Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3, Bài 3: Tự trọng - Năm học 2021-2022

docx 116 trang Linh Nhi 31/12/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3, Bài 3: Tự trọng - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_3_bai_3_tu_trong_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3, Bài 3: Tự trọng - Năm học 2021-2022

  1. 1 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 Ngày dạy:23/9/2021 Tiết 3 - Bài 3: TỰ TRỌNG I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : Giúp HS hiểu thề nào là tự trọng và không tự trọng?Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng 2. Kỹ năng: Biết tự đành giá hành vi của bản thân và của người khác,học tập những tấm gương về lòng tự trọng 3. Giáo dục : Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, phần mềm Zoom qua OLM. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao danh ngôn về lòng tự trọng, 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. Máy tính, điện thoại. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra : ( 5’) GV: Đưa ra bảng phụ 1.Cho biết ý kiến đúng về biểu hiện của người thiếu trung thực. - Có thái độ đường hoàng, tự tin. - Dũng cảm nhận khuyết điểm. - Phụ hoạ, a dua với việc làm sai trái. - Đúng hen,giữ lời hứa. - Xử lý tế nhị,khôn khéo. 2.Trung thự là biểu hiện cao của đức tình gì? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Trung thực là biểu hiện cao của đức tình tự trọng vậy tính tự trọng như thế nào? Bài hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu. *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS T Nội dung ghi bảng Tg HĐ1 : Giao nhiệm vụ tìm hiểu truyện đọc 1I.Truyện đọc GV:Hường dẫn HS đọc truyện bằng cách 10’ Một tâm hồn cao thượng phân vai: - Người dẫn truyện - Lời thoại của Rô - be - Lời thoại của Sác lây - Lời thoại của ông giáo
  2. 2 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 HS: Đọc diễn cảm GV: Tìm những chi tiết cho thấy hành động *Nhận xét: của Rô - be qua câu truyện? -Hành động của Rô – be: HS: Suy nghĩ, trả lời. + Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm. +Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả lại cho người mua diêm +Khi bị xe chẹt và bị thương nặng Rô - be đã nhờ em mình trả lại tiền GV:Vì sao Rô- be lại nhờ em mình trả lại cho khách. tiền cua người mua diêm? =>Rô- be muốn giữ đúng lời HS: Rô- be là người giữ lời hứa. hứa,không muốn người khác nghĩ rằng mình nghèo mà nói dối để ăn GV: Em có nhận xét về hành động của Rô- cắp tiền. Không muốn bị coi thường, be ? danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở HS:Có ý thức trách nhiệm cao. Giữ đúng lời mình. hứa, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo khổ. GV:Việc làm đó thể hiện đức tính gì? HS: Đức tính tự trọng. GV:Hành động của Rô- be tác động đến tác giả ntn? HS: Trình bày ý kiến cá nhân. -Đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận, cuối cùng ông nhận nuôi em Sác – lây. GV:Nhận xét,đưa chuẩn kiến thức. Qua câu chuyện cảm động trên ta thấy được hành động cử chỉ đẹp dẽ cao cả tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi con người. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. GV: Em hãy tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế. HS: Trình bày ý kiến cá nhân. -Không quay cóp. Giữ đúng lời hứa. Dũng
  3. 3 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 cảm nhận lỗi. Cư xử đàng hoàng. Nói năng lịch sự. Giữ chữ tín. Bảo vệ dạnh dự cá nhân tập thể. Làm tròn chữ hiếu. Kính trọng thầy cô. GV: Tìm những hành vi không biểu hiện lòng tự trọng trong thực tế? -Sai hẹn, sống buông thả, suồng sã, không biết ăn năn, không biết xấu hổ, nịnh bợ, luồn cúi, bắt nạt người khác, tham gia tệ nạn xã hội, sống luộm thuộm, không trung thực, dối trá. HĐ 2.