Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Đại hội chi đội - Năm học 2022-2023

docx 11 trang Linh Nhi 02/01/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Đại hội chi đội - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_3_dai.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 3: Đại hội chi đội - Năm học 2022-2023

  1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP (Tiết Sinh hoạt lớp) CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG Ngày dạy:24/9/2022 Tiết 3: ĐẠI HỘI CHI ĐỘI I. Mục tiêu 1. Năng lực - Năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực đặc thù: + Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. + Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp và có ý thức thực hiện các chỉ tiêu năm học của lớp đã đề ra trong bản phương hướng. + Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề 1. + Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ, kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể. 2. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với GV: +MC/ BTM; kịch bản chương trình Đại hội; phiếu đánh giá chủ đề 1 + Nghiên cứu hồ sơ HS, chuẩn bị các loại sổ sách của cán bộ lớp. Hướng dẫn HS chuẩn bị ý kiến để đưa ra lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng. 2. Đối với HS: + Chuẩn bị nội dung tranh cử (đối với cá nhân trong danh sách bầu cử), có thể vận động các thành viên trong lớp ủng hộ và bầu cho mình
  2. + Các thành viên trong lớp dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, lựa chọn những bạn đưa vào danh sách đề cử. + Một số tiết mục văn nghệ. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Khởi động - GV cho học sinh xem video và cả lớp cùng nhau hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác của nhạc sĩ Mộng Lân). 2. Hoạt động 2: Sơ kết tuần và kế hoạch tuần sau a. Sơ kết tuần 3: *Lớp trưởng lâm thời lên điều khiển sơ kết tuần: - 4 tổ trưởng lâm thời lần lượt nhận xét việc thực hiện nề nếp trong và ngoài giờ học của các thành viên trong tổ, xếp loại thi đua của các bạn. - HS khác chú ý lắng nghe. - Mỗi tổ bầu ra 01 cá nhân có thành tích tốt nhất để tuyên dương, khen thưởng. - Lớp trưởng lâm thời tổng hợp, báo cáo khái quát những ưu điểm và tồn tại của chi đội trong tuần học vừa qua. *GV đánh giá chung: b. Kế hoạch tuần 4: - Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, lớp học. - Học và làm bài tập đầy đủ, hăng hái tích cực trong các giờ học. - Chuẩn bị ý kiến về kĩ năng tự nhận thức điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân, đưa ra được những lí lẽ, lập luận, ví dụ để ủng hộ hoặc phản đối khi tranh biện về ý nghĩa của việc tự nhận thức điểm mạnh, hạn chế của bản thân cho tuần 4 với chủ đề: “Khám phá bản thân”. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề
  3. a. Mục tiêu - HS hiểu được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp từ đó bầu ra được đội ngũ CBL nhiệt tình, trách nhiệm, đủ năng lực. - HS có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp và có ý thức thực hiện các chỉ tiêu năm học của lớp đã đề ra trong bản phương hướng. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV- HS Dự kiến sản phẩm *Hoạt động chuẩn bị cho việc bầu ban *Chuẩn bị cán sự lớp Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm GV hướng dẫn HS cùng thảo luận nội dung vụ của đội ngũ cán bộ lớp hoạt động như: Xác định được cơ cấu tổ - Cơ cấu tổ chức: chức, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán Chức vụ Số bộ lớp lượng - Các thành viên của lớp xây dựng tiêu chí Lớp trưởng 1 để lựa chọn thành viên của ban cán sự Lớp phó học tập 1 Gợi ý một số tiêu chí: Lớp phó lao động 1 + Nhanh nhẹn, năng nổ. Lớp phó văn - thể - mĩ - 1 + Mạnh dạn, tự tin. đời sống + Có năng khiếu. Tổ trưởng 4 + Có học lực khá trở lên Sao đỏ 2 - GV yêu cầu HS: Xác định được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán - Chức năng, nhiệm vụ bộ lớp (Phụ lục 1) - HS thảo luận và ghi sản phẩm ra giấy. - Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.
