Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh

doc 23 trang Linh Nhi 26/12/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_tron.doc
  • docBia.doc
  • docDon yeu cau cong nhan sang kien.doc
  • docmuc luc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh

  1. LỜI NÓI ĐẦU “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói như vậy, theo tôi hiểu nghề dạy học cao quí nhất bởi vì sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, nghề giáo viên sáng tạo nhất bởi “ nguyên liệu sản xuất” là con người mà con người là trung tâm, là hạt nhân của mọi hoạt động xã hội , bản thân mỗi người chứa đựng sự sáng tạo, năng động, hoàn hảo. Con người có thể tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm và tinh hoa của nhân loại, phân tích, xử lý các thông tin từ đó phát minh ra những cái mới phục vụ cho cuộc sống cho xã hội và là thay đổi xã hội. Để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, những con người có ích những nhân cách hoàn thiện thì tất cả các lực lượng giáo dục phải hết sức nỗ lực cố gắng không ngừng mà lực lượng trọng tâm nòng cốt là người giáo viên. Trong tất cả các giáo viên vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh chính là giáo viên chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất, có tác động mạnh mẽ đến học sinh nhất. Thực tế cho thấy người giáo viên chủ nhiệm giỏi tổ chức lớp, giỏi uốn nắn học sinh, có tâm huyết luôn có các tập thể học sinh thành đạt cho dù các học sinh của lớp không giỏi, họ luôn tạo ra các tập thể đoàn kết, có ý chí vươn lên, có nề nếp kỷ cương. Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm thành công yêu cầu trước hết là phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết, say mê với nghề, yêu trẻ và bên cạnh đó cần có phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giáo dục, có sự linh hoạt và sáng tạo trong giáo dục, với kinh nghiệm của bản thân tôi xin viết đề tài: “Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh”. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đồng chí trong hội đồng giáo dục nhà trường, ý kiến của các em học sinh đã gúp tôi hoàn thành tài liệu này. Tài liệu không tránh khỏi các thiếu sót rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để tài liệu ngày càng hoàn thiện và có giá trị thực tế. 1
  2. Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Trong công tác giáo dục nói chung công tác chủ nhiệm nói riêng, từ nhiều năm nay giáo dục hoc sinh chậm tiến về mọi mặt và xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí trong nhà trường luôn là vấn đề mà nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm quan tâm và trăn trở. Để thực hiện được điều đó thì mỗi giáo viên phải chủ động trong việc phối hợp với nhà trường, với giáo viên bộ môn, kết hợp với gia đình, tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp, ngoại khoá để đánh giá chính xác kết quả tu dưỡng mọi mặt của từng học sinh. Song để phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của học sinh trong lớp mình chủ nhiệm thì phải có những phương pháp, kinh nghiệm riêng để đưa tập thể trở thành một tập thể tốt về mọi mặt. Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Rồi các tệ nạn xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ 2
  3. bạc, ma túy có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình .mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. Chính vì vậy tôi viết đề tài “Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh” 2. Tính mới của sáng kiến Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. 3
  4. Phần 2. NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở khoa học của sáng kiến. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến Quá trình giáo dục là toàn bộ hoạt động tổ chức giáo dục của các cơ quan chức năng làm công tác giáo dục thế hệ theo một chương trình có mục tiêu, nội dung kế hoạch hoạt động chặt chẽ, tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm phát triển tối đa những tiềm năng ở mỗi em học sinh để chúng có cơ hội trở thành người có nhân cách phát triển toàn diện. Đối tượng của quá trình giáo dục là thế hệ trẻ, việc phát triển tiềm năng ở lứa tuổi này rất quan trọng đối với chiến lược phát triển nguồn lực người, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện được điều đó thì chương trình giáo dục phải được hoàn thiện có hệ thống toàn diện và theo một kế hoạch chặt chẽ. Nội dung giáo dục và giảng dạy phải đảm bảo tính cân