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài học. II. Nội dung bài học : 1.Khái niệm GV: Cho HS thảo luận nhóm - Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm -Nhóm 1:Tự trọng là gì? cách, biết điều chỉnh các hành vi của -Nhóm 2: Nêu biểu hiện của lòng tự trọng? mình cho phù hợp với các chuẩn -Nhóm 3: Lòng tự trọng có ý nghĩa ntn đối mực xã hội, với mỗi cá nhân. gia đình và xã hội? - Biểu hiện ở chỗ: Cư xử đàng HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và GV: Mời đại diện các nhóm trình bày kết 13’ luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, quả. không để người khác nhắc nhở chê HS: Trình bày kết quả thảo luận. trách GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các nhóm 2. Ý nghĩa: khác nhận xét. -Tự trọng là phẩm chất cao quý và HS: Đại diện các nhóm khác nhận xét. cần thiết của mỗi người. - Lòng tự GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. trọng giúp ta vượt qua khó khăn để HS: Lắng nghe, tiếp nhận. hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao ?Giải thích câu tục ngữ: phẩm giá uy tín cá nhân của mỗi - Chết vinh còn hơn sống nhục người. - Đói cho sạch rách cho thơm - Nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh. III. Bài tập : HĐ 3.Giao nhiệm vụ làm bài tập Bài tập a /Trang 11/ sgk. GV: Chiếu BT trong Sgk lên màn. 12’ - Đáp án:1,2 HS: Lên bảng làm,giải thích. Bài tập b GV: Nhận xét,bổ sung. - Đáp án:1,2,4 HS: Lắng nghe, tiếp nhận. Bài tập c: Bày tỏ thái độ Bài tập d: Lập kế hoạch
  4. 4 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 BT nhanh: Trong những câu tục ngữ dưới đây câu tục ngữ nào nói lên đức tính tự trọng? 1. Giấy rách phải giữ lấy lề 2. Đói cho sạch rách cho thơm 3. Học thầy không tày học bạn 4. Chết vinh còn hơn sống nhục 5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. HS: Suy nghĩ, lựa chọn. GV: Nhận xét,bổ sung. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. GV: Nêu các tình huống - Bạn Nam xấu hổ với bạn bè vì cả bọn đang đi chơi thì gặp bố đang đạp xích lô. - Bạn Hà rủ các bạn về nhà mình chơi nhưng lại đưa các bạn sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn - Minh không bao giờ đi sinh nhật vì không có đủ tiền mua quà. HS: Tự do thảo luận GV: Nhận xét ý kiến GV: Giao bài tập về nhà Em sẽ làm gì để mình rèn luyện được tính tự trọng? 4. Củng cố : ( 2’) : GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Yêu thương con người.
  5. 5 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 Ngày dạy:28/9/2021 Tiết 4 : ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : - Nắm được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của phẩm chất đạo đức tốt và ý thức kỉ luật - Cách thể hiện phẩm chất đạo đức và ý thức kỉ luật - Liên hệ bản thân và đưa ra kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt và tính kỉ luật cao. 2. Kỹ năng: Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt và tính kỉ luật cao. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác học tập. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, giáo án. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao danh ngôn về chấp hành đạo đức và kỉ luật. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra : ( 5’) Tự trọng là gì? Nêu biểu hiện của nó? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về đạo đức và kỉ luật. *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung ghi bảng HĐ 1.Giao nhiệm vụ tìm hiểu truyện đọc 1’ I.Truyện đọc GV: Hướng dẫn học sinh tự đọc phần Một tấm gương tận tụy vì việc chung truyện đọc. HS: Tự đọc. HĐ 2.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài II.Nội dung bài học học. 15’ 1.Khái niệm -Đạo đức là những quy định, những GV: Cho HS thảo luận nhóm chuẩn mực ứng xử của con người với -Nhóm 1:Đạo đức và kỉ luật là gì? người khác, với công việc, với thiên -Nhóm 2: Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và nhiên và môi trường sống được nhiều kỉ luật? người thừa nhận và tự giác thực hiện. -Nhóm 3: Ý nghĩa của việc thực hiện những - Kỉ luật là những quy định chung của chuẩn mực đạo đức và kỉ luật là gì? một cộng đồng hoặc của tổ chức xã HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. hội( nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ GV: Mời đại diện các nhóm trình bày kết quan ) yêu cầu mọi người phải tuân quả. theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành HS: Trình bày kết quả thảo luận. động để đạt chất lượng, hiệu quả trong GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các nhóm công việc.
  6. 6 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 khác nhận xét. HS: Đại diện các nhóm khác nhận xét. 2.Mối quan hệ và ý nghĩa. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. -Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan HS: Lắng nghe, tiếp nhận. hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng , tôn trọng người khác. -Ý nghĩa: Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, GV: Theo em, ở lớp những điều gì thuộc về yêu quý. kỉ luật và những phương diện nào thuộc về đạo đức? HS: Suy nghĩ, trả lời. -Kỉ luật: Nội quy, quy định của nhà trường và lớp học. -Đạo đức: Cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. GV: Em đã chấp hành nội quy, quy định của nhà trường như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. -Học bài, làm bài tập đầy đủ. -Sống chan hòa với bạn bè. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận HĐ 3.Giao nhiệm vụ làm bài tập III.Bài tập GV:Mời HS đọc bài a/sgk/14. Bài a/sgk/14 HS: Đọc bài a/sgk/14. 20’ Những hành vi nào vừa biểu hiện đạo GV: Theo em, những hành vi nào vừa biểu đức và thể hiện tính kỉ luật là: hiện đạo đức và thể hiện tính kỉ luật? -Hành vi: 1,3,4,5,6,7. HS: Suy nghĩ, trả lời. -Hành vi: 1,3,4,5,6,7. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận
  7. 7 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 GV:Mời HS đọc bài b/sgk/14. Bài b/sgk/14 HS: Đọc bài b/sgk/14. Biểu hiện tính thiếu kỉ luật của học GV: Em hãy nêu biểu hiện tính thiếu kỉ luật sinh hiện nay và tác hại của nó là: của học sinh hiện nay và tác hại của nó? -Biểu hiện: HS: Suy nghĩ, trả lời. + Làm việc riêng trong lớp. - Nói chuyện riêng trong lớp. + Nghỉ học không có lí do. - Nghỉ học vô tổ chức, không xin phép. + Trốn học. - Trốn học đi chơi game. + Quay cop, sử dụng tài liệu trong giờ -Tác hại:Kết quả học tập kém. kiểm tra, thi. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác -Hậu quả: Kết quả học tập sẽ bị sa sút, nhận xét. đánh mất niềm tin với những người HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. xung quanh. Đặc biệt, lâu ngày sẽ dẫn GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. đến hình thành thói quen xấu, không HS: Lắng nghe, tiếp nhận sửa được, mất sự tôn trọng, tin tưởng, không thể trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt. GV:Mời HS đọc bài c/sgk/14. Bài c/sgk/14 HS: Đọc bài c/sgk/14. -Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì: GV: Có bạn cho rằng Tuấn là học sinh Tuấn chỉ thỉnh thoảng vắng mặt trong thiếu ý thức tổ chức kỉ luật? Em có đồng những hoạt động do lớp tổ chức. Trước tình với ý kiến trên không? Vì sao? tiên, Tuấn có lí do chính đáng là đi làm -Nếu em học cùng với Tuấn, em sẽ làm gì kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ, hơn nữa để bạn được tham gia dinh hoạt với tập thể những lần nghỉ Tuấn đều báo cáo vắng lớp ngày chủ nhật? mặt chứ không phải là người nghỉ vô tổ HS: Suy nghĩ, trả lời. chức. Việc làm này của Tuấn thể hiện - Em không đồng tình với ý kiến trên. Vì là người sống có tổ chức, có kỉ luật và Tuấn vắng mặt có lí do chính đáng. tôn trọng tập thể. Tuấn đã đồng thời - Vận động các bạn trong lớp giúp đỡ Tuấn. làm tốt cả 3 việc: việc học, việc tham GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác gia hoạt động và giúp đỡ bố mẹ. nhận xét. -Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. vận động các bạn trong lớp giúp đỡ, GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. động viên Tuấn cả về vật chất và tinh HS: Lắng nghe, tiếp nhận thần. Cụ thể, em có thể quyên góp sách báo, quần áo, những đồ dùng học tập không còn dùng nữa có thể tặng lại cho Tuấn. Bên cạnh đó, sẽ động viên Tuấn để Tuấn có thể học tốt hơn, nhận được học bổng, hoặc quỹ khuyến học của nhà trường. GV:Mời HS đọc bài d/sgk/14. Bài d/sgk/14 HS: Đọc bài d/sgk/14. - Luôn phải đi học đúng giờ, chấp hành GV: Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, và kỉ luật trong những năm tháng còn là học của lớp. sinh? - Luôn thật thà trong mọi việc, biết HS: Suy nghĩ, trả lời. nhận khuyết điểm nếu làm sai, không -Em sẽ luôn chấp hành nội quy, quy định bao che hành vi xấu.
  8. 8 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 của nhà trường và lớp học. - Luôn ý thức được việc bảo vệ lẽ phải. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác - Không làm những việc mờ ám gây nhận xét. ảnh hưởng đến mọi người. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. 4. Củng cố : ( 2’) GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Chủ đề.Yêu thương con người và đoàn kết tương trợ +Đọc bài Yêu thương con người. Ngày dạy:7/10/2021 Tiết 5 : CHỦ ĐỀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức :Nắm được khái niệm, biểu hiện của đức tính yêu thương con người trong cuộc sống, trường, lớp (Đặc biệt với những hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, neo đơn). 2. Kỹ năng: Biết sống có tình thương,biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác học tập. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra: ( 5’) Thế nào là kỉ luật? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về chủ đề Yêu thương con người *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung ghi bảng HĐ 1.Giao nhiệm vụ tìm hiểu truyện đọc 2’ I.Truyện đọc( Tự đọc) GV: Hướng dẫn học sinh tự đọc phần Bác Hồ đến thăm người nghèo truyện đọc. HS: Tự đọc. HĐ 2.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài II.Nội dung bài học học. 23’ 1.Khái niệm GV: Cho HS thảo luận nhóm -Yêu thương con người là quan tâm -Nhóm 1:Thế nào là yêu thương con giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho
  9. 9 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 người? người khác, nhất là những người gặp -Nhóm 2: Trái với yêu thương con người là khó khăn hoạn nạn. gì? 2.Biểu hiện -Nhóm 3: Biểu hiện của yêu thương con -Sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ những bất người? hạnh, khó khăn của người khác. HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. -Biết hy sinh quyền lợi của bản thân GV: Mời đại diện các nhóm trình bày kết cho người khác. quả. -Giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, HS: Trình bày kết quả thảo luận. trong cuộc sống hang ngày. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các nhóm -Dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi khác nhận xét. lầm, giúp họ tìm cách sống đúng đắn. HS: Đại diện các nhóm khác nhận xét. -Không gây mất đoàn kết, kéo bè kéo GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. phái, a dua, hoặc bao che cho nhau, HS: Lắng nghe, tiếp nhận. gây gỗ, đánh nhau, nói xấu người GV: Em có biết, trong lớp mình hoặc khác . trường mình có những bạn học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn? Em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn. HS: Liệt kê lần lượt và trả lời. GV: Nhận xét và định hướng. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. III.Bài tập HĐ 3.Giao nhiệm vụ làm bài tập Bài a/sgk/16,17 GV:Mời HS đọc bài a/sgk/16,17. HS: Đọc bài a/sgk/16,17. 10’ - Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập GV: Nhận xét hành vi của những nhân vật thể lớp 7A thể hiện lòng yêu thương trong các tình huống sau? con người vì biết quan tâm, chia sẻ, HS: Suy nghĩ, trả lời. giúp đỡ cả với những người không -Hành vi của Nam, Long, Hồng, tập thể lớp thân thiết. 7a thể hiện lòng yêu thương con người. - Hành vi của Toàn là không có lòng GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn yêu thương con người. Bởi vì, Toàn khác nhận xét. chỉ quan tâm, giúp đỡ với bạn thân, HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. còn những người khác Toàn dè dặt và GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. không thể hiện lòng yêu thương. HS: Lắng nghe, tiếp nhận 4. Củng cố : ( 2’) GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Chủ đề.Yêu thương con người và đoàn kết tương trợ +Chuẩn bị các bài tập còn lại.
