Giáo án Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lich_su_dia_phuong_7_bai_2_truyen_thong_hieu_hoc_kho.docx
Su_7-_Tiet_12-_LSTPBN_2ae60.pptx
Nội dung text: Giáo án Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng - Năm học 2023-2024
- Ngày dạy : 13/10/2023 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ BẮC NINH TIẾT 12- BÀI 2 TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC , KHOA BẢNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được một số nét chính trong truyền thống hiếu học, khoa bảng của nhân TP Bắc Ninh trong thời kì phong kiến 2. Năng lực - Góp phần hình thành năng lực tự học, tìm hiểu, sưu tầm , khai thác tư liệu lịch sử - Biết liên hệ thực tế lịch sử ở quê hương . 3. Phẩm chất - Giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng của thành phố Bắc Ninh, bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương cho Hs . - Biết bảo vệ di sản văn hoá của thành phố BN, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong thời đại mới . II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Một số tranh ảnh : Văn Miếu Bắc Ninh, đền thờ các tiến sĩ họ Nguyễn ở làng Kim Đôi (Kim Chân ),Văn chỉ họ Phạm ở làng Kim Đôi (Kim Chân ). 2. Học sinh: Sưu tầm các tư liệu như Gv đã hướng dẫn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khởi động: a. Mục tiêu: Nhằm dẫn dắt , tạo hứng thú cho Hs trước khi bước vào bài mới. b. Tổ chức thực hiện - Gv cho Hs xem video bài hát “ Bắc Ninh- Kinh Bắc” - Gv dẫn dắt vào bài: Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng bởi làn điệu dân ca quan họ và truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, thành phố Bắc Ninh còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học , khoa bảng . Bài học hôm nay, các em sẽ đi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp này . 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống hiếu học, khoa bảng. a. Mục tiêu: nêu được những nét chính về truyền thống hiếu học, khoa bảng của nhân dân thành phố Bắc Ninh b. Tổ chức thức hiện Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt -Gv giới thiệu : Trong thời kì PK từ năm 1. Truyền thống hiếu học, khoa 1075(thời Lý) đến năm 1919 nước ta tổ chức bảng . được 188 khoa thi , 2971 người đỗ tiến sĩ .
- H:Vùng Bắc Ninh Kinh Bắc có bao nhiêu người đỗ đại khoa- tiến sĩ ? - Có 677 vị đỗ đại khoa-tiến sĩ (tính về địa giới Bắc Ninh hiện nay thì có 400 vị ) H: Em hãy cho biết Thành phố Bắc Ninh có bao - Trong thời phong kiến : thành phố nhiêu vị đỗ đại khoa? Bắc Ninh có :44 vị đỗ tiến sĩ . - Thành phố BN có 44 vị - Gv sử dụng máy chiếu: Kim Chân có 26 vị , Nam Sơn 4, Vũ Ninh 5, Vân Dương 2, Đáp Cầu 1, Khắc Niệm 2, Hoà Long 2, Khúc Xuyên 1, Võ Cường 1. H: Làng nào ở TP BN có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất? - Làng có nhiều người đỗ nhiều nhất: - Làng Kim Đôi có 25 vị làng Kim Đôi ( Kim Chân )25 vị- được coi là 1 trong *Tích hợp văn học : những “lò tiến sĩ” “Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng” H: Dòng họ nào ở Kim Đôi nổi danh khoa cử BN? - Dòng họ Nguyễn -Dòng họ có nhiều người đỗ tiến sĩ * Tích hợp giới thiệu di sản: GV chiếu : Đền nhất: Họ Nguyễn (Kim Đôi) 18 vị , thờ các Tiến sĩ họ Nguyễn ở làng Kim Đôi và họ Phạm có 7 vị giới thiệu : Họ Nguyễn có 18 vị đỗ tiến sĩ , có gia đình 5 anh em ruột đỗ tiến sĩ , 13 đời liên tiếp đỗ đại khoa. Vì vậy được vua Lê Thánh Tông ban cho 8 chữ vàng: “Kim Đôi gia thế chu tử mãn triều ” H: Em hiểu gì về 8 chữ trên ? Dòng họ Nguyễn làng KĐ áo đỏ , áo tía đầy triều -21/1/1989 Đền thờ họ Nguyễn được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. H: Bên cạnh dòng họ Nguyễn thì còn có dòng họ nào ở Kim Chân có nhiều người đỗ tiến sĩ ? - Dòng họ Phạm có 7 người đỗ tiến sĩ .
- -Gv chiếu Văn chỉ họ Phạm ở làng Kim Đôi: được dựng vào năm 1782, khắc tên các danh nhân khoa bảng của dòng họ . Năm 1994 được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. H: Qua tìm hiểu, em có suy nghĩ gì về truyền thống hiếu học , khoa bảng của thành phố BN? *Liên hệ thực tế: H: Trách nhiệm của thế hệ trẻ thành phố BN đối với quê hương mình ? – Khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong học tập để nắm bắt tri thức phụng sự Tổ quốc, xây dựng Tp ngày một văn minh, giàu đẹp hơn . - Gv chiếu 1 số thành tựu về giáo dục của BN : luôn dẫn đầu tỉnh trong các kì thi : Olimpic, Trạng nguyên Tiếng Việt, Violympic . - 1 số hình ảnh thể hiện sự giàu đẹp , văn minh của TPBN. 2. Di tích Văn Miếu Bắc Ninh - Gvgt : TPBN có rất nhiều di tích gắn với - Được xây dựng từ thời Lê sơ truyền thống hiếu học , khoa bảng . Tiêu biểu - Hiện vật còn lưu giữ tại Văn Miếu: nhất là Văn Miếu BN 12 tấm “Kim bảng lưu phương” ghi H: Văn Miếu BN được xây dựng vào thời nào? danh 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Để làm gì? Bắc - Thời Lê sơ (TK XV) thờ Khổng Tử, Tứ phối và các vị đại khoa . - Gv giải thích Tứ phối: là 4 học trò xuất sắc của Khổng tử (Nhan Tử , Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử) -Gvgt: Ban đầu vị trí của Văn miếu được xây ở địa phận Thị Cầu . Qua thời gian chống Pháp Văn Miếu bị phá huỷ nặng nề . Năm 1893 VM được tu sửa xây dựng lại và chuyển về Khu xóm 10, phường Đại Phúc –TPBN. * Tích hợp giới thiệu di sản: GV chiếu hình ảnh Văn Miếu và giới thiệu cấu trúc của công trình. H: Em hãy kể tên 1 số hiện vật còn lưu giữ tại VM? H: Nét đặc sắc của Văn Miếu là gì? - Hệ thống 15 bia đá , trong đó có 12 tấm Kim Bảng lưu phương ghi danh 677 vị tiến sĩ
- - Bia “BN tỉnh trùng tu văn miếu bi ký” . Gv: 12 tấm bia đá này được Thủ tướng CP công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2020. -Năm 1988: VM được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích Lịch sử -văn hoá cấp Quốc gia . *Tích hợp bảo vệ Di sản: H: Vậy khi đến thăm VM em thấy mình cần phải có ý thức ntn? Có ý thức bảo vệ di sản : Ko vứt rác bừa bãi , ko sờ mó lên hiện vật 3. Luyện tập –vận dụng: Gv khái quát bài học và cho Hs làm 1 số câu hỏi : Câu 1: Thời kì phong kiến (1075-1919), thành phố Bắc Ninh có bao nhiêu vị đỗ đại khoa- tiến sĩ? A. 44 vị B. 45 vị C. 46 vị D. 47 vị Câu 2: Văn Miếu Bắc Ninh được khởi dựng vào thời nào? A. Thời Lý B. Thời Trần C. Thời Hồ D. Thời Lê sơ Câu 3: Vị tiến sĩ trẻ tuổi nhất nước ở làng Kim Đôi, ông là ai? A. Nguyễn Nhân Thiếp B. Nguyễn Nhân Bỉ C.Nguyễn Nhân Bồng D. Nguyễn Nhân Dư Câu 4: Làng Kim Đôi, xã Kim Chân có bao nhiêu vị Tiến sĩ? A. 15 vị B. 16 vị C. 17 vị D. 18 vị * Vận dụng: Giả sử có đoàn khách du lịch tỉnh bạn đến thăm quan tỉnh Bắc Ninh, là người con quê hương Bắc Ninh em hãy sắm vai là MC nhí giới thiệu truyền thống, những nét đặc sắc của Bắc Ninh với đoàn du khách? - Gv cho Hs thảo luận nhóm cặp và viết bài , giờ sau nộp. 4. Hướng dẫn về nhà : - Nhiệm vụ bài vừa học: Học thuộc bài - Nhiệm vụ bài mới: + Nhóm 1,2: Xác định vị trí, kể tên, giới thiệu đôi nét về các nước Đông Nam Á + Nhóm 3,4: Mô tả quá trình hình thành , phát triển của các quốc gia ĐNA TK X- XVI.
- Ngày dạy : 8/01/2021 TIẾT 35: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THÀNH PHỐ BẮC NINH BÀI 2-TIẾT 2: DANH NHÂN, CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH
- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: -Nêu được các vị khoa bảng dòng họ Nguyễn, họ Phạm làng Kim Đôi -Thân thế, sự nghiệp các chiến sĩ cách mạng TP Bắc Ninh: Hoàng Quốc Việt, Hồ Ngọc Lân. 2/ Giáo dục tư tưởng: -Bồi dưỡng cho Hs lòng tự hào , biết ơn các danh nhân , chiến sĩ cách mạng của quê hương . 3/ Kỹ năng: - Sử dụng các tư liệu phân tích, đánh giá sự kiện LS - Liên hệ thực tế II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Một số tranh ảnh : Văn Miếu Bắc Ninh, đền thờ các tiến sĩ họ Nguyễn ở làng Kim Đôi (Kim Chân ),Văn chỉ họ Phạm ở làng Kim Đôi (Kim Chân ). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số nét chính trong truyền thống hiếu học khoa bảng của nhân dân thành phố Bắc Ninh ? 3/ Bài mới: a. Giới thiệu vào bài: Thành phố Bắc Ninh đã sản sinh ra rất nhiều các vị danh nhân văn hoá , chiến sĩ cách mạng .: Bài học hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu 1 số danh nhân họ Nguyễn, họ Phạm làng Kim Đôi và các chiến sĩ cách mạng tiêu biểu nhất cho truyền thống hiếu học , yêu nước , có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước, trở thành niềm tự hào của thành phố Bắc Ninh nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung b. Nội dung: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt H: Em hãy cho biết 2 dòng -Họ Nguyễn và họ họ ở làng Kim Đôi (Kim Phạm
- Chân –TPBN) có nhiều người đỗ tiến sĩ ? 1. Các vị khoa bảng tiêu biểu H: Trong thời pk , dòng họ của dòng họ Nguyễn làng Kim Nguyễn có bao nhiêu vị đỗ Đôi. đại khoa? -18 vị -Họ Nguyễn có 18 vị đỗ đại khoa H: Người đỗ đại khoa trẻ tuổi nhất là bao nhiêu ? -15 tuổi H: Điểm độc đáo của gia -Điểm độc đáo: tộc này là gì? +13 đời liên tiếp có người đỗ đại khoa -Hs trả lời theo hiểu biết. + 4 anh em trong cùng họ cùng đỗ đại khoa + 5 anh em ruột trong cùng gia đình đỗ tiến sĩ : -Gvgt thêm về 5 vị tiến sĩ Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng, -Hs lắng nghe. H: Để ghi danh các vị tiến Nguyễn Nhân Thiếp, sĩ, dòng họ Nguyễn đã làm gì? Nguyễn Nhân Dư, -Xây dựng đền thờ. -Gv chiếu đền thờ họ Phạm Nguyễn Nhân Đạc, Năm 1989 được công nhận là di tích Lịch sử cấp quốc gia . 2. Các vị khoa bảng tiêu biểu dòng họ Phạm -Gvgt: Họ Phạm làng Kim Đôi là dòng họ có truyền
- thống khoa bảng lâu đời , đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước . H: Dòng họ Phạm có bao Trong thời Pk , dòng họ có 7 vị nhiêu vị đỗ tiến sĩ thời PK? đỗ tiến sĩ : -Hs lắng nghe -Phạm Thiệu H: Em hãy kể tên 7 vị tiến -Phạm Đình Châu sĩ dòng họ Phạm? -Phạm Tiến Phạm Đình Dư H: Em có hiểu biết gì về Phạm Bá Thiều các vị tiến sĩ trên ? -7 vị tiến sĩ. Phạm Hoà Phát -Gvgt thêm về 7 vị tiến sĩ họ Phạm Phạm Quỹ -Các danh nhân được thờ tại Văn chỉ của dòng họ -Gv chiếu Văn chỉ họ Phạm và gt Văn chỉ có 2 tấm bia đá dựng vào năm 1782, khắc tên các danh nhân khoa bảng của dòng họ . -Hs trả lời. Năm 1994 Văn chỉ này được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia. -Gvgt: Chiến tranh đã qua đi nhưng cảm xúc và sự biết ơn đối với những người chiễn sĩ CM vẫn luôn đọng lại trong kí ức
- mỗi người dân TPBN . Tiêu biểu cho phẩm chất kiên cường , bất khuất phải kể đến tấm gương của 2 đ/c Hoàng Quốc Việt và Hồ Ngọc Lân 3.Chiến sĩ chiến sĩ cách mạng H: Em hãy nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Hoàng Quốc Việt? -Hs lắng nghe -Gv cho Hs xem video về sự nghiệp CM của Đ/c HQV -Ch Hs tóm tắt những ý a. Hoàng Quốc Việt- người c/s chính cộng sản trung thành và mẫu mực -Tên thật là Hạ Bá Cang -Sinh năm 1905 –mất năm 1992 -Quê quán : phường Đáp Cầu (TPBN) * Sự nghiệp CM -Năm 16 tuổi tham gia phong trào biểu tình phản đói c/s áp bức của -Hs trả lời. t/d Pháp
- -Năm 1925 tham gia pt đòi thả P.B. Châu . -Năm 1928 được kết nạp vào Hội H: Em hãy nêu khái quát về VNCMTN cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Hồ Ngọc Lân? -Năm 1929 tham gia vận chuyển tài liệu bí mật của ĐCS Pháp về -Hs lắng nghe và rút ra VN ý chính. -Năm 1930 bị giặc bắt và đi đày ở Côn Đảo . Tại đây đ/c đã biến nhà tù thành trường học CM -Gv cho Hs xem video về -Năm 1937 giữ chức Bí thư xứ uỷ đ/c HNL . Bắc c Kì *Kể chuyện: HNL bị -Năm 1941 dự HN tƯ 8 Pháp bắt và đem ra xử tử : Ông đã lớn tiếng đòi ko -Tham gia lãnh đạo CMT8/1945 được trói , ko bịt mắt, bình và sau đó giữ nhiều chức vụ trong tĩnh hiên ngang bước lên bộ máy nhà nước máy chém làm cho quân thù khiếp sợ H: Qua tìm hiểu về HNL 2. Hồ Ngọc Lân - người c/s em có nhận xét gì về ông? cộng sản trung kiên -Sinh năm 1906-1932 H: Hãy nêu cảm nghĩ của -Quê: Khu 4, phường Vệ An , em khi được tìm hiểu về TPBN những con người đã làm rạng danh quê hương? *Sự nghiệp CM: -Năm 1927 tham gia Hội VNCMTN -Hs trả lời -5/1929: lãnh đạo ND phá nhà mộ phu của Ba Danh tại Bắcc Ninh -7/1929 Thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên Bắc Ninh-Bắc Giang
- Sau phát triển thành Đảng bộ Đông Dương CS Đảng BN-BG -11/1929:đ/c bị Pháp bắt và kết án tử hình -là người yêu nước ý chí sắt đá, trung kiên , bất khuất. Xúc động , tự hào và thấy mình cần phải sống sao có ích cho XH và góp phần dựng xây QH ngày càng giàu đẹp . 4/ Sơ kết và củng cố: Gv khái quát bài học và cho Hs làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm
- 5/Hướng dẫn về nhà : Học bài và ôn lại kiến thức lịch sử Việt Nam thời Lý –Trần chuẩn bị cho tiết ôn tập.