Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 18: Gặp lá cơm nếp - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Linh Nhi 31/12/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 18: Gặp lá cơm nếp - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_18_gap_la_com_nep_na.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 18: Gặp lá cơm nếp - Năm học 2022-2023

  1. Ngày dạy: 5/10/2022 Tiết 18: GẶP LÁ CƠM NẾP – Thanh Thảo - I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết và nhận xét được những đặc điểm của bài thơ năm chữ thể hiện qua: vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tô miêu tả, biện pháp tu từ, - Phân tích, suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nuớc. 2. Năng lực - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; Năng lực trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Gặp lá cơm nếp. 3. Phẩm chất - Cảm nhận được tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nuớc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - KHBD, SGK, SGV, SBT. - Bảng tương tác/ Tivi 2. Học sinh: - SGK, SBT, vở ghi. - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Khởi động Gv cho hs nghe bài hát “Đất nước” do ca sĩ Vũ Thắng Lợi trình bày H: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát vừa rồi? - Hs trình bày suy nghĩ - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài Mẹ Việt Nam ở đâu cũng thế: Mấy mùa không ngủ/ Ngăn bước quân thù phía Nam, phía Bắc/ Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con. Con của mẹ đi xa rồi, mẹ lại nuôi giấu bộ đội hoạt động trên địa bàn. Mẹ là cánh cò trong câu ca dao “tảo tần chung thủy”, vẫn chia đều mỗi hạt lúa, củ khoai cho những đứa con chung của đất nước. Trong tâm hồn của người lính thì mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương, là suối nguồn yêu thương, ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Và trong bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ đến với bài thơ viết về mẹ của một người lính đang chiến đấu xa nhà, bài thơ mang tên “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo để cùng nhau cảm nhận được tình mẫu tử
  2. 2 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến thiêng liêng trong thời chiến. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Đọc văn bản 2.1. Đọc văn bản 1. Đọc - GV chiếu phần hướng dẫn đọc + Đọc diễn cảm, chú ý cách ngắt nhịp 2/3,3/2 + Giọng đọc thiết tha, sâu lắng nhấn mạnh vào thán từ “Ôi”. + Theo dõi vào các hộp chỉ dẫn. - GV chiếu sách mềm văn bản - GV đọc mẫu, hs đọc, hs khác nhận xét, gv nhận xét cách đọc của hs. - Giải thích các từ + Lá cơm nếp: là loại cây nhỏ mọc thành bụi, có hương thơm giống mùi của cơm nếp + Xôi: Là 1 món ăn thông dụng được làm từ gạo nếp, đồ/hấp chín bằng hơi nước + Cơm nếp: là tên gọi của một loại cơm được nấu bằng gạo nếp, khác biệt với xôi chủ yếu ở phương thức nấu trực tiếp trong nước, không làm chín bằng hơi nước - GV chuyển giao nhiệm vụ H: Quan sát mục sau khi đọc trình bày những 2. Tác giả: Thanh Thảo hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Thảo? - Chốt nội dung (sản phẩm): Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công. Ông sinh năm 1946, trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã vào chiến trường miền Nam làm báo và sáng tác văn học. H: Nêu xuất xứ bài thơ? Dấu chân qua trảng cỏ 3. Tác phẩm H: Thể thơ, chủ đề? - Thể thơ: Năm chữ
  3. 3 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Chủ đề: Mẹ, quê hương H: Bố cục - Bố cục: 2 phần GV chuyển ý Thanh Thảo viết về mẹ nhiều lần, + Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Hình ảnh mỗi lần đều có mang một chút khám phá riêng và người mẹ trong kí ức người con. lần nào cũng vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu + Phần 2: 2 khổ còn lại. Tình cảm của mà nhà thơ dành cho mẹ. Vậy bài thơ có gì đặc sắc con dành cho mẹ và cho quê hương đất chúng ta cùng chuyển sang phần II.Khám phá văn nước. bản. II. Khám phá văn bản 2.2 Khám phá văn bản GV Chuyển giao nhiệm vụ tìm hiểu về tác phẩm. 1. Đặc điểm hình thức bài thơ Yêu cầu học sinh thuyết trình phần đã được giao Tiêu chí Đồng Gặp lá nhiệm vụ ở nhà. dao cơm nếp mùa - GV cho HS trình bày những nội dung đã được xuân chuẩn bị theo Phiếu học tập số 1. Số tiếng 4 tiếng 5 tiếng - HS nghe, suy nghĩ, trao đổi, nhận xét Cách Vần Vần - Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS gieo vần chân chân Nhịp 2/2, 1/3 2/3, 3/2 - Chốt nội dung (sản phẩm). thơ Tiêu chí Đồng dao mùa Gặp lá cơm nếp Chia 9 khổ 4 khổ xuân khổ trong đó trong đó Số tiếng 4 tiếng 5 tiếng có 2 khổ có 1 khổ Cách Vần chân Vần chân đặc biệt đặc biệt gieo vần -> Thể thơ 5 chữ thể hiện một cách hàm Nhịp thơ 2/2, 1/3 2/3, 3/2 súc tinh cảm, tấm lòng của người con Chia khổ 9 khổ trong đó có 4 khổ trong đó có đối với mẹ và quê hương, đất nước. 2 khổ đặc biệt 1 khổ đặc biệt H: Quan sát và NX việc sd thể thơ 5 chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của bài thơ? GVG: Bài thơ GLCN là 1 bài thơ ngắn, toàn bài chircos 4 khổ trong đó 3 khổ đầu mỗi khổ 4 dòng, khổ cuối chỉ có 2 dòng, mỗi dòng 5 tiếng với cách ngắt nhịp linh hoạt với vần chân biến hóa. Với những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương đất nước và đối với mẹ của mình.