  10. 10 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 Ngày dạy: /10/2021 Tiết 6 : CHỦ ĐỀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa của đức tính yêu thương con người và cách rèn luyện của bản thân. 2. Kỹ năng: Biết sống có tình thương,biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác học tập. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, giáo án. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao danh ngôn về yêu thương con người. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra : ( 5’) Thế nào là kỉ luật? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về ý nghãi của yêu thương con người. *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung ghi bảng HĐ 1.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài học. 15’ II.Nội dung bài học GV:Vì sao phải yêu thương con người 3.Ý nghĩa - Lấy ví dụ trong lịch sử của dân tộc ta thể - Yêu thương con người là truyền hiện yêu thương con người thống quý báu của dân tộc, cần HS:Lấy dẫn chứng được giữ gìn và phát huy GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác - Người biết yêu thương con người nhận xét. sẽ được mọi người yêu quý và kính HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. trọng. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. GV:Tình cảm của em ntn đối với những người luôn giúp đỡ người khác? HS: Khâm phục, ngưỡng mộ. GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức.
  11. 11 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 HS: Lắng nghe, tiếp nhận. HĐ 2.Giao nhiệm vụ làm bài tập III.Bài tập GV:Mời HS đọc bài b/sgk/17. 20’ Bài b/sgk/17 HS: Đọc bài b/sgk/17. - Thương người như thể thương GV: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về thân lòng yêu thương của con người với con - Lá lành đùm lá rách người? - Chia ngọt sẻ bùi HS: Suy nghĩ, trả lời. - Chị ngã em nâng -Lá lành đùm lá rách. - Máu chảy ruột mềm -Máu chảy ruột mềm. - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ -Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác nhận xét. HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. Bài c/sgk/17 GV:Mời HS đọc bài c/sgk/17. Trong xóm em có một bà cụ đã HS: Đọc bài c/sgk/17. già nhưng lại không có con cái GV: Hãy kể về một việc làm cụ thể của em nương tựa. Thường ngày bà cụ hay thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc đi nhiều, không thể thường xuyên hàng xóm láng giềng, người trên đường làm việc nhà. Thấy thế, em cùng phố )? các bạn thường xuyên đến chơi với HS: Chia sẻ việc tốt em đã làm. cụ, động viên, chăm sóc cụ, xu dọn GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác làm việc nhà giúp cụ. Điều này nhận xét. khiến cụ rất vui và yêu quý chúng HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. em hơn. GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. Bài d/sgk/17 HS: Lắng nghe, tiếp nhận. Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12 Trường GV:Mời HS đọc bài d/sgk/17. THPT Đô Lương, Nghệ An. Nam HS: Đọc bài d/sgk/17. còn trẻ, nhưng đã nhường sự sống GV: Em hãy kể về những tấm gương (trong của mình để cố gắng cứu vớt các lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp bạn học sinh bị đuối nước.Chiều người khác trong đời sống, trong học tập thể 30/4, 8 học sinh ở xã Trung Sơn hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra dân tộc ta? sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, HS: Kể những tấm gương tốt. 5 em bị nước cuốn trôi.Đi ngang GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các bạn khác qua, thấy nhóm học sinh chới với nhận xét. giữa dòng nước, Nguyễn Văn HS: Nhận xét câu trả lời của bạn. Nam, học sinh lớp 12T7 trường GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. THPT Đô Lương 1, lao xuống cứu. HS: Lắng nghe, tiếp nhận Sau khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình bị kiệt sức và