  4. - GV tổng hợp, nhận xét, bổ sung *Tổ chức bầu cán bộ lớp * Bầu cử - Bước 1: Học sinh nhắc lại tiêu chí bầu Biên bản bầu cử ban cán sự lớp. (Phụ lục 2) - Bước 2: Lấy ý kiến và lập danh sách học sinh ứng cử. - Bước 3: Lấy ý kiến và lập danh sách học sinh đề cử. - Bước 4: Lập danh sách bầu cử và thống nhất danh sách đó trước lớp. - Bước 5: Tranh cử Từng HS có tên trong danh sách bầu cử đứng lên trước lớp thuyết trình bài tranh cử của mình. - Bước 6: Bầu cử Theo hình thức bỏ phiếu kín: + Thành lập tổ kiểm phiếu + Tổ kiểm phiếu thông qua thể lệ bầu cử + Phát phiếu + Kiểm phiếu và tổng hợp kết quả (Có sự giám sát của GV và PHHS) + Công bố danh sách trúng cử - Bước 7: Ban cán sự lớp ra mắt và nhận nhiệm vụ trước lớp *HS chia sẻ trải nghiệm sau giờ học * HS chia sẻ trải nghiệm sau giờ - GV khích lệ HS chia sẻ với lớp về: học:
  5. + Thái độ ứng xử với ban cán sự lớp; - Thái độ ứng xử với ban cán sự lớp: Trách nhiệm, hành động của cá nhân HS + Tôn trọng. khi là một thành viên trong lớp và những + Ủng hộ, hỗ trợ, chia sẻ, động viên. phấn đấu của bản thân để xây dựng tập thể - Trách nhiệm của bản thân: lớp vững mạnh, hoàn thành công việc được + Học tập tốt, rèn luyện nề nếp, học giao. tập, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; - HS chia sẻ trải nghiệm. không vi phạm nội quy trường lớp. - GV nhận xét, đánh giá. + Giúp đỡ, hỗ trợ bạn bè cùng tiến bộ. Phụ lục 1: Nhiệm vụ của các chức vụ trong đội ngũ cán bộ lớp 1. Nhiệm vụ của lớp trưởng: - Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp, ghi chép sổ theo dõi đầy đủ. - Theo dõi sĩ số các buổi học, bạn nào vắng có phép, không phép - Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần. - Tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết Sinh hoạt cuối tuần. - Viết biên bản sinh hoạt lớp và nộp cho lớp trực tuần (Lưu lại một bản). - Điều khiển xếp hàng ra, vào lớp, thể dục giữa giờ. - Hô chào, tập trung, chú ý lịch họp Đội và triển khai các hoạt động với lớp sớm. 2. Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm: + Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng quản lí lớp + Theo dõi những trường hợp đi học muộn, nhắc nhở. + Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép. + Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm đầy đủ. + Phối hợp vỡi các tổ trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt. + Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp.
  6. - Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 3. Nhiệm vụ của lớp phó lao động: Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề lao động, kỉ luật bao gồm: + Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp. + Theo dõi việc thực hiện các buổi vệ sinh khu vực (được phân công) . + Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng nhóm, báo cáo GVCN những nhóm quét lớp không sạch. + Theo dõi, điều khiển việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp. + Phối hợp lớp trưởng điều khiển xếp hàng ra vào lớp và thể dục. + Nhắc nhóm trực đóng cửa trước khi ra về, (giám sát việc ăn vặt, đánh nhau ) + Nhiệt tình, khỏe mạnh, tự giác, uy tín. + Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần. 4. Nhiệm vụ của lớp phó Văn –Thể - Mỹ- Đời sống: - Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề Văn – Thể- Mỹ- ĐS bao gồm: + Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp. + Làm công tác về Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao. - Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục . - Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho những giờ Truy bài, các buổi Sinh hoạt đầu tuần (khi lớp trực tuần), các đợt Thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết. - Theo dõi và kịp thời báo cáo cho Giáo viên Chủ nhiệm những bạn ốm đau. - Biết bắt hát , nhiệt tình, vui vẻ, tự giác - Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần. 5. Nhiệm vụ của tổ trưởng:
  7. - Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong nhóm: + Kiểm tra việc học bài, soạn bài vào vở tự học trước khi đi học. + Theo dõi việc làm bài VBT và nộp vở đầy đủ cho giáo viên. + Nhắc nhở các bạn học yếu kém, mất trật tự, + Phân công trực nhật lớp,khu vực khi đến phiên của nhóm. - Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ - Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 6. Nhiệm vụ của Đội Cờ đỏ. - Theo dõi những trường hợp đánh nhau, nói tục, chửi bậy và báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội. - Theo dõi việc thực hiện Điều lệ Đội TNTP của các thành viên trong lớp. - Theo dõi việc đeo khăn quàng đỏ của các thành viên trong lớp. - Tổng hợp kết quả theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần Phụ lục 2. Biên bản bầu cử ban cán sự lớp PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GD&ĐT . Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG . ., ngày tháng năm Số: 01/BB-Lớp BIÊN BẢN V/v bầu ban cán sự lớp , năm học - 1. Thời gian: Lúc .giờ phút, ngày tháng năm 2. Địa điểm: Phòng học số ., của lớp . 3. Thành phần: Thầy (cô): , GVCN lớp
  8. Tập thể học sinh lớp 4. Nội dung: Thông qua quá trình tự ứng cử, đề cử vào các chức danh Lớp trưởng, Lớp phó học tập, phó Lao động, phó Văn - Thể - Mĩ - Đời sống, Cờ đỏ lớp, cờ đỏ trường, các tổ trưởng. Tập thể lớp đã thảo luận, biểu quyết và đã thống nhất bầu thành phần ban cán sự lớp ., năm học 20 -20 , cụ thể như sau: 1. Chức vụ Lớp trưởng: 2. Chức vụ lớp phó học tập: 3. Chức vụ lớp phó văn - thể - mĩ - đời sống: 4. Chức vụ lớp phó lao động: 5. Chức vụ cờ đỏ lớp: 6. Chức vụ tổ trưởng tổ 1: 7. Chức vụ tổ trưởng tổ 2: 8. Chức vụ tổ trưởng tổ 3: 9. Chức vụ tổ trưởng tổ 4: Đại diện cán sự lớp, lớp trưởng bạn . cam kết hoàn thành nhiệm vụ, đưa tập thể lớp ngày càng tiến bộ trong học tập, ổn định trong nề nếp. Biên bản kết thúc lúc giờ phút cùng ngày./. ĐẠI DIỆN BAN CÁN SỰ LỚP GVCN Lớp trưởng (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) IV. Kết thúc hoạt động - GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong việc bầu ban cán sự lớp
  9. - Động viên các em làm cán bộ lớp làm việc trách nhiệm, hiệu quả, nhiệt tình. - Nhắc nhở HS thực hiện tốt mục tiêu tuần tới. - Chuẩn bị nội dung giờ sinh hoạt tuần 4: Tranh biện về ý nghĩa của kĩ năng tự nhận thức điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1 1. Học sinh tự đánh giá: - GV yêu cầu HS đọc các tiêu chí đánh giá Chủ đề 1 và hướng dẫn học sinh đánh giá theo các mức độ Đạt yêu cầu hoặc chưa đạt yêu cầu. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN CHỦ ĐỀ: 1 Họ và tên: Lớp: Tiêu chí HS thực hiện 1. Nêu được ít nhất 5 việc nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn, kính trọng thầy cô 2.Thường xuyên thực hiện được những việc nên làm với bạn 3. Thường xuyên thực hiện được những việc nên làm với thầy cô 4. Giới thiệu ít nhất 3 nét nổi bật của truyền thống nhà trường 5. Tham gia đầy đủ các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường. 6. Nêu được ít nhất 3 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới. 7. Bước đầu điều chỉnh được cách học cho phù hợp với môi trường học tập môi trường mới. 8. Xác định được ít nhất 3 vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này. 9. Giải quyết được những vấn đề đơn giản này trong quan hệ với
  10. bạn. Đánh giá chung: (Đạt/ Chưa đạt) ( HS đánh dấu X vào những tiêu chí mà bản thân đã thực hiện được). * Đạt yêu cầu (6 tiêu chí trở lên). * Chưa đạt yêu cầu (5 tiêu chí trở xuống). 2. Đánh giá theo nhóm/ tổ: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM/ TỔ CHỦ ĐỀ: 1 Họ và tên: Lớp: ./ Tổ: Họ và tên Tiêu chí Đánh giá (các thành viên Sự chuẩn bị Thái độ tích cực, Trách nhiệm và chung. trong nhóm/ tổ) chu đáo cho tự giác khi tham hợp tác khi ( Đạt/ hoạt động của gia hoạt động. thực hiện Chưa chủ đề. nhiệm vụ. đạt) Nguyễn Văn A - HS đánh dấu X vào tiêu chí mà thành viên khác đã thực hiện được. - Đạt yêu cầu (thực hiện được 2/3 tiêu chí). - Chưa đạt yêu cầu (thực hiện được 1 tiêu chí). 3. Đánh giá chung của giáo viên: - GV dựa vào quan sát, đánh giá của từng cá nhân và các tổ/nhóm hoặc của phụ huynh học sinh (nếu có) để đưa ra nhận xét, đánh giá chung, biểu dương những cá nhân tự giác, tích cực. ___