  4. 4 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến HOẠT ĐỘNG NHÓM 2. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của N1: Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ con. của mình? - Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra Trên đường ra mặt trận anh gặp lá cơm nếp chính mặt trận, anh gặp lá cơm nếp hương vị của lá cơm nếp đã gợi cho anh nhớ hình - Trong kí ức của người con có bát xôi ảnh mẹ nấu xôi bên bếp lửa. mùa gặt, có cả mùi cơm nếp nơi góc bếp -> Hoàn cảnh đặc biệt nhỏ của mẹ, N2: Tìm những dòng thơ về mẹ -> Hoàn cảnh đặc biệt sự tinh tế trong Mẹ ở đâu chiều nay cảm nhận thiên nhiên, thế giới tình cảm phong phú và ý thức trách nhiệm lớn lao Nhặt lá về đun bếp với gia đình, quê hương, đất nước Phải mẹ thổi cơm nếp - Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: N3: Nhận xét hình ảnh người mẹ hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con. - Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình. - Mẹ rất yêu thương các con. - Mẹ rất giản dị, mộc mạc, chất phác. - HS thảo luận, trình bày N4: Nêu cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ thứ 2? - Cụm từ thơm suốt đường con ở đây có những ý - Cụm từ “thơm suốt đường con” là nỗi nghĩa: nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món + Mùi hương của cơm nếp phảng phất theo dọc con ăn dân dã ở quê và tình cảm dành cho đường mà người con hành quân. mẹ mình. + Mùi hương của cơm nếp phảng phất dọc con đường không phải là một mùi hương có thật, đang hiện hữu mà là mùi hương ở trong nỗi nhớ, tâm tưởng của người con, cứ bám lấy người con trên những chặng hành quân. Cụm từ “thơm suốt đường con” trong khổ thơ trên là một cách nói ẩn ý. “Thơm suốt đường con” ở đây có thể hiểu là nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món ăn dân dã ở quê và tình cảm dành cho mẹ mình. GVG: Trong kí ức của con có bát xôi mùa gặt có cả mùi cơm nếp trong góc bếp nhỏ của mẹ. Xôi và cơm nếp là 2 món ăn đều sử dụng nguyên liệu chính là
  5. 5 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến gạo nếp nhưng khác nhau ở cách nấu và mục đích nấu. Xôi được đồ và nấu cầu kì hơn nên thường được làm vào dịp lễ tết hoặc giỗ chạp. Hình ảnh bát xôi mùa gặt gợi lên kí ức về mùa màng quê hương vào dịp lễ hội lên đồng mùa gặp hoặc còn gọi là Tết cơm mới. Còn cơm nếp có thể được nấu trong ngày bình thường khi mẹ chiều con, chăm con. Tuy nhiên những gđ nghèo cũng phải chắt chiu lắm mới có gạo nếp để nấu. Nấu cơm nếp ngon khó hơn nấu cơm tẻ rất nhiều người mẹ trong bài thơ có thể do quê nghèo, do mùa vụ hoặc phải tiết kiệm nên không có rơm để nấu mà phải nhặt lá về đun bếp nên việc nấu còn khó gấp bội lần. Qua những hình ảnh đó ta cảm nhận được người mẹ đảm đang, dịu hiền mà tần tảo, chắt chiu lo cho gđ. GV chuyển ý: Qua đó ta cũng cảm nhận được tình cảm của ng lính dành cho mẹ, anh rất yêu thương mẹ và thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ. Người đọc cảm nhận được cả nỗi xót xa khi anh đi xa không thể đỡ đần sẻ chia những nỗi cơ cực vất vẻ nhọc nhằn cùng mẹ. Hình ảnh, tình cảm ng con dành cho mẹ được hiện lên cụ thể ntn chúng ta cùng chuyển sang phần 3. GV chuyển ý tìm hiểu Cảm xúc, suy ngẫm của 3. Tình cảm của người con dành cho nhà thơ qua nỗi nhớ. mẹ và quê hương, đất nước H: Em hãy tìm những từ ngữ thể hiện trực tiếp - Mùi vị quê hương: từ “mùi vị” dùng để cảm xúc của người con? Nhận xét về cảm xúc đó? nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu - “Ôi” thể hiện sự xúc động trào dâng của mình. - “quên làm sao được” Tình cảm trân trọng của người con H: Em hiểu “mùi vị quê hương” được nhắc trong khổ 3 là gì? Không được cảm nhận bằng vị giác và khứu giác mà cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình. Thể hiện tấm lòng sâu nặng với quê hương. H: 2 câu thơ cuối sử dụng BPNT gì? Tác dụng? GVG: Chính mùi xôi đã mang đậm dấu ấn của tình mẹ, của quê hương để rồi sau này khi đi đâu về đâu,
  6. 6 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình. - Người con đã dành những tình cảm H: Em cảm nhận gì về tình cảm của người lính nhớ thương và kính yêu dạt dào dành dành cho mẹ và đất nước? cho mẹ và đất nước. GVG: Người con đã nhắc đến mẹ già và đất nước =>Tình cảm sâu nặng của người lính đồng thời khẳng định chia đều nỗi nhớ thương cho dành cho quê hương và người mẹ. cả mẹ già và đất nước. > Những dòng thơ ngắn gọn. không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi gợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và người mẹ. Tình cảm ấy đã được hiện thực hóa thành hành động thực tiễn. Người con cầm súng ra đi bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương, cũng là bảo vệ cuộc sống bình yên cho gia đình, cho người mẹ của mình. Và đây mói là biểu hiện cao quý nhất cúa tình yêu thương. Đó là tình cảm sâu nặng của người lính dành cho quê hương và người mẹ. Người mẹ và quê hương đất nước gắn bó trong 1 mối quan hệ mật thiết. Tình yêu gđ hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước trong trái tim của người lính. Qua đó cũng thể hiện chiều sâu trong suy nghĩ của người lính. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và nghệ thuật H: Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? Ý nghĩa của văn bản. - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ; Cách gieo vần chân, nhịp thơ linh hoạt; Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa. *Tổng kết - Nội dung: Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng III. Viết kết nối với đọc. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con Đoạn văn tham khảo trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”. Đi hết cuộc đời dài rộng này, - HS tiếp nhận nhiệm vụ. chúng ta cũng không thể hiểu được hết - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết
  7. 7 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - HS thực hiện nhiệm vụ; bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết phẩm về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài của bạn. thơ đã ghi lại cảm xúc của người con - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả. * Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Củng cố: GV Cho hs tham gia trò chơi “Đấu trường” Với 5 câu hỏi khái quát kiến thức, mỗi câu hỏi trả lời trong vòng 15s . HS trả lời sai ở câu hỏi nào sẽ dừng lại bằng cách cho tên hs biến mất. Số hs còn lại sẽ giúp GV đánh giá mức độ hiểu bài của hs. Câu 1: Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được làm theo thể thơ nào? ( Thể thơ 5 chữ) Câu 2: Người lính nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào? ( Trên đường hành quân bắt gặp lá cơm nếp, nhớ đến món ăn của me. => nhớ mẹ) Câu 3: Hình ảnh nào của người mẹ trong tâm trí của con? ( Đảm đang, tần tảo) Câu 4: Mùi cơm nếp được tác giả gọi là mùi vị gì? ( Mùi vị quê hương) Câu 5: Qua hình ảnh lá cơm nếp người con bộc lộ tình cảm gì ?
  8. 8 ( Tình yêu thương, kính trọng mẹ; Tình yêu với quê hương đất nước.) - Hướng dẫn về nhà: + Bài vừa học: Nắm đặc điểm thể thơ, chủ đề của văn bản “Gặp lá cơm nếp”; Tình cảm, tâm hồn người lính trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” + Bài tiết sau: Chuẩn bị trước bài “Trở gió”, tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư; Biết xác định ngôi kể, các nhân vật; Chia bố cục, tóm tắt văn bản.