đối và vừa sức với mục tiêu phát triển tối đa tiềm năng của mỗi người vỡ thế việc xây dựng phát triển giáo dục ở trung học cơ sở cũng như việc thực hiện quá trình giáo dục nhân cách học sinh trung học cơ sở vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung vừa phải có những nguyên tắc riêng phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cần phát huy vai trò chủ thể của học sinh và năng lực tự quản của tập thể. Tổ chức tự quản của tập thể học sinh, xây dựng tập thể học sinh như lớp học, trường học, tổ chức đội thiếu niên, thanh niờn xây dựng tập thể đáp ứng bốn đặc điểm: + Có mục đích hoạt động thống nhất + Có chương trình hoạt động cụ thể + Có đội ngũ tự quản đủ năng lực + Có dư luận tập thể lành mạnh 4
  5. Phải đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đó là một trong những nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện. Phải đảm bảo tính thống nhất xã hội hóa giáo dục Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì vẫn được duy trỡ ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc đều phải được hoàn thành tốt. Sự phát triển về nhận thức, về nhân cách của người giáo viên chủ nhiệm. Khả năng tiếp thu kiến thức của hoc sinh chỉ thực sự hiệu quả khi đó là một “tập thể đoàn kết vững mạnh” và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi trò. Trong lớp học cần phải tạo ra một không gian sư phạm ấm cóng. Những yêu cầu về việc thực hiện nội quy lớp học cần phự hợp và duy trì đều đặn giáo viên chủ nhiệm luôn tạo điều kiện, khuyến khích động viên những học sinh của mình phát huy hết khả năng, năng lực học tập, năng lực công tác và các năng lực làm việc khác, cần phát hiện sớm để hạn chế những biểu hiện chưa tích cực của học sinh, luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết, tin cậy và biết yêu thương lẫn nhau giữa các hoc sinh trong lớp. Khi tiếp nhận một tập thể lớp thì trong ngày đầu ra mắt hoc sinh người thầy cần chuẩn bị chu đáo từ tư thế, trang phục, nội dung để tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt trò. Tất cả các em học sinh đều mong muốn có được có một giáo viên chủ nhiệm mẫu mực. Đó là những đòi hỏi hết sức đúng đắn và đáng chân trọng, để mỗi người giáo viên trên phương diện chủ nhiệm lớp luôn phấn đấu. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lý học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục do nhà trường đặt ra. Giáo viên chủ nhiệm được coi là “Hiệu trưởng” của một lớp, là người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh và giúp đỡ học sinh phát triển đúng hướng. 5
  6. Giáo viên chủ nhiệm là người có chức năng quản lý giáo dục toàn diện học sinh của lớp, quản lý và giáo dục học sinh là hai mặt thể thống nhất nó có liên kết trực tiếp với nhau. Để giáo dục tốt phải quản lý tốt, quản lý tốt sẽ giúp giáo dục tốt. Biết tổ chức cho tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn cho tập thể lớp, có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp điều khiển mà biết bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp để cho các em trực tiếp điều hành các hoạt động chung của lớp. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục Giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh hội những nghị quyết và tư tưởng chỉ đạo của nhà trường tới lớp chủ nhiệm. Là người bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, có quyền phản ánh với hiệu trưởng và nguyện vọng của học sinh để có giải pháp giải quyết phù hợp kịp thời có tác dụng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải đỏnh giỏ kết quả rốn luyện của học sinh và tập thể lớp. Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với quá trình học tập rèn luyện và phát triển nhân cách của học sinh. Và sự đánh giá khách quan chính xác và đúng mực là một trong những điều kiện quan trọng để thầy và trò điều chỉnh mục đích kế hoạch hành động cho cả lớp và cho mỗi thành viên. Việc đánh giá này được thông qua nhiều kênh đánh giá: tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn Nắm chắc mỗi đặc điểm của học sinh như hoàn cảnh, đặc điểm về thể chất tâm lý, tính cách và hành vi đạo đức, năng khiếu, sở thớch là hết sức quan trọng và cần thiết. Nắm vững những đặc điểm trên giáo viên có thể lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy những mặt mạnh sẵn có ở mỗi em, đồng thời hình thành và phát triển thêm những phẩm chất để xây dựng cho các em cuộc sống tâm hồn và tình cảm phong phỳ, 6