  12. 12 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 nước cuốn trôi. Một lúc sau, người dân chạy đến tìm cách cứu Nam nhưng quá muộn. Đến cuối buổi chiều, thi thể Nam được tìm thấy cách nơi xảy ra sự việc khoảng 100 m. 4. Củng cố : ( 2’) GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Chủ đề.Yêu thương con người và đoàn kết tương trợ +Chuẩn bị bài Đoàn kết tương trợ. Ngày dạy:18 /10/2021 Tiết 7 : CHỦ ĐỀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : -Hiểu được khái niệm, ý nghĩa về đoàn kết tương trợ. - Cách thể hiện lòng yêu thương con người và tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống hàng ngày. 2. Kỹ năng: Liên hệ bản thân và đưa ra kế hoạch rèn luyện đức tính yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống hàng ngày. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác học tập. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, giáo án. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao danh ngôn về đoàn kết tương trợ. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra: ( 5’) Ý nghĩa của yêu thương con người? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta tìm hiểu Đoàn kết, tương trợ. *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung ghi bảng HĐ 1.Giao nhiệm vụ tìm hiểu truyện đọc 1’ I.Truyện đọc( Tự đọc) GV: Hướng dẫn học sinh tự đọc phần Một buổi lao động truyện đọc. HS: Tự đọc.
  13. 13 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 HĐ 2.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài 14’ II.Nội dung bài học học. 1.Khái niệm GV: Cho HS thảo luận nhóm -Là sự thông cảm chia sẻ bằng việc -Nhóm 1:Thế nào là đoàn kết tương trợ? làm cụ thể, giúp đỡ nhau khi khó -Nhóm 2: Trái với đoàn kết tương trợ là gì? khăn. -Nhóm 3: Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. -Trái với đoàn kết tương trợ:Chia rẽ, GV: Mời đại diện các nhóm trình bày kết ích kỉ. quả. 2.Ý nghĩa HS: Trình bày kết quả thảo luận. - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp GV: Quan sát, lắng nghe. Mời các nhóm tác với mọi người xung quanh khác nhận xét. - Sẽ được mọi người yêu quý. HS: Đại diện các nhóm khác nhận xét. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó GV: Nhận xét và đưa chuẩn kiến thức. khăn. HS: Lắng nghe, tiếp nhận. - Là truyền thống quý báu của dân tộc GV: Trong thời kì dịch bệnh Covid-19,các ta. em có thấy những cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng, nhóm thiện nguyện hỗ trợ những người dân trong vùng phong toả, khu cách ly . III.Bài tập HS: Lắng nghe, tiếp nhận. Bài a/sgk/22 HĐ 3.Giao nhiệm vụ làm bài tập - Nếu là Thủy, em sẽ động viên Trung GV:Mời HS đọc bài a/sgk/22. để bạn mau khỏe bệnh. HS: Đọc bài a/sgk/22. 20’ -Giúp Trung ghi chép bài vở trên lớp, GV: Nếu là Thuỷ, em sẽ giúp Trung việc giúp Trung có thể học ở nhà. gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. Bài b/sgk/22 -Mang vở ghi trên lớp về cho Trung mượn Em không đồng ý với việc làm của và ghi bài. Tuấn. Bởi vì: -Việc làm của Tuấn là đang hại bạn GV:Mời HS đọc bài b/sgk/22. chứ không phải giúp bạn. Bởi vì, HS: Đọc bài b/sgk/22. Hưng học kém toán thì Tuấn phải giúp GV: Em có tán thành việc làm của Tuấn đỡ Hưng học toán, bằng cách giảng không? Vì sao? giải cho Hưng, cùng Hưng học nhóm. HS: Suy nghĩ, trả lời. -Việc làm hộ Hưng bài tập về nhà, sẽ -Em không tán thành việc làm của Tuấn. Vì làm Hưng ỷ lại không chịu học và kết nó khiến Hưng trở nên ỷ nại hơn. quả Hưng sẽ càng học kém toán hơn. Bài c/sgk/22 Việc làm của hai bạn trong tình huống này là không đúng. Trong giờ kiểm tra nên tự làm bài. GV:Mời HS đọc bài c/sgk/22. HS: Đọc bài c/sgk/22. GV: Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của hai bạn? HS: Suy nghĩ, trả lời.
  14. 14 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 -Em không tán thành việc làm của hai bạn. GV:Tổ chức cho HS đóng vai thực hiện tình huống thể hiện tinh thần đoan kết tương trợ. HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. 4. Củng cố : ( 2’) GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Chủ đề.Yêu thương con người và đoàn kết tương trợ +Chuẩn bị bài Đoàn kết tương trợ. Ngày dạy:25 /10/2021 Tiết 8 : CHỦ ĐỀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI VÀ ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : - Nắm được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của phẩm chất tôn sư trọng đạo. - Cách thể hiện phẩm chất trong cuộc sống hàng ngày 2. Kỹ năng: Liên hệ bản thân và đưa ra kế hoạch rèn luyện tính tôn sư trọng đạo. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác học tập. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, giáo án. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao danh ngôn về tôn sư trọng đạo. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta tìm hiểu Tôn sư trọng đạo. *Nội dung bài giảng: Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung ghi bảng HĐ 1.Giao nhiệm vụ tìm hiểu truyện đọc 1’ I.Truyện đọc( Tự đọc) GV: Hướng dẫn học sinh tự đọc phần Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng truyện đọc. tình sâu HS: Tự đọc. HĐ 2.Giao nhiệm vụ tìm hiểu ND bài II.Nội dung bài học học. 1.Khái niệm GV: Cho HS thảo luận nhóm 14’ -Tôn sư:là tôn trọng biết ơn những -Nhóm 1:Thế nào là tôn sư, trọng đạo?
  15. 15 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 -Nhóm 2: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là người làm thầy giáo,cô giáo ở mọi lúc, gì? mọi nơi -Nhóm 3: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? -Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy HS: Tiếp nhận nhiệm vụ. GV: Mời đại diện các nhóm trình bày kết dạy, trọng đạo lý làm người. quả. HS: Trình bày kết quả thảo luận. GV: Trong thời kì dịch bệnh Covid-19,các 2.Biểu hiện của tôn sư trọng đạo em học trực tuyến, vậy em làm thế nào để - Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô thể hiện lòng tôn sư trọng đạo của mình ? giáo. HS: Suy nghĩ, trả lời. - Hành độnh thái độ đền ơn đáp nghĩa. -Tham gia học trực tuyến, đầy đủ và - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng nghiêm túc. với thầy cô giáo. -Nghiêm túc thực hiện thông điệp 5k về 3.Ý nghĩa phòng chống dịch bệnh. -Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của đất nước ta. Thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo -Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Con người sống nhân nghĩa thuỷ chung trước sau như một đó là đạo lý của cha ông chúng ta từ xưa tới nay. HĐ 3.Giao nhiệm vụ làm bài tập III.Bài tập GV:Mời HS đọc bài a. Bài a/sgk HS: Đọc bài a/sgk. GV: Hành vi nào thể hiện tôn sư trọng đạo 20’ - Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo:1,3. và ngược lại? - Hành vi cần phê phán: 2,4. HS: Suy nghĩ, trả lời. - Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo:1,3. - Hành vi cần phê phán: 2,4. GV: Tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy cô giáo. Bài b HS: Suy nghĩ, trả lời. -Nhất tự vi sư bán tự vi sư. -Nhất tự vi sư bán tự vi sư. - Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. GV: Tổ chức trò chơi Đoán ý đồng đội. Cho HS suy nghĩ về các câu hỏi,sau đó với Bài c mỗi câu hỏi GV đề nghị một HS lên bảng Trò chơi: Đoán ý đồng đội. làm động tác thể hiện. HS dưới lớp quan - Một bạn đang đi, bỗng bỏ mũ.cúi sát hành động của bạn trên bảng và cho chào: Em chào cô biết động tác của hành động là nội dung Động tác của hành động là nội dung câu hỏi nào?
