Giáo án Mĩ thuật 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2023-2024

docx 11 trang Linh Nhi 31/12/2024 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_12_bai_1_mi_thuat_t.docx

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 1+2, Bài 1: Mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại - Năm học 2023-2024

  1. Ngày dạy: 11/9/2023 CHỦ ĐỀ 1: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TRUNG ĐẠI TIẾT 1-2:BÀI 1: MĨ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KÌ TRUNG ĐẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nắm được một số đặc điểm về nghệ thuật tạo hình của một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại. - Khai thác giá trị tạo hình từ di sản mĩ thuật thời kì trung đại trong thực hành SPMT. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. • Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè. - Năng lực riêng: • Biết được một số di sản mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại. • Biết được cách khai thác giá trị tạo hình thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT tạo hình. • Biết đặt câu hỏi và nhận biết được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của các bạn trong lớp. 3. Phẩm chất - Có hiểu biết đặc điểm tạo hình của những di sản mĩ thuật thời kì trung đại. - Có ý thức trân trọng, kế thừa và phát huy những giá trị thẩm mĩ trong di sản, TPMT thế giới thời kì trung đại. - Có ý thức khai thác những giá trị di sản mĩ thuật thời kì trung đại trong thực hành SPMT. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên : -SGK, Giáo án. - Một số hình ảnh, video clip liên quan đến di sản mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại trên thế giới. - Một số SPMT mô phỏng tạo hình di sản mĩ thuật thời kì trung đại trong thực hành SPMT.
  2. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) -GV ổn định lớp :- Kiểm tra sĩ số HS,kiểm tra đồ dùng học tập -Kiểm tra bài cũ:- Không - Giới thiệu bài - GV cho HS một số hình ảnh về di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi quan sát một số hình ảnh về di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại? + Di sản mĩ thuật phương Đông: + Di sản mĩ thuật phương Tây: - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: + Di sản mĩ thuật thời kì phương Đông: những bức vẽ thủy mặc, sơn thủy sử dụng mực tàu pha với nước để vẽ trên giấy hoặc lụa, trên một nét vẽ, màu có thể chuyển từ đậm sang nhạt tùy vào lực và tốc độ di chuyển. + Di sản mĩ thuật thời kì phương Tây: lấy thần thánh, con người và hiện thực làm đối tượng phản ánh. + Di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại thế giới là nền tảng quan trọng cho mĩ thuật hiện đại sau này. - GV dẫn dắt vào bài học: Các em vừa được quan sát một số di sản mĩ thuật thời trung đại. Để nắm được một số đặc điểm về nghệ thuật tạo hình của một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại, cũng như khai thác được giá trị tạo hình từ di sản mĩ thuật thời kì trung đại trong thực hành SPMT, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Mĩ
  3. thuật tạo hình thời kì trung đại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát (20’) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết giá trị thẩm mĩ của một số di sản mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại; biết được một số đặc điểm của mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại thông qua phân tích một số SPMT, TPMT. b. Nội dung: Giá trị thẩm mĩ của một số di sản mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại; một số đặc điểm mĩ thuật tạo hình thế giới thời kì trung đại. c. Sản phẩm học tập: Kiến thức cơ bản và hiểu biết ban đầu của HS về di sản mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại trên thế giới. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM *GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Quan sát - GV chia HS thành 2 nhóm và hướng dẫn HS quan sát - Thời điểm di sản mĩ thuật thời kì một số hình ảnh về di sản mĩ thuật trung đại SGK tr.5, trung đại xuất hiện: 6. + Di sản mĩ thuật phương Tây: từ khoảng thế kỉ IV – XVI. + Di sản mĩ thuật phương Đông: từ khi nhà nước phong kiến hình thành (đầu thế kỉ I) cho đến khoảng thế kỉ XIX. - Điểm nổi bật của các di sản mĩ thuật thời kì trung đại: + Di sản mĩ thuật phương Tây: • Phương Tây: diễn tả những câu chuyện về các vị thánh, thần. • Thời Phục hưng: lấy con người và hiện thực là đối tượng phản ánh. + Di sản mĩ thuật phương Đông: mô tả điển tích thần thoại sang triết lí về cuộc sống.
  4. - GV giao nhiệm vụ cho 2 nhóm tìm hiểu về di sản mĩ thuật tạo hình trên thế giới thời kì trung đại (phương Đông và phương Tây). - GV hướng dẫn cho HS một số nội dung trình bày như sau: + Di sản mĩ thuật thời kì trung đại xuất hiện được xác định là khoảng thời điểm nào? + Tạo hình thời kì này có gì nổi bật? - GV kết luận: Những thành tựu của mĩ thuật trung đại thế giới là nền tảng quan trọng cho mĩ thuật hiện đại sau này. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Hãy nêu tên một số di sản mĩ thuật khác thời kì trung đại mà em biết. - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh minh họa di sản mĩ thuật thời kì này: Bức họa nàng Mona Lisa
  5. Bức phù điêu trong nhà thờ Siena Pulpit Phú Xuân Sơn Cư Đồ Bài thơ trên đỉnh núi
  6. * HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát Hình 1-5 SGK tr.5,6 hình ảnh minh họa của GV, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về di sản mĩ thuật tạo hình thời kì trung đại trên thế giới. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Thể hiện (40’) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại qua hình thức nặn; thực hiện được một SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại bằng hình thức tạo hình yêu thích. b. Nội dung: HS tham khảo các bước thực hiện SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật theo hình
  7. thức nặn trong SGK tr.6; thực hiện được SPMT thế giới thời kì trung đại theo hình thức mình yêu thích. c. Sản phẩm học tập: SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại bằng hình thức tạo hình HS yêu thích. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Thể hiện Tìm hiểu các bước mô phỏng di sản mĩ thuật trên thế giới thời kì trung đại - Các bước mô phỏng di sản mĩ thuật trên thế giới thời kì trung đại: + Bước 1: lựa chọn một di sản mĩ thuật thời kì trung đại để mô phỏng. + Bước 2: nặn dáng người. + Bước 3: nặn phần trang phục. + Bước 4: ghép các bộ phận đã nặn trên - GV hướng dẫn HS quan sát các bước mô phỏng trang phục. di sản tượng gốm của người May-a SGK tr.7. + Bước 5: hoàn thiện sản phẩm. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bước mô phỏng di sản mĩ thuật trên thế giới thời kì trung đại. - GV lưu ý HS: + Khi nặn tạo dáng sản phẩm cần sắp xếp bố cục cân đối, không bị nghiêng hay tạo cảm giác đổ. + Sử dụng màu sắc trang trí tươi sáng để sản phẩm trở nên sinh động, không lệ thuộc vào màu của di sản. + Thực hiện các bước từ dễ đến khó, đi từ tổng thể rồi mới đi vào chi tiết. - GV chia HS thành các nhóm (4 HS), hướng dẫn cho HS thảo luận trong nhóm về ý tưởng và cách Thực hiện một SPMT mô phỏng di sản thực hiện. mĩ thuật thế giới thời kì trung đại bằng - GV lưu ý HS: hiệu quả thị giác, chất cảm mà mỗi hình thức tạo hình mà em yêu thích
  8. chất liệu mang đến, ví dụ: nhẵn hay thô ráp, cảm - Về ý tưởng: giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều, + Mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới nào * HS thực hiện nhiệm vụ học tập của thời kì trung đại? - HS tham khảo các bước thực hiện SPMT mô + Tạo hình của di sản này có gì đặc biệt? phỏng một di sản mĩ thuật theo hình thức nặn trong + Yếu tố trang trí trên di sản sẽ thực hiện SGK tr.6. như thế nào để làm nổi bật? - HS thực hiện được SPMT thế giới thời kì trung - Về cách thể hiện: đại theo hình thức mình yêu thích. + Lựa chọn thể hiện bằng chất liệu gì? - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần + Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất thiết). liệu? * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại bằng hình thức tạo hình HS yêu thích. * Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Thảo luận (17’) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố được kiến thức liên quan đến đặc điểm tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì trung đại; có khả năng truyền thông về giá trị thẩm mĩ của mĩ thuật thời kì này qua viết đoạn văn ngắn. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi gợi ý trong SGK tr.8; qua trả lời các câu hỏi, HS viết đoạn văn giới thiệu về giá trị thẩm mĩ của mĩ thuật thời kì này. c. Sản phẩm học tập: Kiến thức về đặc điểm tạo hình, giá trị thẩm mĩ của mĩ thuật thời kì này trên thế giới. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM * GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Thảo luận - GV cho HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi HS thảo luận nhóm và viết đoạn văn theo SGK tr.8: gợi ý của SGK đưa ra. + Bạn đã mô phỏng vẻ đẹp di sản mĩ thuật thế giới Gợi ý: thời kì trung đại nào? - Tác phẩm tranh khắc gỗ màu “Núi Phú + Sáng tác mĩ thuật thời kì trung đại thường gắn Sĩ nhìn từ sông Mi-nô-bư” được với những đề tài nào? Katsushika Hokusai sáng tác vào năm
  9. 1833. - Tranh vẽ cảnh con đường ven sông đi đến chùa trên núi Mi-nô-bư. Quang cảnh trong tranh được phác họa hùng vĩ, hiểm trở. Dòng sông nhiều thác ghềnh chảy xiết được vẽ như một tấm vải gấp khúc phập phồng trước gió, mây cao cuồn cuộn như bốc lên từ dòng nước. Ngọn núi phủ + Bạn ấn tượng với di sản mĩ thuật nào thuộc thời tuyết trắng Phú Sĩ hiện lên giữa hai đỉnh kì trung đại trên thế giới? núi khác. Ngắm nhìn tác phẩm, em mong ước được tận mắt chiêm ngưỡng và khám phá núi Phú Sĩ một lần trong đời. - GV yêu cầu HS viết đoạn giới thiệu về di sản mĩ thuật thời kì trung đại trên thế giới theo gợi ý: + Tên tác phẩm. + Tên nghệ sĩ sáng tác. + Tên trường phái nghệ thuật. + Điểm nổi bật của tác phẩm. * HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK tr.8.
  10. - HS viết đoạn văn giới thiệu về giá trị thẩm mĩ của mĩ thuật thời kì này. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về đặc điểm tạo hình, giá trị thẩm mĩ của mĩ thuật thời kì này trên thế giới. - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. * Hoạt động 4:Vận dụng (8’) - GV hướng dẫn HS quan sát TPMT Quý bà và con chồn của họa sĩ Lê-ô-na-đô đa Vin-xi SGK tr.8: - GV hướng dẫn HS phân tích vẻ đẹp của TPMT Quý bà và con chồn theo gợi ý: + Tác phẩm này có nội dung gì? + Chất liệu mĩ thuật của TPMT này là gì? + Tạo hình trong di sản mĩ thuật này có đặc điểm gì? - HS tìm hiểu và phân tích TPMT Quý bà và con chồn của họa sĩ Lê-ô-na-đô đa Vin-xi theo những kiến thức đã học. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV mời đại diện các nhóm phân tích TPMT Quý bà và con chồn của họa sĩ Lê-ô-na-đô đa Vin- xi:
  11. Bức “Quý bà và con chồn” là một trong bốn bức chân dung phụ nữ do Leonardo vẽ và là bức họa duy nhất của Leonardo tại Ba Lan. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, người tình của công tước Ludovico Sforza xứ Milan. Tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên gỗ. Tác phẩm vẽ người đẹp thành Siena như một nhân vật đức hạnh với làn da trắng như sứ, tóc và phục trang tiết giản mà thanh tao với một áo choàng sbernia màu xanh dương trên vai trái che phủ bớt phần váy áo màu đỏ bên dưới, một dải lụa màu sẫm vấn quanh đầu, giữ một tấm voan phủ tóc có viền vàng tinh tế, cùng chuỗi hạt màu đen càng làm cho nhân vật thêm phần khiêm nhường. Tư thế của nàng Cecilia trong tranh khác biệt với tư thế nhân vật trong các bức chân dung thường thấy thời đó. Nàng ngồi nghiêng về bên phải, khuôn mặt lại ngoảnh về bên trái, mắt không hướng về phía người xem tranh theo cách thông thường mà nhìn về một "bên thứ ba" nào đó ở cánh phải phía ngoài khung tranh. Với chất liệu sơn dầu mới chỉ được giới thiệu ở Ý vào năm 1470, trên mặt phẳng của tấm gỗ óc chó, danh họa người Ý đã vẽ được một hình ảnh có chuyển động, thể hiện được cả tính cách và tâm lý của nhân vật thông qua dáng điệu, cử chỉ. John Pope-Hennessy, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nổi tiếng, cho rằng đây là "bức chân dung hiện đại đầu tiên". - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: - HS ôn lại kiến thức đã học. - Hoàn thành các bài tập của Bài 1, Sách bài tập Mĩ thuật 7 tr.4-7. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 2 – Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại.