã góp phần vào vào giải pháp “Làm thế nào để giáo dục học sinh chưa ngoan thật sự hiệu quả” ở đơn vị; Để có được kết quả giáo dục là từ học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan; Đồng thời sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã góp phần vào việc đưa ra câu trả lời cho những băn khoăn mà đã bấy lâu nay tôi cũng như giáo viên khác luôn đặt ra: Mình đã sai ở đâu? Có chỗ nào chưa đúng? Sao mình vất vả như vậy mà học sinh của mình vẫn chưa chăm, chưa ngoan, chưa tự giác như mình mong muốn? PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1. Thực trạng trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. a) Thuận lợi Việc giáo dục học sinh đang được toàn xã hội rất quan tâm. 4 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  5. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo Đặc biệt là việc giáo dục học sinh chưa ngoan càng được chú trọng. Bởi các em mai sau chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo kịp thời đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. Thầy giáo, cô giáo trực tiếp tham gia giáo dục tại lớp chủ nhiệm thì nhiệt tình, trách nhiệm, thường xuyên phối kết hợp trong việc giáo dục các em. Đa số phụ huynh học sinh ủng hộ phong trào giáo dục của nhà trường và quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của học sinh, tôn trọng thầy cô giáo, tin tưởng vào giáo viên. Đa số học sinh ngoan, có ý thức kỷ luật và tu dưỡng rèn luyện tốt. Đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình và trách nhiệm, dễ hòa đồng, luôn giúp đỡ bạn bè b) Khó khăn Thời lượng Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tham gia đứng lớp giáo dục còn ít nên việc giáo dục đạo đức cho các em còn hạn chế. Một số ít phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học và rèn luyện của con; một số ít thì đi làm ăn xa để các em ở nhà với ông bà, anh chị hoặc cô, dì, chú bác nên chưa sát sao và phối hợp được trong việc giáo dục các em. Công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực ảnh hưởng tới các em học sinh. Mối quan hệ bạn bè của các em chưa được sàng lọc; Các em còn tiếp xúc hoặc bị lôi kéo bởi những bạn chưa ngoan. 2. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu: - Qua việc điều tra Phiếu khảo sát thông tin học sinh, tôi thấy một số em chưa ngoan có những biểu hiện: 5 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  6. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo + Thường xuyên vi phạm nội quy của trường, của lớp. + Là những học sinh không nghe lời, chống đối, có khi còn vô lễ với thầy cô. + Là học sinh lười học, ham chơi. + Những học sinh không tham gia vào các hoạt động của lớp, trường. + Là học sinh thường xuyên giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực. + Những học sinh thường ăn nói thô tục. + Là những học sinh xem thường bạn bè. + Những học sinh thường có thái độ kì lạ khác thường - Qua kết quả học tập, rèn luyện của lớp năm học 2021-2022 Số HS Kết quả học tập Kết quả rèn luyện 33 Tốt Khá Đạt C.Đạt Tốt Khá Đạt C.Đạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3 9,09 10 30,3 19 57,58 1 3,03 23 69,7 5 15,15 3 9,09 2 6,06 Kết quả học tập và rèn luyện năm học 2021-2022 Qua quan sát, qua kết quả phiếu điều tra và kết quả học tập, rèn luyện năm học 2021-2022, tôi nhận thấy rằng: Phẩm chất của một số không nhỏ học sinh đang có chiều hướng đi xuống nghiêm trọng; chính điều này dẫn đến kết quả học tập chưa được như mong đợi. Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN 1) Biện pháp 1: Lắng nghe, thấu hiểu học sinh ngay từ những buổi đầu nhận lớp. 6 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  7. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo Là một GVCN lớp, việc thấu hiểu học sinh luôn là biện pháp giáo dục quan trọng đầu tiên trong hành trình giáo dục của mình. Khi giáo viên đã thấu hiểu được học sinh, có thể “thâm nhập” vào thế giới bên trong sẽ biết các em đang gặp những khó khăn, những khúc mắc nào để từ đó tháo gỡ, xóa bỏ những suy nghĩ, những biểu hiện chưa ngoan, dần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Để biết được nguyên nhân gốc dễ của mỗi biểu hiện chưa ngoan của các em học sinh chưa ngoan tôi đã tìm hiểu thông tin của học sinh qua : * Tìm hiểu thông qua phiếu khảo sát thông tin học sinh đầu năm học: Tôi hướng dẫn các em điền đầy đủ thông tin của bản thân vào “Phiếu khảo sát thông tin học sinh đầu năm học” như: Họ và tên của bản thân, họ và tên của bố và mẹ, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh, nơi thường trú, gia đình có bao nhiêu thành viên gồm những ai, em là con thứ mấy trong nhà, hiện đang ở với ai, sở thích của em là gì, mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian cho việc học ở nhà, theo em Bố mẹ đã quan tâm đối với em chưa, Thầy cô đã quan tâm đến em chưa, Em cần Bố mẹ và thầy cô quan tâm đến em điều gì nhất (học tập của em, hiểu em, trang bị đầy đủ về vật chất, ), em mong muốn điều gì ở bố mẹ, thầy cô, Sau khi đã tìm hiểu được thông tin của các em, tôi phân loại được các em học sinh ra từng nhóm: Nhóm HS ngoan, nhóm HS chưa ngoan. Với nhóm học sinh ngoan thì tôi chỉ cần đưa ra các nội quy, kế hoạch là các em thực hiện. Còn các em chưa ngoan rất cần đến sự giáo dục của GVCN, của bố mẹ, cũng như các thầy cô bộ môn và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, trong trường. 7 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  8. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC LỚP 7A Em hãy điền vào một số thông tin dưới đây: 1. Họ tên . 2. Sở thích cá nhân : Sở trường: . 3. Số người trong gia đình: , là con thứ .trong gia đình: , số anh chị em: . Hiện nay em đang ở nhà với ai: 4. Mơ ước hiện tại : Mơ ước tương lai: 5. Kết quả học tập năm học trước: Kết quả rèn luyện năm học trước: 6. Họ và tên Bố: Năm sinh: 7. Họ và tên Mẹ: Năm sinh: . 8. Em đã bằng lòng với Kết quả Học tập và Kết quả rèn luyện năm trước chưa? 9. Em làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần (chủ nhật: Ôn bài, đọc sách báo, xem phim, chơi game, ) 10. Em có thường giúp đỡ cha mẹ việc nhà không ? 8 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  9. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 11. Theo em việc học tập có quan trọng không ? 12. Theo em, tập thể lớp của em là một tập thể đoàn kết? 13. Theo em quan sát, lớp em có bao nhiêu em học sinh chưa ngoan? Nam Nữ 14. Em tự xếp mình thuộc diện nào sau đây (Rất ngoan, ngoan, chưa ngoan): 15. Em thích đi học không?: . 16. Theo em, đâu là sự ảnh hưởng lớn nhất đối với đạo đức của HS hiện nay (Gia đình, nhà trường, bạn bè, )?: 17. Thời gian em tự học ở nhà là bao nhiêu giờ?: 18. Hiện nay, Cha mẹ em quan tâm đến em đã ( Đủ, chưa đủ, ): 19. Hiện nay, thầy cô em quan tâm đến em đã ( Đủ, chưa đủ, ): 20. Em cần cha mẹ quan tâm đến em về điều gì nhất (Học tập, Tâm lý, .): 21. Em cần thầy cô quan tâm đến em về điều gì nhất (Học tập, Tâm lý, .): 22. Em có cho rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”? (Có, Không): 23. Em hãy chọn các đức tính về một giáo viên chủ nhiệm mà em mơ ước sẽ gặp trong tương lai (Đạo đức tác phong tốt, hiểu biết rộng, tâm 9 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  10. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo lí, biết lắng nghe, quan tâm học sinh, là người bạn lớn, vui tính, gương mẫu, khoan dung, khó tính, nghiêm khắc, ): 10 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  11. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỦA HS HOA VÀ HS “B” * Tìm hiểu thông qua phụ huynh học sinh: Để biết thêm thông tin về các em học sinh chưa ngoan, tôi tìm hiểu thông qua việc nói chuyện với phụ huynh của các em. Qua đó tôi biết thêm những thông tin, những biểu hiện, những hành vi, những mối quan hệ bạn bè ở nhà của các em. * Tìm hiểu thông qua GVCN năm học trước, các em 11 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  12. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo cùng lớp, cùng thôn: Để biết được thêm thông tin về các em học sinh chưa ngoan, tôi tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn, trò chuyện với GVCN năm trước hoặc các em cùng lớp, cùng thôn của em như: Năm học trước em thường có những biểu hiện nào chưa ngoan (không thực hiện nền nếp, bỏ học không lí do, vô lễ với các thầy cô, bắt nạt bạn, ), hoặc hoàn cảnh cụ thể của các em (kinh tế gia đình có khó khăn không, bố mẹ có thuận hòa hay không, bố mẹ có nuông chiều không, ). * Tìm hiểu thông qua việc trò chuyện với các em và lắng nghe những chia sẻ của bản thân các em. Qua đó mà tôi có thể dần dần thấu hiểu được các em: Các em đang khó khăn, vướng mắc gì, nguồn gốc của những biểu hiện chưa ngoan của các em là do đâu, Khi đã thấu hiểu được các em, tôi sẽ dễ dàng biết được tâm tư, suy nghĩ cũng như khó khăn, khúc mắc của mỗi em học sinh ; biết được các em đang cần gì từ người thân, thầy cô và bạn bè. Từ đó tôi sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức ở mỗi em học sinh. 12 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  13. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 13 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  14. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo GIÁO VIÊN LẮNG NGHE HỌC SINH CHIA SẺ 2. Biện pháp 2: Tôn trọng học sinh Học sinh cần được tôn trọng. Đây là một biện pháp góp phần không nhỏ vào kết quả của hành trình giáo dục học sinh chưa ngoan của tôi. Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em. Hãy tôn trọng nhân cách của các em. Hãy thường xuyên nói 14 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  15. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo chuyện với những học sinh của mình, lắng nghe các em nói, các em chia sẻ, tâm sự; Luôn ủng hộ vào sự quyết định của các em cho dù đó là quyết định chưa thật đúng. Tuy nhiên, những lúc đó tôi sẽ không phản đối với quyết định của các em mà tôi đưa ra cho các em lời khuyên nên và không nên để các em đưa ra quyết định riêng của mình. Tôi luôn yêu mến học sinh của mình. Coi các em như người thân của tôi. Có lẽ vị thế mà tôi nhìn em nào cũng có điểm đáng yêu . Tôi thường xuyên nói chuyện tran hòa, vui vẻ với các em ở mọi nơi, mọi lúc: những lúc ra chơi, cũng như lúc tham gia vệ sinh lao động, cả những lúc mà chỉ có 2 cô trò, Tôi luôn tôn trọng mọi quyết định của các em. Kể cả khi các em có quyết định chưa thật đúng. Những lúc đó tôi không kết luận lỗi do ai mà tôi lắng nghe nhiều chiều thông tin; đặc biệt là lắng nghe ý kiến của các em đó. Tôi sẽ không yêu cầu các em chia sẻ sự việc đó ở ngay trên lớp hoặc trước nhiều người; tôi tạo thời gian hợp lý nhất để cô và trò nói chuyện riêng chân tình, cởi mở và lắng nghe ý kiến, băn khoăn cũng như nguyên nhân của sự việc đó. Bởi tôi biết ở lứa tuổi của các em, các em rất ngại ngùng khi chia sẻ trước lớp, các em sợ bạn bè cười chê, đặc biệt lại là tâm lí của những học sinh chưa ngoan. Khi đã biết rõ nội tình của sự việc thì tôi cũng không phán xét hoặc kết tội các em mà tôi chỉ ra cho các em điều nên và không nên trong sự việc đó. Để từ đó các em nhận thấy mình đã được ở đâu, chưa được ở đâu và cần sửa ở chỗ nào. Cứ như vậy mà các em tiến bộ trở thành học sinh ngoan lúc nào không hay. 15 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  16. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 16 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  17. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo TÔN TRỌNG, LẮNG NGHE Ý KIẾN HS KHI HS GẶP KHÓ KHĂN 3) Biện pháp 3: Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh Là một giáo viên, tôi luôn trân trọng những gì tốt đẹp của học sinh dù là rất nhỏ. Những lúc đó tôi thường dành cho các em những lời động viên, khích lệ Một lời động viên khích lệ kịp thời khi các em có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm cho các em thấy tự tin hơn, thấy mình thực sự có ích. Cùng với việc động viên, khen ngợi các em ở trên lớp, trên trường. Tôi thường báo về cho gia đình về sự tiến bộ đó của học sinh. Có thể nói 17 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  18. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo đây là biện pháp đóng vai trò xúc tác rất lớn trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan. Tôi động viên học sinh với nhiều hình thức khác nhau. Có khi thì động viên, khích lệ các em bằng lời khen: “Em làm gần đúng rồi. Cố gắng chút nữa thôi”; “Em làm tốt hơn trước rồi đấy!”; “Cô tin em làm được!”; Có khi thì dùng biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Có khi tặng món quà nhỏ cho các em. Với các em chưa ngoan, tôi thường hay gắn một nhiệm vụ nào đó cho các em, hướng dẫn các em để các em làm theo định hướng của mình. Tuyệt đối tôi không áp đặt các em, vẫn để “Đất” cho các em thể hiện được tính sáng tạo, linh hoạt. Khi các em làm, tôi thường xuyên theo sát để động viên, khích lệ kịp thời khi các em làm tốt còn chỉ bảo các em khi em làm chưa tốt. 18 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  19. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 19 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  20. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 20 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  21. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 21 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  22. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo ĐỘNG VIÊN HS BẰNG LỜI KHEN KHI HS CÓ SỰ TIẾN BỘ Cùng với việc động viên, khen ngợi các em ở trên lớp, trên trường. Tôi thường báo về cho gia đình về sự tiến bộ đó của học sinh. Khi đó em được cả thầy cô, cả bố mẹ động viên, khích lệ, các em càng thấy vui hơn, tự tin hơn và tiếp tục cố gắng. 22 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  23. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 23 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  24. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 24 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  25. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo 25 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  26. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo GVCN THÔNG BÁO KỊP THỜI CHO PHHS VỀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HS 4) Biện pháp 4: Tạo sự gần gũi, sự tin tưởng tuyệt đối cho học sinh Giáo viên chủ nhiệm hãy là “Người bạn lớn” của học sinh. Hãy luôn trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập và có thái độ thân thiện, ân cần với học sinh. Giáo viên hãy là người mà các em thực sự tin tưởng để cho các em chia sẻ, bộc bạch tâm tư, suy nghĩ khi cần. Đặc biệt hãy là người luôn biết giữ bí mật cho các em nếu các em cần điều đó. Khi đó giáo viên sẽ biết được ở bản thân các em các em đang băn khoăn điều gì, các em đang khó khăn ở đâu, các em mong muốn điều gì ở thầy cô, gia đình, bạn bè hay ở chính bản thân các em. Để từ đó GVCN đồng hành cùng các em trong việc tháo gỡ và vươn lên. Theo tôi đây chính là biện pháp giáo dục then chốt trong quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan của tôi. Với quan điểm của tôi: giáo viên chủ nhiệm hãy là “Người bạn lớn” của học sinh. Tôi thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Nếu như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Tôi luôn nghĩ: phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô ngay cả khi gặp khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Chính điều này làm cho học sinh chưa ngoan thấy mình không hề bị “bỏ rơi”, tình cảm cô trò 26 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  27. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo càng tạo lên sự gần gũi, tạo sự tin tưởng tuyệt đối với nhau. Khi có bí mật mà các em không muốn nhiều người biết thì tôi sẽ giữ kín cho các em để tạo cơ hội cho các em phấn đấu. Đặc biệt tôi luôn giữ lời hứa với các em ngay cả những việc nhỏ nhất. Có như vậy các em mới thực sự tin tưởng vào cô giáo, mới có thể chia sẻ, cũng như bộc bạch tâm tư, tình cảm. Khi đó, tôi sẽ biết được các em đang khó khăn, băn khoăn gì để đưa ra biện pháp giải quyết hoặc lời khuyên cho các em. Còn với các em thì các em tự cảm nhận được sự yêu thương của tôi, cảm nhận được tình yêu của tôi dành cho các em. Lúc đó các em thấy mọi lời khuyên, mọi ý kiến của cô đều đúng và muốn cố gắng vươn lên. 27 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  28. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo GVCN LÀ NGƯỜI BẠN LỚN CỦA HỌC SINH Ví dụ 1: Trong năm học 2022-2023, em Nguyễn Thị H thuộc lớp tôi chủ nhiệm. Lúc đầu khi tôi nhận lớp, em H là một học sinh rất lười học bài về nhà, thường xuyên ăn quà vặt và em có thói quen lấy đồ của các bạn trong lớp (Lấy đồ dùng học tập, lấy đồ dùng cá nhân, lấy tiền, ) nên các bạn trong lớp không ai muốn chơi cùng, các bạn xa lánh. Là một GVCN tôi biết mình cần nên làm gì cho em. Tôi luôn gần gũi, trò chuyện cùng em ở mọi nơi, mọi lúc. Nhiều lần tôi đã đến tận nhà em H để thăm nhà, nói chuyện cũng như hướng dẫn em học bài. Hơn nữa tôi 28 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  29. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo còn tin tưởng giao cho em đặc trách một nhiệm vụ ở trên lớp. Sau một khoảng thời gian, em luôn nhận được sự ân cần, giúp đỡ của tôi dành cho và em đã cảm nhận được là cô giáo không hề ghét bỏ, cô giáo vẫn luôn đồng hành cùng mình và không ngừng động viên khích lệ. Khi hai cô trò thấy không còn khoảng cách nữa, trong quá trình hai cô trò nói chuyện, tôi mạnh dạn hỏi em H: “Em đã từng lấy đồ và tiền của các bạn đúng không?”. Ban đầu, em H vẫn có đôi chút do dự, tuy nhiên ngay sau đó em đã nhìn thẳng vào tôi và đáp: “ Vâng ạ!”. Khi đó tôi không hề trách mắng em mà cầm đôi bàn tay run rẩy của em và nói: “Không sao đâu em nhé. Quan trọng là em đã biết tự nhận lỗi và điều quan trọng hơn là từ bây giờ em sẽ không nên làm thế nữa”. Tôi nhận ra được lời hứa trân thành từ lời nói và đôi mắt của em và nhận ra được em đang muốn nói với tôi: “Sự việc này cô đừng nói cho ai biết”. Tôi cũng không để em nói ra điều đó nên tôi đã siết chặt tay em hơn và nói: “Câu chuyện hôm nay cô hứa sẽ chỉ có em và cô biết và sẽ chấm dứt ở đây nhé!”. Khi đó H như phá vỡ được bức tường trước mặt và liền ôm trặt tôi và nói trong tiếng nấc: “Em hứa! Em sẽ trở thành học trò ngoan của cô và em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập”. Cuối năm, H là một học sinh ngoan ngoãn, thực hiện tốt các nội quy của trường, của lớp và em đã là một học sinh khá, được các bạn trong lớp rất quý mến. Ví dụ 2: Trường hợp của học sinh Lê Công B lớp tôi năm học 2022-2023. Năm học 2021-2022, em B là một học sinh thường xuyên vi phạm nền nếp như: đi học muộn, ngủ trên lớp, không chịu tham gia vệ sinh lớp cùng các bạn, Sau khi tìm hiểu qua nhiều kênh (Phiếu khảo sát thông tin học sinh dầu năm, trò chuyện với GVCN, các bạn cùng lớp, cùng thôn, ) tôi biết được em B thường xuyên ở nhà với ông bà, được ông bà rất nuông chiều, bố mẹ đi làm ăn xa không có người quan tâm, tâm sự chia sẻ thường xuyên tới B về việc sinh hoạt cũng như việc học bài ở nhà. Em B thường xuyên thức khuya để chơi game, có hôm B chơi đến 3 giờ sáng, không chuẩn bị bài và 29 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  30. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo làm bài ở nhà, B ở nhà không tham gia bất cứ một công việc gì cho gia đình. Khi tôi có ngồi chia sẻ với em mới biết: Vì sao em B lại mê game đến vậy. Em chia sẻ: “Có lẽ là do lúc đầu em chỉ muốn vào chơi để có bạn cùng chơi, có người nói chuyện cho đỡ chán vì em không có ai để trò chuyện, để chia sẻ, để hỏi bài. Sau một thời gian chơi, không ai nhắc nhở em càng ngày càng dành nhiều thời gian cho chơi game”. Đến đây tôi nhận ra B rất cần sự yêu thương, chia sẻ cũng như sự uốn nắn kịp thời của mọi người, đặc biệt là của bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Từ đó tôi đưa ra biện pháp giáo dục đối với em B: Bố mẹ, thầy cô hãy dành tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ thường xuyên và uốn nắn kịp thời khi em làm chưa đúng; còn các bạn hãy gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ em B học bài trên lớp cũng như ở nhà. Sau một thời gian, em B đã trở thành một học sinh ngoan: Không đi học muộn, không còn chơi game, tham gia tích cực các hoạt động của lớp và em chăm chỉ học tập hơn. Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Trong năm học 2022-2023, tôi đã thay đổi về suy nghĩ cũng như thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan. Tôi nhận thấy điều đó là đúng đắn và nên thực hiện. Chính vì vậy mà trong năm học 2022 – 2023, tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp: “Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương”. Sau một thời gian áp dụng biện pháp đó tôi thấy các em học sinh của tôi càng ngày càng tiến bộ cả về ý thức rèn luyện đạo đức, cũng như là kết quả học tập và luôn tích cực rèn luyện; bản thân tôi thì không phải phiền lòng, không phải mất nhiều thời gian trên lớp nhắc nhở hay theo dõi sự rèn luyện của các em. Điều này càng được khẳng định qua kết quả thi đua tuần, thi đua tháng của lớp. Những tháng đầu lớp thường xếp ở tốp giữa của trường nhưng đến giữa kỳ 1 và sang học kỳ 2 lớp luôn đứng tốp đầu của trường; Đặc biệt là kết 30 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  31. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo quả rèn luyện cũng như kết quả học tập của các em trong năm học 2022-2023 cao hơn hẳn so với năm học 2021 – 2022. 1. Kết quả thi đua tháng của lớp ở năm học 2021-2022 (6A) và năm học 2022-2023 (7A) Kết quả thi đua tháng của Kết quả thi đua tháng của lớp 6A năm học 2021-2022 lớp 7A năm học 2022-2023 2. Kết quả học tập và rèn luyện của lớp trong 2 năm học: 2021 – 2022 và 2022-2023 Số HS Kết quả học tập Kết quả rèn luyện 33 Tốt Khá Đạt C.Đạt Tốt Khá Đạt C.Đạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3 9,09 10 30,3 19 57,58 1 3,03 23 69,7 5 15,15 3 9,09 2 6,06 Kết quả học tập và rèn luyện năm học 2021-2022 Số Kết quả học tập Kết quả rèn luyện HS 33 Tốt Khá Đạt C.Đạt Tốt Khá Đạt C.Đạt SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 5 15,15 15 45,45 13 39,4 0 0 30 90,9 3 9,1 0 0 0 0 Kết quả học tập và rèn luyện năm học 2022-2023 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến: Trong thời gian thực hiện biện pháp “Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương ” tôi thấy: Giáo viên thực sự trở thành người mẹ thứ hai, người bạn lớn, luôn đồng hành, sát cánh bên những học trò thân yêu của mình để khai đường, 31 of 36 8/20/2024, 1:09 PM
  32. Sáng kiến kinh nghiệm biện pháp Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo chỉ lối, dẫn dắt học sinh của mình tìm thấy con đường tươi sáng, tìm thấy mục tiêu, thấy thế giới này thật tốt đẹp. GVCN đã tạo được không khí vui vẻ, thân thiện, gần gũi trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. HS tin cô, yêu cô và muốn làm điều cô vui. Tôi thấy hạnh phúc mỗi khi đến trường, khi thấy HS của mình thay đổi từng ngày, các con tích cực, tự giác. Tình cảm cô và trò trở nên gần gũi, yêu thương nhau. Học sinh đã coi cô là người thân, người bạn lớn. Mọi thứ trở nên dễ dàng và nhẽ nhõm hơn vì chúng ta đều biết một quy luật tự nhiên “Có yêu mới thay đổi”. Sau một thời gian áp dụng biện pháp tôi nhận thấy học sinh của tôi mỗi ngày một cố gắng, tiến bộ hơn, tự giác hơn, có ý trí phấn đấu và rèn luyện hơn; đặc biệt là sự hạnh phúc mỗi khi đến trường đã ánh lên trong đôi mắt và khuôn mặt rạng ngời của các em. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai, có mức độ ảnh hưởng trong ngành. - Sáng kiến đã góp phần vào vào giải pháp “Làm thế nào để giáo dục học sinh chưa ngoan thật sự hiệu quả” ở đơn vị; Để có được kết quả giáo dục là từ học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan; - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã góp phần vào việc đưa ra câu trả lời cho những băn khoăn mà đã bấy lâu nay tôi cũng như giáo viên khác luôn đặt ra: Mình đã sai ở đâu? Có chỗ nào chưa đúng? Sao mình vất vả như vậy mà học sinh của mình vẫn chưa chăm, chưa ngoan, chưa tự giác như mình mong muốn? - Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành, đã tạo ra những con người có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng được yêu cầu xã hội hiện nay. - Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh chưa ngoan ở bậc THCS. 3. Kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lý. 32 of 36 8/20/2024, 1:09 PM