  7. có cách nghĩ trong sáng, có tấm lòng cao cả và nhân hậu, có năng lực và sức khoẻ dồi dào để thích ứng cuộc sống độc lập và đáp ứng yêu cầu của thời đại. 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến Nhìn vào thực tế xã hội hiện nay không ít người tỏ ra lo ngại với lối sống và đạo đức của lớp trẻ từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, đầu tóc, đến các mối quan hệ xã hội, bạn bè, gia đình và đôi khi mọi người không ngần ngại đưa ra nhận xét “ Thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao nhưng trình độ văn hoá thấp” hay “ Học sinh bây giờ thật khó giáo dục” Song nếu bình tĩnh phân tích và suy nghĩ chúng ta có thể dễ nhận ra những biểu hiện đó chỉ là các hiện tượng nhất thời, bồng bột, đua đòi và tập chung vào số ít các đối tượng thanh niên, còn nhìn chung thanh niên ngày nay đều năng động và có lối sống lành mạnh, có tinh thần đấu tranh phê phán những cái xấu, tiếp thu có tính chọn lọc cao và tương đối “ khó tính” trong lối sống. Hàng ngày tiếp xúc với học sinh chúng ta có thể nhận thấy rất rõ điều này, trong 4-5 trục học sinh trong lớp chỉ có một vài học sinh có biểu hiện không đúng đắn còn lại đa số học sinh rất nghiêm túc, khi được hỏi hoặc được nói về đạo đức, lối sống các em tỏ ra có nhận thức xâu sắc và có chính kiến. Điều đó cho phép chúng ta yên tâm với các đối tượng giáo dục của mình. Học sinh ngày nay có khả năng nhận thức cao, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là với các hoạt động xã hội.Chúng ta dễ nhận thấy một ngịch lý là học sinh có thể nhớ nội dung của một bộ phim dài và dễ dàng đưa ra các bình luận chính xác, sáng tạo về các nhân vật yêu thích nhưng lại không thuộc và phân tích được 3-4 câu thơ, các em có thể nhìn và bắt chước nhanh chóng các động tác khiêu vũ trong một bài hát nhưng không thuộc được vài động tác thể dục, các em có thể thành thạo ngay một trò chơi điện tử khó khăn về thao tác, chiến thuật nhưng không thể học được cách gõ văn bản của môn tin, có thể hát rất tốt và thích nghe nhạc nước ngoài nhưng lại không thể viêt hoặc nghe vài từ tiếng anh như vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi “ Tại sao học sinh có thể nhận thức nhanh chóng một vấn đề xã hội mà không thể nhanh chóng nhận thức một vấn đề khoa học? Tại 7
  8. trình độ nhận thức của học sinh hay tại phương pháp và cách thức truyền tải của giáo viên? Do các vấn đề khoa học quá khó hiểu hay do các vấn đề này không có gì lôi cuốn? Có thể thấy và đánh giá rằng lớp trẻ ngày nay có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, đa số các em chấp hành đầy đủ các nội qui học sinh và các yêu cầu do tập thể đưa ra một cách tự nguyện, tự giác, có khả năng tự xây dựng các kết cấu tổ chức và thực hiện có bài bản các qui tắc đó, phần lớn các học sinh đều có ý thức vươn lên trong học tập rèn luyện, có ý thức trong việc xây dựng tập thể, đóng góp cho gia đình, nhà trường và xã hội chúng ta có thể quan sát điều này thông qua các hoạt động tập thể như thi văn nghệ, thi thể thao, trong các hoạt động thi đua, tuy nhiên một trong những nét nổi bật của học sinh ngày nay là không thích bị gò bó, ép buộc. Chương 2 Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ ở cấp THCS là đoàn đội, hội CMHS, BGH, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh cãi lại, nói sấu thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm 8
  9. trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, dùng thước đánh học trò trong lớp, dùng từ ngữ mỉa mai chửi bới HS, bắt viết 100 lần bản tự kiểm điểm v.v Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v Chương 3 Những giải pháp mang tính khả thi Trước hết phải xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy(cô) phụ trách Đội, có “một phần” nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy ! Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ Nhưng thực tế không như ta mong muốn. Trong cái tốt nhất phải có một vài điểm chưa tốt, với tập thể lớp ta thường gặp những “học sinh cá biệt” luôn làm “đau đầu” giáo viên phụ trách. Trong nhóm “học sinh cá biệt” ta nên phân biệt có hai loại: học khá giỏi nhưng ưa nghịch và học dở nhưng thích “quậy”. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường quan tâm lớp mình có bao nhiêu học sinh khá giỏi và bao nhiêu cô, cậu có thành tích“bất hảo” để chiếu cố. Vấn đề đặt ra là : 1. Làm thế nào để đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp (BCH Chi đội)? Vì đây là cánh tay phải đắc lực của GVCN. Lớp có hoạt động, phong trào tốt thì đội ngũ cán bộ lớp phải tốt. Công việc này GVCN nào cũng có thể chọn cho mình thành phần “nội cát” theo ý riêng. Tiêu chuẩn đầu tiên cán bộ lớp theo tôi phải là những học sinh: 1 Học khá, giỏi ( để lời nói có trọng lượng). 2 Đạo đức, tác phong tốt ( làm gương cho bạn khác noi theo). 3 Nhiệt tình và có trách nhiệm với tập thể (để quán xuyến, chỉ đạo lớp ). 9
  10. 4 Năng lực lãnh đạo. Năng lực này nhiều khi các em vốn có (do làm cán bộ lớp nhiều năm) hoặc do giáo viên bồi dưỡng. Muốn vậy, đầu năm khi bầu xong cán bộ lớp, GVCN phải cho các em dự lớp tập huấn do Liên đội tổ chức hoặc chính GVCN trang bị cho các em: hướng dẫn cách thức, lề lối làm việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Để lời nói các em có trọng lượng trước tập thể, các bạn phục tùng làm theo, GVCN phải làm tư tưởng trước lớp: giao quyền cho các em xử lý những sai phạm của tập thể (ghi sổ báo lại cho GVCN) hoặc những vấn đề chung của lớp cần hỏi ý kiến của bạn Lớp trưởng, lớp phó, ủy viên như thế nào ? Để từ đó các em có “uy” trước tập thể ( công việc này không nên giao hẳn mà GVCN phải giám sát, nếu sai phải uốn nắn, còn đúng thì cứ thế mà làm ). Có như thế các em cán bộ lớp mới có chỗ dựa mà mạnh dạn lãnh đạo lớp. Trong thực tế vẫn có những cán bộ lớp xin “nghỉ việc” vì ngại khổ, đụng chạm dễ làm mích lòng bạn bè, ảnh hưởng đến việc học trường hợp này GVCN phải gặp riêng phân tích, động viên các em. Cũng như khi các em mắc khuyết điểm, một mặt gặp riêng nhắc nhở và trước lớp phải xử lý như bao bạn khác. Có như thế các em không ỷ lại, tự điều chỉnh hành vi của mình cho đúng và tập thể lớp nhìn vào đấy để không so bì. Tính đoàn kết trong BCH Chi đội cũng là một yếu tố không thể thiếu. GVCN phải tổ chức cho các em họp mặt thảo luận, thống nhất trước khi đưa ra một vấn đề của tập thể hoặc giải quyết những tình huống của lớp. Sự thống nhất này sẽ tạo được niềm tin ở các em và tập thể lớp. Mô tả biện pháp: - Ban chỉ huy chi đội các em đã mạnh dạn hơn trong lãnh đạo và quản lý lớp, biết lo lắng cho phong trào lớp. Một điều hay là các em biết tự nhận khuyết điểm mỗi khi chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm nhỏ sửa sai ngay, không bao che những sai phạm của bạn. Tự giác làm việc theo nhiệm vụ của mình được phân công, các bạn đồng tình ủng hộ (bạn ấy làm vậy vì lớp mình, vì 10
  11. thầy chủ nhiệm phân công hoặc thầy chủ nhiệm cũng kiểm điểm các bạn ấy khi có lỗi ). - Mỗi em trong BCH chi đội và ban thi đua đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối tuần đến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và thầy chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp GVCN như người dự buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo; chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của thầy “cố vấn”. - Gắn các em vào các phong trào ( nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, mình được thầy và các bạn tín nhiệm nên cố gắng làm việc cho thật tốt. - Về quyền lợi : GVCN luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương, khen thưởng(nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em. - Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác, kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm bớt thời gian không đáng có để các em tập trung vào việc học tập là chính. 2. Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ. Lớp tự quản, đây là vấn đề mà nhà trường và đội ngũ GV phụ trách luôn nêu ra. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. Tức là các em tự quản lí: hành vi, đạo đức tác phong, nề nếp, hoạt động lớp mình khi không có giáo viên. Điều này GVCN phải tạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lí theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp và đội Sao đỏ. Muốn vậy, ngay từ đầu năm học GVCN cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lí thành viên tổ mình, phân công theo dõi, trực chéo nhau giữa các tổ, dưới sự giám sát của đội sao đỏ và cán bộ lớp tương ứng với từng nội dung hoạt động. Ví dụ: 11
  12. Sinh hoạt 15 phút đầu buổi. Các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ môn trong buổi học hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự các môn và lớp phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng. Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể ( ca múa hát tập thể, tập nghi thức, đọc báo Đội ) dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng hoặc ủy viên văn thể mỹ. Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Tiết sinh hoạt lớp, đây là tiết quan trọng nhất trong một tuần không nên sinh hoạt qua loa, chiếu lệ. Vì làm như thế các em sẽ có thói quen xem thường và dễ tái diễn các sai phạm, hành vi xấu. Thời lượng chỉ có 45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thì làm sao giải quyết, chuyển tải hết ! Vấn đề này GVCN phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua trước. Mỗi bộ phận có sẵn bảng tổng hợp báo cáo. Để đến tiết sinh hoạt, từng thành viên vi phạm tuần trước đọc bản kiểm điểm( có xác nhận của PHHS); các em tự thông báo kết quả thi đua, các nội dung thực hiện được trong tuần (những việc đã làm được và không làm được với lí do ), tình hình lớp trong tuần, số bạn vi phạm học tập (không chuẩn bị bài, không thuộc bài tiết nào ), vi phạm việc rèn luyện đạo đức tác phong ( không đồng phục, không ca lô, gây gỗ đánh nhau, trốn học, mất trật tự trong giờ học ), vi phạm về công tác văn thể, lao động, việc tự quản GVCN theo dõi ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báo cáo của từng bộ phận. Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc: lí do sai phạm, đưa ra biện pháp xử phạt, ý kiến của cán bộ lớp. GVCN nhận xét kết quả thi đua, tuyên dương tổ, cá nhân tốt. Triển khai nội dung tuần tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội dung của lớp tuần đến. Trong bất kỳ phong trào nào, động viên khen thưởng luôn là yếu tố không thể thiếu. Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà GVCN nên áp dụng những nội dung biểu điểm thi đua cho phù hợp 12
  13. Mô tả biện pháp - Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi đầu giờ, tiết vắng giáo viên Có thể buổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt nhưng gắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề nào đó thiết thực: cán sự bộ môn lên giải bài tập sau nhiều lần các em sẽ thực hiện được. Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nề nếp, trở thành thói quen. Trong những buổi đầu duy trì phong trào này rất cần sự quan tâm, theo dõi nhắc nhở của GVCN. - Một tập thể đoàn kết, tham gia tốt các phong trào rất hiếm khi tự dưng mà có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, “dằn mặt” các phần tử học sinh cá biệt thường “gây rối” và dàn hòa các nhóm, phe đối nghịch trong tập thể. Thường là sự chia rẽ nội bộ xảy ra ở các nhóm bạn khác thôn, khác xóm hoặc giữa các nhóm khác nhau về sở thích, về sức học Điều này GVCN phải nên nắm bắt để có biện pháp dàn xếp, xử lý. -Xử lý những học sinh cá biệt: công việc này GVCN nào cũng có những biện pháp riêng và cụ thể. Có giáo viên dùng cách răng đe bằng việc xếp đạo đức, thông báo với phụ huynh hoặc tùy theo mức độ “sở trường” mà phân công vào nhiệm vụ để “lấy độc trị độc” ( có kiểm tra theo dõi của GVCN). Ví dụ: Lớp 3 em học sinh dạng cá biệt: - Em Nguyễn Viết Chung và em Trần Văn Thắng hay trêu chọc các bạn nữ trong và ngoài lớp, nói chuyện trong giờ học; thường xuyên không học bài và không chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng động thái GVCN gặp riêng nhắc nhở, mời phụ huynh đến trao đổi- gửi kết quả bảng báo cáo tình hình về gia đình ở tháng 10, thì tháng 11 hai em được khen thưởng về tiến bộ trong việc rèn luyện đạo đức tác phong, đôi lúc có phát biểu ý kiến xây dựng bài. Lấy gương của Tuấn và Toàn để tiếp tục giáo dục em Nam. Do vậy đến cuối năm ba hoc sinh này đã có những tiến bộ được các giáo viên bộ môn nhìn nhận. - Em Nguyễn Văn Tú: không giữ vệ sinh trong lớp, hay gây sự bạn bè, nói chuyện trong lớp, phá không cho bạn khác học, thường xuyên không học bài và 13
  14. không chuẩn bị bài trước khi đến lớp qua các lần gặp riêng, GVCN nhắc nhở khuyên răn, mời gặp PHHS trao đổi Ở học kỳ II em đã giảm hẳn các hành vi xấu và có chăm học hơn. -Với các phe nhóm bất hòa trong lớp: GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân. Mâu thuẫn này phát sinh trong hoàn cảnh nào và tự bao giờ, bạn nào là thủ lĩnh của mỗi phe Ví dụ: Giai đoạn đầu học kì I có hai nhóm nữ không hợp nhau, nên thường có “lời qua tiếng lại”, hay sự bất hòa giữa hai nhóm nữ trong lớp và cả trên đường về nha, các trường hợp bất hòa trên đều xảy ra ở các bạn nữ. Khi gặp các tình huống như thế GVCN phải bình tĩnh cho họp mặt hai bên trao đổi cởi mở rồi phân tích, giải quyết các gút mắc, đồng thời thu thập thông tin của học sinh “trung lập” trong lớp để có biện pháp giải quyết. Từ đó các em sẽ cảm thông và xích lại gần nhau hơn. - Với các nhóm có sức học khác nhau thường xảy ra việc ganh đua: vấn đề này đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ: trường hợp của nhóm nữ Huyền, Trang , Trang Anh Muốn dàn hòa GVCN phải tế nhị phân tích, vì đây là thành phần thường lắm lời nhiều lẽ. Giải quyết công việc nội bộ là vấn đề thường xuyên mà GVCN thường “đau đầu nhức óc” nhất là với những học sinh lớp nhỏ. Nhưng dù gì cũng phải lấy tình thương và trách nhiệm của người anh, người thầy để xử lí các tình huống trên tính khách quan, không thiên vị, hợp tình đạt lý sẽ mang lại hiệu quả. Không dừng ở đó, vai trò động viên của GVCN góp phần rất to lớn vào kết quả phong trào thi đua của lớp. Phải biết khích lệ, nêu gương điển hình, so sánh hoặc “khích thì” lòng nhiệt tình của các em (Lớp mình thế này mà làm không được hay dở hơn lớp .hay sao). 14
  15. 3. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác. a. Phối hợp với gia đình học sinh Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em thường “ém nhẹm”, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, sau 3 tháng đầu mỗi học kì, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm. Và khi nhận được kết quả từ giáo viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần học tập, hành vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi với gia đình học sinh nhất là gia đình các em học sinh cá biệt. Theo tôi đây là hình thức giáo dục có hiệu quả giáo dục cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình học sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó tôi còn đề xuất với nhà trường trong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ huynh có con em học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mình và ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại niềm vui cho cha mẹ. Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình có điều kiện kinh tế, có thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là luôn đưa rước con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng ngày. Nhưng cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập của con em mình? Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ. Từ đó tôi đi đến quyết định: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh. 15
  16. Ví dụ: Em Nguyễn Viết Chung là một học sinh hay trốn học, bỏ tiết, thường xuyên chơi game trước khi đến lớp dẫn đến đi học trễ, trong lớp thì hay đùa giỡn, gây mất trật tự, vi phạm nội quy trường lớp như nhuộm tóc, . Những vi phạm của em làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp. Tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và được biết bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến em, còn tin vào những lời nói của em và chưa có sự kiểm tra. Em lợi dụng những buổi học trái buổi để đi chơi điện tử. Biết vậy tôi liền kết hợp với phụ huynh bằng cách ở lớp thường xuyên điểm danh em, gia đình nắm thời khóa biểu cũng như giờ giấc đi về để kiểm tra. Từ đó gia đình và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và thông báo cho nhau về tình hình học tập ở lớp cũng như ở nhà để có biện pháp khắc phục kịp thời. Qua thời gian uốn nắn cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của gia đình tôi thấy em có sự tiến bộ rõ rệt từ một học sinh lười biếng ham chơi mà nay đã đi học đều dặn và có định hướng học tập đúng dắn. Giả sử nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình với GVCN thì làm sao em Chung có sự tiến bộ này? Vì vậy, tôi xem những “trái ngọt” trên đây là niềm vui, là động lực để mình phấn đấu nhiều hơn nữa trong sự nghiệp trồng người mà mình đã dồn hết nghị lực trong bao năm qua. Qua ví dụ trên tôi thấy rằng GVCN phải huy động tiềm năng trí tuệ và khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là vấn đề tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cũng như là việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Muốn có sự phối hợp này rất cần sự nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của chính bản thân phụ huynh học sinh và sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của GVCN. b. Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. Mỗi tháng BGH tổ chức họp HĐSP một lần đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch của BGH chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời trong lần họp định kỳ, BGH cũng được nghe những phản ảnh từ GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất nào tôi trực tiếp gặp BGH để BGH 16