  16. 16 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 câu hỏi nào? - Một bạn đang đi, bỗng bỏ mũ, cúi chào: Em chào cô ạ! GV: Em sẽ làm gì để mình rèn luyện được Bài d tính tôn sư trọng đạo? Lập kế hoạch cá nhân. HS: Lập kế hoạch rèn luyện cá nhân. 4. Củng cố : ( 2’) GV khái quát toàn bài. HS đọc lại nội dung bài. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) : -Làm tiếp bài tập . Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài: Kiểm tra đánh gia giữa kì 1. +Ôn tập từ tuần 1-8 để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 1. Ngày dạy:1 /11/2021 Tiết 9 : KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : -Nhằm đánh giá được khả năng nhận thức của HS với những kiến thức đã được học. -Đánh giá đúng năng lực của HS. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày. 3. Giáo dục : Nghiêm túc, tự giác làm bài. II. Phương tiện tài liệu 1. Giáo viên: Ra đề. 2. Học sinh: Ôn tập. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 2. Kiểm tra: Không thực hiện. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1’) Hôm nay, chúng ta làm bài kiểm tra giữa kì I *Nội dung bài giảng:
  17. 17 Giáo GDCD 7 Năm học 2021-2022 UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HÒA LONG Năm học: 2021 – 2022 Môn Giáo dục công dân – Lớp: 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Trắc nghiệm( 3điểm): Chọn câu trả lời đúng (NẾU CÓ) 1. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người : A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao B. Ăn chắc mặc bền. C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. D. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. 2. Biểu hiện nào thể hiện đức tính trung thực : A. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi B. Giúp bạn làm bài kiểm tra C. Nhận lỗi thay cho bạn D. Bao che lỗi của bạn thân 3. Biểu hiện nào thể hiện sự thiếu tôn sư trọng đạo : A. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài B. Thăm thầy cô giáo cũ C. Chào thầy cô không nghiêm túc D. Học bài và soạn bài đầy đủ. 4. Biểu hiện nào thể hiện đức tính giản dị : A. Nói ngắn gọn, dễ hiểu B. Tổ chức sinh nhật linh đình C. Ăn mặc trưng diện, cầu kì. D. Nói năng cộc lốc, trống không 5. Hành vi nào thể hiện thiếu tự trọng : A. Quay cóp bài của bạn. B. Luôn giữ lời hứa với mọi người C. Không để thầy cô phê bình về việc học D. Cả ba đáp án trên đều đúng. 6. Câu nào dưới đây nói về tinh thần tôn sư trọng đạo : A. Uống nước nhớ nguồn B. Qua cầu rút ván C. Thương người như thể thương thân D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn II. Tự luận: Câu 1: (3điểm) Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì? Câu 2: (3 điểm) Bác sĩ giấu bệnh không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có đồng tình với việc làm của bác sĩ không? Vì sao? Câu 3: (1 điểm) Em hãy sưu tầm 4 câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự trọng? Hết ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM