Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) (tiết 2)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lich_su_7_ket_noi_tri_thuc_bai_13_dai_viet_thoi_tran.docx
Nội dung text: Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226-1400) (tiết 2)
- Ngày dạy Tiết BÀI 13: ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (1226-1400) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tôn giáo thời Trần. 2. Năng lực - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử. - Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận vê' một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước. - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Giáo án, bài giảng ppt - Phiếu học tập dành cho HS. - Đoạn clip tư liệu, hình ảnh 1,2,3,4,5,6/ SGK có liên quan. Một số mẩu chuyện lịch 2. Học sinh - Đọc SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản đã học từ tiết 1. Gợi mở cho phần tiếp theo b. Tổ chức thực hiện GV đặt vấn đề: Hãy chia sẻ những điều em đã biết, em chưa biết, em muốn biết về thời đại nhà Trần trong lịch sử. - Dựa vào câu trả lời của HS. GV giới thiệu bài mới: Nhà Trần phát triển tiếp nối nhà Lý, đưa văn minh Đại Việt phát triển lên một tầm cao mới. Lê Quý Đôn - nhà bác học ở thế kỉ XVIII đã đánh giá: “Nhà Trần làm cho quang
- vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất”. Theo em, vì sao Lê Quý Đôn có những đánh giá cao về nhà Trần như vậy? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu đầy đủ hơn về thời đại nhà Trần trong lịch sử. 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1:Tình hình kinh tế, xã hội a. Mục tiêu:Trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Trần b. Tổ chức thực hiện 3. Tình hình kinh tế, xã hội. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: cho HS thảo luận nhóm (chia lớp thành 4 nhóm). Nhiệm vụ 1: Yêu cầu các nhóm chuẩn bị ở nhà. HS khai thác thông tin trong SGK và thảo luận. ? Hoàn thiện những nét chính về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần thông qua bảng sau: Nội dung Những nét chính Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp Nhiệm vụ 2: thảo luận theo bàn ? Vì sao việc lập điển trang của các tôn thất cũng là một biện pháp phục hồi và phát triển nông nghiệp của nhà Trần? Nhiệm vụ 3: Yêu cầu các nhóm chuẩn bị ở nhà. HS khai thác thông tin trong SGK và thảo luận theo bàn. ? Xã hội thời Trần bao gồm những tầng lớp nào? Nêu đặc điểm của mỗi tầng lớp? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: HS: xác định nhiệm vụ và hoàn thành phiếu học tập. GV: quan sát, điều hành, hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn. Giáo viên bố sung thêm một số câu hỏi để mở rộng và khắc sâu kiến thức. GV: cho các nhóm thảo luận, cử đại diện các nhóm trình bày GV: Hướng dẫn các nhóm chấm điểm theo thang đo (nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2
- đánh giá nhóm 3, nhóm 3 đánh giá nhóm 4 và nhóm 4 đánh giá nhóm 1). GV: Gọi đại diện 04 nhóm lên trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần GV: Bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Trong quá trình đánh giá GV sử dụng 1 số câu hỏi để hỏi HS theo từng nội dung a. Tình hình kinh tế Nội dung Những nét chính Nông nghiệp - Nhà Trần đề ra nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp như: khai hoang, đắp đê phòng lụt, xây dựng các công trình thuỷ lợi, miễn giảm tô thuế, Thủ công - Có bước phát triển mới: nghiệp + Các xưởng thủ công của nhà nước chuyên việc đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến, Ngoài ra, triều đình còn trưng dụng những người thợ giỏi để xây dựng các công trình lớn. + Tại các làng xã và kinh đô hình thành thêm nhiều làng nghề, phường nghề. + Sản phẩm thủ công làm ra rất đa dạng, được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long Thương - Buôn bán diễn ra ở khắp nơi nghiệp + Kinh đô Thăng Long hình thành nhiều phường nghề và buôn bán. + Các cửa khẩu dọc biên giới và các cửa biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), trở thành những nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn và thương nhân các nước đến trao đổi hàng hoá. GV: Nhà Trần cho phép tôn thất (vương hầu, công chúa, phò mã, ) chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, lập các điền trang, góp phẩn mở rộng diện tích trồng trọt, Nhiệm vụ 2: - Việc lập điển trang của các tôn thất cũng là một biện pháp phục hồi và phát triển nông nghiệp của nhà Trần: Vì nhà Trần cho phép tôn
- thất (vương hầu, công chúa, phò mã, ) chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, lập các điền trang, góp phẩn mở rộng diện tích trồng trọt, ? Quan sát hình 3, 4 (tr. 64, SGK), em có nhận xét gì về sản xuất thủ công nghiệp thời Trần? Sản xuất thủ công nghiệp thời Trần rất phát triển với sản phẩm đa dạng, tinh xảo, thể hiện trình độ thẩm mĩ và đời sống văn hoá tinh thần phong phú của nhân dân thời Trần. ? Quan sát Hình 5 SGK nêu hiểu biết của em về Cảng Vân Đồn? (Xem 1 đoạn video về Vân Đồn). ? Sự phát triển của một số thương cảng thời Trần chứng tỏ điều gì? GV: Sự phát triển của một số thương cảng thời Trần chứng tỏ thương nghiệp thời Trần phát triển với nhiều thương cảng trở thành nơi thu hút thuyền buôn và thương nhân nước ngoài đến trao đổi buôn bán. Nhiệm vụ 3: Sự phát triển của nông nghiệp, thủ b. Tình hình xã hội công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn đến sự phân hoá sâu sắc trong xã hội thời Trần HS: xác định nhiệm vụ và hoàn thành phiếu học tập. GV: quan sát, điều hành, hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn. Giáo viên bố sung thêm một số câu hỏi để mở rộng và khắc sâu kiến thức. HS: các bàn thảo luận, cử đại diện các bàn trình bày GV: Gọi đại diện bàn lên trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời Trần - Xã hội tiếp tục có sự phân GV: Bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh hoá: giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học + Tầng lớp quý tộc (vua, quan sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành lại) có nhiều đặc quyền, nắm cho học sinh. Trong quá trình đánh giá GV sử giữ các chức vụ chủ chốt của dụng 1 số câu hỏi để hỏi HS theo từng nội dung bộ máy chính quyền, là chủ các thái ấp, điển trang. + Nhân dân lao động (chủ yếu ? Em hãy vẽ sơ đồ xã hội thời Trần sau chiến là nông dân) cày cấy ruộng tranh? đất công làng xã, nhưng do chế độ tư hữu mở rộng nên Nông nô Nô tì
- ngày càng có nhiều người Tầng lớp quí tộc phải lĩnh canh ruộng đất của (Vua, Quan lại, Địa địa chủ. chủ) + Kinh tế công thương khá phát triển nên số lượng thợ thủ công và thương nhân tăng nhanh. + Tầng lớp nông nô, nô tì có Nông dân, thương số lượng khá đông đảo, nhân, thợ thủ công chuyên cày cấy trong các điền trang hoặc phục dịch trong các gia đình quý tộc. Nông nô Nô tì 3. Luyện tập- Vận dụng a. Mục tiêu : Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức b. Tổ chức thực hiện Câu hỏi:Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (thế kỉ XIII) HS thảo luận cặp đôi và trả lời GV Gợi ý: Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần thế kỉ XIII vẫn tiếp tục những nghề thủ công cổ truyền của các triều đại trước. Thương nghiệp phát triển hơn thể hiện ở Thăng Long bên cạnh Hoàng Thành, đã có 61 phường => buôn bán sầm uất. Đặc biệt buôn bán giao lưu trao đổi hàng hóa với người nước ngoài được mở rộng ở các cửa biển Vân Đồn (Quảng Ninh) là những nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ - chuẩn bị tiết 3 bài 13:Đại Việt thời Trần (1226-1400)