Sáng kiến kinh nghiệm Câu lạc bộ Stem văn học "Chúng em yêu thích thơ ca Việt Nam"

docx 25 trang ngohien 21/10/2022 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Câu lạc bộ Stem văn học "Chúng em yêu thích thơ ca Việt Nam"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cau_lac_bo_stem_van_hoc_chung_em_yeu_t.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Câu lạc bộ Stem văn học "Chúng em yêu thích thơ ca Việt Nam"

  1. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN I.TÊN SÁNG KIẾN: CÂU LẠC BỘ STEM VĂN HỌC “ CHÚNG EM YÊU THÍCH THƠ CA VIỆT NAM” (Số tiết thực hiện: 05 buổi ngoài giờ lên lớp - Lớp: 7A) II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn hoạt động ngoại khóa Thông tin chung về tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Ngày, tháng, năm sinh: 20 tháng 06 năm 1970 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn Địa chỉ nơi làm việc: Trường TH và THCS Lê Quý Đôn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Điện thoại DĐ: 0981.998.631, Email: nguyen phuonglqd70@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường TH và THCS Lê Quý Đôn Địa chỉ: Xã Độc Lập huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, ĐT: 0936552840. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 12 năm 2020 Lời cam đoan của người tham gia dự thi: Tôi xin cam đoan những giải pháp mà tôi đăng kí dự thi tại hội thi là của cá nhân tôi nghiên cứu và đã được thực nghiệm thành công, đã đăng trên youtube: Đường linh III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN Lí do thực hiện: STEM là tên gọi tắt của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Là hình thức dạy – học theo mô hình tích hợp và ứng dụng để tạo ra những sản phẩm bổ ích, thiết thực và lí Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 1
  2. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 thú. Stem Văn học là một lĩnh vực mới mẻ và khó so với các môn học khác, tuy nhiên nếu giaó viên dụng công tìm tòi, tích cực đổi mới, bỏ nếp nghĩ và thói quen dạy học truyền thống sẽ tạo được những hoạt động STEM Văn học lí thú, hấp dẫn và lôi cuốn người học. Sở dĩ có thể tạo được STEM Văn học bởi vì đặc trưng của Văn học là một bộ môn khoa học xã hội, là bộ môn khoa học về con người. Nó có thể tạo ra nhiều tích hợp liên môn và sản phẩm kĩ thuật khoa học, công nghệ từ việc giải mã những đặc điểm của ngôn ngữ văn chương, mang lại sự trải nghiệm sáng tạo cho người học. Từ xưa đến nay, con người đều khẳng định ngôn ngữ chính là thứ ma thuật lớn nhất, có khả năng tác động và làm biến đổi về chất đối với sự vật xung quanh, đồng thời nó mở rộng biên giới của mỗi con người về tâm hồn, trí tuệ. Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ có thể tác động đến tất cả vật chất và sự sống xung quanh ta. Thí nghiệm về lời nói làm cho nước nở hoa đơn giản là hàng ngày ta nói với bình nước những lời nhẹ nhàng, yêu thương, tích cực và ngọt ngào, thứ ngôn từ yêu thương ấy sẽ làm cho những phân tử nước kết thành những bông hoa đẹp. Ngược lại, nếu ngày ngày ta mắng nhiếc, chửi rủa, nói những lời thô tục thì nó sẽ kết thành những phần tử dị dạng, đáng sợ. Hay hiện tượng nấm mốc và nấm có lợi mọc trên bát cơm hoàn toàn trái ngược nhau khi ta có những hành vi ngôn ngữ khác nhau. Sức mạnh của ngôn ngữ lớn mạnh như vậy là do chức năng chân, thiện, mĩ của văn học. Sau đây là một số tài liệu được trích dẫn từ nguồn intenet để minh họa. Có rất nhiều người khác nhau đã thử thí nghiệm cơm như thế và các kết quả của họ đều khá thú vị. Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 2
  3. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Kết quả thu được sau hơn 1 tháng, trong thí nghiệm cơm do Tiến sỹ Masaru Emoto tiến hành Thí nghiệm cơm này đã được rất nhiều gia đình và nhà giáo trên khắp thế giới thực hiện, với kết quả y hệt như nhau.( tài liệu nguồn intennet)* Những thông điệp tốt đẹp, biết ơn và thánh thiện sẽ tương ứng với tinh thể nước tươi đẹp, cân đối và trong sáng. Trong khi những thông điệp của lòng căm hờn, nỗi đau và sự lo lắng sẽ tương ứng với những tinh thể nước xấu xí, vỡ nát, đen tối Những suy nghĩ khác nhau sẽ đem lại những mẫu nước kết tinh khác nhau. Tinh thể nước được nhận thông điệp “Tình yêu và Cảm ơn” Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 3
  4. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Tinh thể nước nhận thông điệp “Đồ ngu” Tinh thể nước bị nhận thông điệp “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày” Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 4
  5. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Kết quả cùng một nước nhưng cho nghe các loại nhạc khác nhau. Nhạc rock nặng làm tinh thể nước trông thật ghê sợ. Dùng tư tưởng để xử lý ô nhiễm nước Có những nhóm người đã thử sử dụng ý nghĩ để xử lý ô nhiễm nước. Hàng trăm người đã thể hiện ý nghĩ tốt đẹp trước một cái hồ bị ô nhiễm. Một vài ngày sau, những đám tảo mục nát trong hồ đã biến mất và nước hồ đã trở nên sạch hơn, và điều này kéo dài được 6 tháng. Những thí nghiệm này có thể gợi ý cho chúng ta thấy lý do tại sao ngày nay có nhiều thảm họa thiên nhiên đến như vậy. Trên thế giới có 7 tỷ người. Nếu tư tưởng của 1 tỷ người là xấu xa thì không chỉ hành vi của họ tàn phá thế giới mà ngay cả những suy nghĩ của họ cũng gây thảm họa cho thế giới. Bởi vì, ý nghĩ của chúng ta có thể thay đổi môi trường và thực tại, do đó khi chúng ta có những suy nghĩ tốt đẹp, nói chuyện ân cần, làm những việc tốt và sống tốt, ví dụ như hàng triệu người cùng cầu nguyện bằng những tư tưởng chính trực và nhân từ, thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này. Xin hãy nhìn xem những hình ảnh sau đây: Nước máy lấy tại Higashi Nihonbashi trước khi nhận được nguyện cầu Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 5
  6. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Nước máy từ chính chỗ đó nhưng sau khi nhận được thông điệp tốt lành trong 10 ngày Hình ảnh này được chụp 3 ngày sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở Tokaimura, Nhật Bản vào tháng 9/1999. Tinh thể của nước được lấy từ một cái giếng, cách hiện trường vụ tai nạn hạt nhân khoảng 400 mét. Chúng ta có thể thấy tác động rõ ràng của phóng xạ ở đây Hình ảnh của tinh thể nước cũng tại giếng đó, sau khi những thông điệp yêu thương và cảm thông được gửi tới nơi này Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 6
  7. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara trước khi được nguyện cầu. Nước ở đây ô nhiễm nặng. Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara sau khi được nguyện cầu Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra. Tinh thể nước cùng nơi đó 3 tháng sau, khi khu vực này được quan tâm chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới. Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 7
  8. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Nước máy tại Tokyo Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến Như vậy qua các thí nghiệm trên cho ta thấy lời nói chứa một năng lượng khổng lồ mà những người dạy Văn cần biết đến để khai thác, nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình tác động đến tư tưởng, nhân cách, đạo đức học sinh. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng cảm hóa của văn chương tới ý thức, hành vi và hệ thần kinh của con người. Nếu biết khai thác khả năng này đúng hướng ta có thể tạo nên những nhân cách con người tốt đẹp cho xã hội, giảm sự biến thái về nhân cách. Bởi chúng ta cũng biết trong lịch sử dân tộc và cuộc sống hàng ngày có những câu nói, bài thơ, tiếng hát có sức mạnh hơn cả ngàn cân, thay đổi cả một cuộc đời hay một dân tộc. Ngôn ngữ tác động đến tâm sinh lí, hệ thần kinh và hành vi con người một cách toàn diện vì vậy ta cần nghiêm túc nghiên cứu một cách cụ thể để tạo ra một môi trường ngôn ngữ nhân văn, thân thiện, lịch sự, văn minh đáp ứng được sự phát triển tâm lí tuổi học đường. Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng tư tưởng, lời nói, hành động của chúng ta có thể làm biến đổi thế giới vật chất và thế giới tinh thần của con người. Thí nghiệm về hai hũ cơm như nhau được bỏ vào hai chiếc hũ giống nhau nhưng sự biến đổi trong phản ứng của các hũ cơm khác nhau rất xa khi nó được đón nhận những thông điệp khác nhau của con người. 3.1. TÌNH TRẠNG ĐÃ BIẾT Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 8
  9. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Stem đã được áp dụng rộng rãi trong các môn dạy khoa học tự nhiên như toán, sinh, hóa, công nghệ Văn học ứng dụng khoa học công nghệ Stem đã có như áp dụng lý thuyết ba phân môn: Tiếng Việt, Văn, Tập làm văn để tạo lập văn bản trong các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì, hết kì, học sinh giỏi Mặt khác nó là nhân tố chính để tạo dựng các loại hình kịch bản, sân khấu, văn hóa văn nghệ, phim ảnh nghệ thuật. Tuy nhiên sản phẩm của nó là ngôn ngữ chứ không phải là sản xuất ra máy móc hay các sản phẩm trực quan. Bởi vậy một số người quan niệm là văn học không có Stem vì thiếu đi 4 yếu tố cần và đủ: khoa học công nghệ kĩ thuật và toán học. Cũng vì quan điểm đó nên một bộ phận giáo viên né tránh đến thuật ngữ Stem văn học. Hiện trạng của giải pháp trước khi áp dụng giải pháp mới là người dạy và người học tuân thủ theo chương trình và các nội dung biên soạn có sẵn trong sách giáo khoa và các sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo. Đây là một giải pháp quen thuộc đối với người dạy. Người học áp dụng lý thuyết tập làm văn sách giáo khoa để làm bài văn tạo lập văn bản. b. Đánh giá ưu, nhược điểm của giải pháp cũ Ưu điểm: Giải pháp đã quen thuộc đối với giáo viên. Nhược điểm: Người học chưa được trang bị về lý thuyết tổng quan logic, thiếu lí luận chung nên khi làm bài còn lúng túng khó khăn. Trong lịch sử vấn đề đã tích hợp giữa các phân môn và liên môn nhưng chưa có hướng dẫn tích hợp cụ thể trong các tiết học lý thuyết tập làm văn. Chương trình Ngữ văn thường cố định, ít có tính mở, việc phản ánh hiện thực cuộc sống còn chậm chưa thích ứng kịp thời. Người học chưa được thực hành vận dụng từng đơn vị lý thuyết nên thụ động. Trong quá trình làm bài thường phải áp dụng các bài văn mẫu dẫn đến thủ tiêu sự sáng tạo, máy móc, khuôn sáo trong cách làm và tư duy. Kĩ năng rỗng, do quen viết theo mẫu, sao chép, đạo văn. Lý thuyết không đi đôi với thực hành, văn chương không gắn liền với thực tế cuộc sống, làm giảm vai trò và vị thế của văn chương nói riêng và mất dần cái hay cái đẹp của Tiếng Việt. 3,2 MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT THỰC HIỆN Giải pháp mới nhằm khắc phục những nhược điểm trên, cải tiến những phương pháp và cách làm mới, tạo tư duy cho người học đồng thời phát huy sự sáng tạo tích cực của người học, gắn liền lý thuyết với thực hành. a. Thuyết minh về điểm mới, sáng tạo của giải pháp Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 9
  10. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Mục đích của giải pháp: Mục đích là đưa ra những giải pháp, những kĩ thuật, mô hình trải nghiệm trong Dạy – học văn theo hướng mới. Theo hướng tích hợp và kết nối trong làm văn và môn Ngữ văn trong nhà trường với cuộc sống. Nhằm cải thiện tình hình thực tế của môn Ngữ văn hiện nay, trả lại vị thế cho văn chương nghệ thuật trong và ngoài nhà trường, xứng đáng là kiến trúc thượng tầng xã hội. Chấm dứt xu hướng làm văn theo văn mẫu trong các sách tham khảo hoặc theo mẫu của thầy cô đã cho. Chấm dứt tình trạng học vẹt bài văn để chép lại khi làm bài hoặc đi thi. Chấm dứt thái độ học chống đối, bệnh chuộng thành tích trong giáo dục. Thay đổi nếp nghĩ về học văn, làm văn khi cho rằng học văn, làm văn không có quy trình, không có kĩ thuật, không có thao tác tư duy chỉ theo cảm hứng. Mặt khác đề tài này cũng đề cập đến nhiều phương pháp để kết nối Văn học với cuộc sống vì văn là đời, không thể tách biệt hoặc cố hữu. Thuyết minh về nội dung chính, điểm mới, điểm sáng tạo của giải pháp. Nội dung các giải pháp nghiên cứu gồm 5 hoạt động chính ( Trình bày cụ thể ở phần sau) 3.3 NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN a. Mục đích của giải pháp. Chương trình Ngữ Văn lớp 7 kì I có khá nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại, nhiều chủ đề với lượng kiến thức lớn cần nghiên cứu chuyên sâu để học sinh có thể vận dụng vào làm văn phát biểu cảm về tác phẩm văn học và nghị luận. Trau dồi, bồi dưỡng năng khiếu học sinh giỏi và tổng hợp kiến thức cho phần nghị luận về tác phẩm văn học. Đồng thời tích lũy kiến thức để làm bài tập đọc hiểu, giải quyết phần ôn tập tổng hợp kiến thức thi THPT. Thực tế cho thấy trong quá trình học, học sinh thường dễ nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức. Đồng thời còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng những kiến thức đã đọc, đã học để làm bài đọc – hiểu và làm văn về những bài thơ ca của dân tộc Việt Nam. Do vậy việc nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học hay viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học để từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân là việc còn hạn chế. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng nhận ra chân lý của việc dạy và học Văn không phải là thôi thúc các em viết theo những bài văn mẫu để đi thi mà là giúp các em chuyển biến về tâm hồn, nhân cách, tạo ra những giá trị cuộc sống, liên kết giữa văn chương với thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm lý thú trong từng hoạt động. Tôi mong muốn và hy vọng học sinh hệ thống được lượng kiến thức đã học trong chương trình sách giáo khoa từ đó tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm ngoài sách giáo khoa thuộc ca dao dân ca, thơ ca trung đại Việt Nam. Từ những suy Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 10
  11. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 nghĩ trên, tôi đã nghiên cứu để tư vấn các em học sinh khối lớp 7 ra mắt câu lạc bộ STEM Văn học này. b. Nội dung của giải pháp b1.Nội dung chung - Nội dung kiến thức mới/cũ bao hàm ở các bài học: + Thơ ca dân gian: Ca dao dân ca + Thơ ca trung đại Việt Nam chữ Hán + Thơ ca trung đại Vệt Nam chữ Nôm - Kiến thức liên quan: + Các bài tập Đọc – hiểu + Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ, chùm thơ + Nghị luận về ý kiến bàn về văn học về tác phẩm văn học - Liên kết các môn học: Vẽ kĩ thuật + Âm nhạc, sân khấu hóa + Vẽ mỹ thuật +Thiết kế kiến trúc b 2. Nội dung cụ thể Kiến thức - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam: Ca dao dân ca và thơ ca trung đại chữ Hán, chữ Nôm. - Hệ thống được những kiến thức cơ bản về các tác giả, các tác phẩm Văn học Việt Nam ở giai đoạn này Kỹ năng - Hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. - Vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống. Thái độ - Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn trong học tập. Phát triển năng lực, phẩm chất - Năng lực chung: Giao tiếp, ứng xử, tư duy, tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: cảm thụ thẩm mỹ, diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và chia sẻ. - Phẩm chất: yêu thích thơ ca dân tộc, yêu nước, yêu quê hương và văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Phương tiện, phương pháp, kĩ thuật - Sách giáo khoa, máy tính, kịch bản dạy học chủ đề - Bài soạn (in và điện tử), phiếu học tập, bảng thống kê số liệu, phiếu khảo sát, Nhật kí theo dõi hoạt động nhóm Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 11
  12. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động 1 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ lên lớp): Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề thơ ca dân gian. 1. Mục đích - Để dễ dàng, thuận tiện cho việc ôn tập kiến thức Văn học lớp 7 từ tuàn 1 đến tuần 10, mỗi học sinh cần phải nắm rõ thông tin về tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm cũng như những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh tìm hiểu đúng, phân loại đúng thể loại các tác phẩm trong chủ đề. - Học sinh có hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề trên. 2. Nội dung (cách thức thực hiện, nhiệm vụ GV và HS thực hiện như thế nào?) - Giáo viên cùng học sinh tiến hành khảo sát ngữ liệu chương trình Ngữ văn 7 học kì I (từ tuần 1 đến tuần 10), các tác phẩm thuộc giai đoạn thơ ca dân gian và thơ ca trung đại Việt Nam. - Học sinh các nhóm tập hợp ý kiến thảo luận về những vấn đề cần giải quyết, ghi chép lại trong nhật kí hoạt động nhóm. - Giáo viên xây dựng phiếu khảo sát, tiêu chí đánh giá 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - Sản phẩm sân khấu hóa ca dao dân ca: Sản phẩm này sẽ liên kết 04 bài ca dao dân ca thành một vở kịch theo cấu trưc STEM – Cành cây tích hợp và liên môn) - Sản phẩm tích hợp nghiên cứu về tác động của ngôn ngữ và tình cảm giữa tác phẩm văn học và thí nghiệm về hai hũ cơm – Công bố kết quả làm thí nghiệm về hai hũ cơm, đưa vật thật để trưng bày giới thiệu STEM Văn học. ( trong hai hũ cơm đó, hũ cơm nở hoa đẹp là hũ cơm ngày ngày được nghe ca dao dân ca, thơ và nhạc trũ tình) - Cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam (ca dao dân ca và thơ ca trung đại) dưới dạng một sản phẩm bằng giấy Cotton phục vụ cho việc tra cứu thông tin các phẩm văn học giai đoạn này: Có thể hình tròn xoay hoặc hình chữ nhật nhưng phải đảm bảo tiêu chí dễ làm, dễ sử dụng, có tính thẩm mỹ, tra cứu ngẫu nhiên. Kích thước của sản phẩm phải phù hợp với số lượng tác phẩm tra cứu sẽ lưu trữ tại sản phẩm. 4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động Bước 1: - Giáo viên cùng học sinh tiến hành khảo sát ngữ liệu chương trình Ngữ văn học kì I phần ca dao dân ca gồm: + Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người. +Những câu hát về tình cảm gia đình + Những câu hát than thân +Những câu hát châm biếm Bước 2: Học sinh các nhóm tập hợp ý kiến thảo luận về những vấn đề cần giải quyết: + Cần có một hình thức ôn tập các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn văn học dân gian và thơ ca trung đại hấp dẫn, bổ ích. + Cần hệ thống hóa lượng kiến thức đã học dưới hình thức sơ đồ tư duy + Thay đổi cách ôn tập truyền thống bằng hình thức trò chơi + Xây dựng ý tưởng, lựa chọn mô hình sản phẩm sẽ thực hiện Bước 3: Các nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm Bước 4: Giáo viên xây dựng phiếu khảo sát, tiêu chí đánh giá Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 12
  13. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động nhóm). Tiêu chí Điểm tối Điểm đạt được đa Xây dựng ý tưởng 3đ Lựa chọn hình thức mô hình sản phẩm hợp lý, 3đ khoa học Phân công nhiệm vụ các thành viên cụ thể, hợp lý 2đ Có nhật kí, ghi chép hoạt động nhóm 2 đ Hoạt động 2 (thời lượng: 01 buổi ngoài giờ lên lớp): Nghiên cứu kiến thức nền thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm – bài thơ “ Bánh Trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 1. Mục đích - Học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học liên quan đến việc thiết kế cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn Nam: thơ ca trung đại chữ Nôm : bài thơ “ Bánh Trôi nước” - HS xác định được sự liên kết của các kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề đặt ra. 2. Nội dung (cách thức thực hiện, nhiệm vụ GV và HS thực hiện như thế nào?) - Để tạo ra được bản thiết kế cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam thơ ca trung đại Việt Nam chữ Nôm, học sinh cần phải có kiến thức về các nội dung: + Tác phẩm đọc hiểu chính: - Khảo sát ngữ liệu chương trình Ngữ văn học kì I phần thơ ca trung đại Việt Nam gồm: + Thơ ca trung đại Việt Nam chữ Nôm gồm: “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. + Tác phẩm ngoài chương trình sách giáo khoa có sử dụng để liên hệ với các tác phẩm cùng giai đoạn thuộc các sáng tác cùng chủ đề đối với thơ ca dân gian và giai thoại văn học, những bài thơ ngoài chương trình của các nhà thơ trung đại Việt Nam. - Phân loại được tác phẩm nào thuộc nội dung chính khóa, đọc thêm hay cần những tác phẩm nào ngoài sách giáo khoa để hỗ trợ cho sản phẩm được phong phú hơn. - Tính toán kích thước sản phẩm, tính toán tỉ lệ các ô chứa dữ liệu sẽ tra cứu của sản phẩm 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh -Học sinh liệt kê được các tác phẩm cần thống kê để đưa vào sản phẩm. Thơ ca trung đại Việt Nam chữ Nôm gồm: “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. - Sân khấu hóa bài thơ để thấy được nét tính cách và tài thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương. - Giaỉ mã ngôn ngữ học : Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” qua từ “ Thân em”. Gv thay từ “ Thân em” = từ “ Bánh này” ; thay từ “với nước non” = từ “ở trong xoang” để học sinh nhận biết được kết quả thay đổi ngôn ngữ đã làm bài thơ không còn tính đa nghĩa mà chỉ đơn thuần là vịnh chiếc bánh trôi nước. - Tạo thư viện mini về thơ Hồ Xuân Hương. - Thi ứng tác thơ Hồ Xuân Hương. 4. Các bước thực hiện/cách thực hoạt động (hướng dẫn hoạt động cho HS trong các bước) Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 13
  14. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 Bước 1: HS làm việc nhóm để thảo luận các kiến thức liên quan tới việc thiết kế cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam Bước 2: HS tự đọc và nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm với các bạn về các nội dung kiến thức liên quan Bước 3: Học sinh biên soạn nội dung cần trình bày trong cẩm nang theo định hướng của giáo viên Bước 4: Giáo viên chốt lại các kiến thức cơ bản, quan trọng (đã học, hoặc kiến thức mới vừa tìm hiểu) cho học sinh 5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của nhóm). Tiêu chí Điểm tối Điểm đạt được đa Số lượng tác phẩm khảo sát được đầy đủ, chính 3đ xác Phân loại chính xác (tác phẩm chính khóa, đọc 2đ thêm, ngoài sách giáo khoa) Nội dung chính về nội dung và nghệ thuật của các 5đ phẩm Văn học giai đoạn văn học dân gian (thơ ca) và thơ ca trung đại. Hoạt động 3 (thời lượng: 01 buổi): Giải quyết vấn đề 1. Mục đích HS đưa ra được ít nhất một giải pháp giải quyết vấn đề thiết kế Cẩm nang các tác phẩm Văn học Việt Nam bài thơ “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. 2. Nội dung - Giải pháp 1: Thiết kế hình tròn dạng vòng xoay như một ổ đĩa thông tin để tạo độ ngẫu nhiên trong quá trình tra cứu cẩm nang. Phần chứa thông tin các tác phẩm sẽ thiết kế thành các thẻ gắn xung quanh vòng tròn. - Giải pháp 2: Thiết kế hình chữ nhật dạng ngôi nhà thông tin, phía trước là các ô thẻ thông tin tác giả, tác phẩm. Mặt sau là phần tra cứu thông tin nội dung và nghệ thuật tác phẩm. 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - Khung cảnh Đèo Ngang qua tranh vẽ của học sinh và thuyết minh tranh - Bản thiết kế cẩm nang hình tròn dạng vòng xoay bằng giấy Cotton (nhóm 1) - Thiết kế sơ đồ tư duy bài học. - Làm bài toán khảo sát về niêm, luật, vần ,đối của bài thơ để đi đến kết luận: Thơ bà huyện chỉnh về niêm, luật ,vần ,đối được coi là khuôn vàng thước ngọc củ thơ ca trung đại Việt Nam, điều đó chứng tỏ tài thơ và phong cách thơ trang nhã, điêu luyện của bà. + Nỗi buồn trong thơ bà Huyện. Hoạt động động não: Lí giải vì sao trong chuyến hành trình từ Bắc vào Nam dài đằng đẵng nhưng đến Đèo Ngang bà huyện lại xúc cảm tột độ như nhuộm cả không gian cảnh vật nơi đây? - Tạo tranh minh họa để so sánh Đèo Ngang trong thơ bà huyện và Đèo Ngang hiện nay- tích hợp kiến thức lịch sử, giai thoại văn học. - Bản thiết kế cẩm nang hình chữ nhật bằng giấy Cotton. 4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động Bước 1: HS thảo luận nhóm về giải pháp Bước 2: Các nhóm HS đề xuất giải pháp thiết kế cẩm nang trên cơ sở tính toán kích Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 14
  15. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 thước, hình dáng của cẩm nang. Bước 3: GV xác nhận cách thức giải quyết tình huống và các đề xuất giải pháp của học sinh 5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của nhóm) Tiêu chí Điểm tối Điểm đạt được đa Đề xuất giải pháp phù hợp, có tính khả thi 5đ Thảo luận nhóm khách quan, thống nhất ý kiến 5đ xây dựng giải pháp Hoạt động 4 (thời lượng: 1 buổi ngoài giờ học): Thiết kế sản phẩm bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 1. Mục đích HS thiết kế Cẩm nang các tác phẩm “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến - thơ ca trung đại. 2. Nội dung Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế cẩm nang các tác phẩm Văn học thơ ca trung đại Việt Nam “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến – nhóm 3 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh - Sản phẩm Cẩm nang hình tròn dạng vòng xoay bằng giấy Cotton (nhóm 3) - Sản phẩm Cẩm nang hình chữ nhật bằng giấy Cotton. - Giai thoại của Nguyễn Khuyến về tình bạn. - Tranh minh họa cuộc sống của Nguyễn Khuyến và quê hương – thi ứng đối tranh. - Kịch: Bạn đến chơi nhà. - Tìm một số tập hợp: + Vườn cảnh Việt Nam trong bài thơ. + Thuần phong mĩ tục của người Việt Nam trong bài thơ. - Lối sống ở ẩn nhàn cư của Nguyễn Khuyến trong bài thơ. -Giaỉ mã chủ đề văn bản và tính liên kết của văn bản trong bài thơ qua một số từ ngữ: “ bác” ; “ nhà” và cụm từ “ ta với ta”. 4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động Bước 1: Học sinh thảo luận nhóm để dự kiến các nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm, và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm 3. Nguyên vật liệu: 5 bìa Cotton, 3 tờ giấy roki A0, 4 xấp giấy màu, 1 hộp que gỗ, 20 tờ giấy A4, 2 cuộn băng keo, 3 cây keo nến, kéo, bút lông, thước dây, 02 con ốc vít loại lớn. Bước 2: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao Bước 3: Các nhóm học sinh thiết kế hoàn chỉnh mô hình Quy trình thiết kế cẩm nang các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn văn học dân gian ( phần ca dao dân ca) và thơ ca trung đại. -Đo đạc, chia tỉ lệ các mảnh ghép, khung sản phẩm. -Bọc khung sản phẩm bằng giấy roki -Thiết kế các thẻ thông tin bao gồm những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 15
  16. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 -Thiết các ô chứa dữ liệu tên tác giả, tên tác phẩm. Tạo tính ngẫu nhiên bằng cách đục các lỗ trên mặt trước của khung sản phẩm -Gắn các thẻ thông tin, thẻ dữ liệu tên tác giả- tác phẩm vào vị trí đã lựa chọn -Trang trí bằng màu nước, giấy màu Bước 4: Giáo viên quan sát hỗ trợ và tư vấn cho học sinh cách thức thiết kế thành công sản phẩm 5. Tiêu chí đánh giá của hoạt động (dùng để đánh giá hoạt động của Nhóm) Tiêu chí Điểm tối Điểm đạt được đa Sản phẩm hoàn thành theo đúng kế hoạch bản 5đ thiết kế Sản phẩm có thể đưa vào sử dụng thực tế 5đ Hoạt động 5 (thời lượng: 01 buổi sinh hoạt câu lạc bộ): Chia sẻ và thảo luận TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ STEM VĂN HỌC. 1. Mục đích - Học sinh bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm, góp phần hoàn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân học sinh. - Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và cùng nhau tiến bộ -Tạo ra sân chơi trí tuệ : CÂU LẠC BỘ STEM VĂN HỌC. 2. Nội dung Học sinh chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm để các nhóm hoàn thiện sản phẩm 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Các góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm 4. Các bước thực hiện/cách thức hoạt động Bước 1: Ban chủ nhiêm cau ạc bộ lên làm việc - MC giới thiệu chương trình và điều khiển hoạt động của câu lạc bộ - Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. - Các thành viên trong nhóm thể hiện sản phẩm tạo được. - Tìm người đạt danh hiệu : Kiện tướng cẩm nang thơ. - Cố vấn chương trình (gv dạy bộ môn) lên nhận xét và rút kinh nghiệm cho các nhóm. - Trao giải thưởng. - MC: Công bố chương trình câu lạc bộ lần sau tổ chức ở cuối kì I: ĐÊM SÔNG NHƯ NGUYỆT VÀ HÀO KHÍ ĐÔNG A HƯỚNG DẪN TƯ VẤN MỘT SỐ CẨM NANG VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY. Nhóm 1: Cẩm nang hình tròn - Chọn một thẻ bất kì ở mặt trước sản phẩm, trên thẻ có tên tác giả, người sử dụng phải đọc được tên tác phẩm tiêu biểu của tác giả đó được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7. - Kiểm tra lại thông tin tác giả, tác phẩm bằng cách lật mặt giấy trên các ô thẻ - Tra cứu thông tin về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó bằng cách rút các thẻ Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 16
  17. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 phía trên vòng tròn đã được sắp xếp thành 2 lớp (màu xanh nhạt trên đầu thẻ là thẻ nội dung, thẻ xanh đậm là thẻ nghệ thuật) Nhóm 2: Cẩm nang hình chữ nhật - Chọn ngẫu nhiên 1 thẻ gỗ trong hộp thẻ hoặc trong bao bì tem thư, trên thẻ/ bao bì có ghi 1 câu hỏi. - Tra mã thẻ trên hộp cẩm nang để biết tên tác giả cần tìm. - Người sử dụng phải đọc được bài ca dao cần tìm – phát biểu cảm nghĩ của mình. - Tra cứu thông tin về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó bằng cách rút các thẻ phía mặt sau của hộp cẩm nang. Bước 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu điểm, nhược điểm của các sản phẩm. Bước 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm. Bước 4: Giáo viên xác nhận các góp ý thảo luận của học sinh Nhóm 4: Tạo hình ảnh Cổ Nguyệt Đường và thư viện mini về Hồ Xuân Hương. Tiêu chí Điểm tối Điểm đạt được đa Kích thước phù hợp 1đ Độ bền sử dụng 1đ Tính thẩm mĩ 1đ Tính ngẫu nhiên 2đ Tính khoa học 2đ Tính chính xác 2đ Tính thực tiễn 1đ PHỤ LỤC 1.Chủ nhiệm câu lạc bộ: - Hoàng Yến Lâm - Nguyễn Ngọc Hà - Nguyễn Bảo Ngọc 2.Phân công nhiệm vụ nhóm STT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Phương Trưởng nhóm 1 Chịu trách nhiệm chung về Anh – TN Thư kí: việc tổ chức nhóm thiết kế sản Phạm Lê Thu Hiền phẩm. TK Thuyết trình sản phẩm 2 NguyễnTrần Bảo Ghi chép nhật kí hoạt động Anh – TN. nhóm, các biên bản thảo luận Nguyễn Ngọc Hà Trưởng nhóm 2 nhóm, các ý kiến đóng góp Tk Thư kí hoàn thiện sản phẩm 3 Bùi Thu Uyên- TN Trưởng nhóm 3 Tìm hiểu, biên soạn nội dung Nguyễn Thu Hà Tk Thư kí các thẻ thông tin Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 17
  18. Báo cáo biện pháp dự thi giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2020 - 2021 4 Nguyễn Bảo Ngọc- Trưởng nhóm 4 Trang trí khung sản phẩm, ghi TN Thư kí nội dung thông tin lên thẻ tra Nguyễn Thị Thùy cứu Trang Yến Lâm Lớp trưởng Giới thiệu chương trình. Ghi MC hình, dựng phim về quá trình thực hiện sản phẩm của nhóm 2. Dự trù kinh phí STT Nội dung Số Đơn giá Thành tiền lượng 1 Giấy A0 8 tờ 5.000 đ/tờ 40.000đ 2 Bút dạ và màu 4 cái 5.000đ/cái 20.000đ 3 Giấy màu 5 xấp 10.000đ/tờ 50.000đ 5 Băng keo 3 cuộn 10.000đ/cuộn 30.000đ Phần - Một giải nhất 50.000đ 130.000 đ thưởng - Một giải nhì - 02 giải ba 40.000đ 20.000đ/ một giải Thuê - 300.000 đ 300.000 đồng trang phục cho 03 kịch bản Tổng tiền: 570.000đ VII. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM Chủ sở hữu trí tuệ: Nguyễn Thị Phương Trường TH và THCS Lê Qúy Đôn 18