Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2022-2023
- Tiết 23 BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. 2. Năng lực: *Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền. Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả *Năng lực phát triển bản thân: Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn. Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. * Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bài tập GDCD 7; Giấy A4, phiếu học tập, tranh ảnh, video và các câu chuyện về quản lí tiền; Đồ dùng đơn giản để sắm vai, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, . 2. Học sinh - SGK , đồ dùng và lời thoại để sắm vai. Học sinh đọc và tìm hiểu trước bài 8. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định tổ chức. Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường. 3.Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
- Hoạt động 1: Khởi động Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. GV tổ chức cho HS trong lóp chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”: Giả định em đang có 200 000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy. - Học sinh làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời. - GV gọi 3 - 5 HS lên trình bày phương án chi tỉêu của mình với điều kiện không trùng lặp vớỉ: phương án của bạn chơi trước. Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc chỉ tiêu tiền hiệu quả? GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống, tiền là phương tiện để mua sắm mọi thứ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Kiếm tiền đã khó nhưng chi tiêu tiền thế nào cho hợp lí và hiệu quả lại càng khó hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn về quản lí tiền thế nào cho hiệu quả. Tiết 23 – Bài 8: Quản lý tiền (Tiết 1) GV: Chiếu tên bài, lý giải sự phân chia các tiết trong bài Theo PPCT, bài học này được học trong 3 tiết với 3 mục tiêu như sau: Tiết 1: Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Tiết 2: Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Tiết 3: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. Vậy tiết học đầu tiên này, sẽ hướng tới mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Bây giờ cô trò mình cùng bắt đầu bài học với phần I: khám phá Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu ý nghĩa của việc quản lí 1. Ý nghĩa của việc quản tiền hiệu quả lí tiền hiệu quả GV chiếu nội dung câu chuyện trong SGK trang 44 - GV mời một HS đọc câu chuyện trong SGK và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: - GV cho HS thảo luận cặp đôi: Cách làm: Hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận câu hỏi với nhau và đưa ra ý kiến thống nhất cho câu trả lời Thời gian: 1 phút Câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thuý? +Thúy có cách quản lý tiền như thế nào? -Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau rồi ghi ý kiến thống nhất chung ra giấy.
- - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần trả lời. - GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả câu trả lời, những HS còn lại lắng nghe - HS báo cáo kết quả thảo luận - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý. - HS nhận xét nhóm bạn GV nhận xét sau đó kết luận chung câu trả lời và chốt kiến thức, chiếu lên bảng - Thúy biết lên kế hoạch cho việc quản lí tiền của mình một cách rất khoa học: • Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết (mua đồ dùng học tập, mua quà cho em trai, ủng hộ đồng bào bão lũ) • Biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân. • Nhờ vậy mà Thúy giữ được cân bằng trong việc chi tiêu, quản lí tiền rất hiệu quả. - Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả. - GV chốt: Thuý được mẹ tin tưởng giao cho một số tiền đề chi tiêu khi cần thiết. Bạn đã nhận thức được bố mẹ rất vất vả để kiếm tiền nên tự nhủ phải có trách nhiệm quản lí số tiền được cho một cách hiệu quả. Nội dung quản lí tiền của bạn Thuý bao gồm: + Giữ tiền cẩn thận. + Luôn chỉ tiêu có kế hoạch, chỉ mua những thứ thật cần thiết. + Nghĩ cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. - Với cách giữ tiền, chi tiêu có kế hoạch, phù hợp như vậy gọi là biết quản lý tiền. Vậy theo em: thế nào là quản lý tiền?
- -HS đưa ra ý kiến, gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét và chiếu lên bảng-> Liên hệ: -Em hãy chia sẻ với các bạn về cách quản lý tiền của em? - HS chia sẻ cá nhân - GV lắng nghe và hỗ trợ, khuyến khích những cách quản lý tiền hiệu quả và uốn nắn những cách chưa biết quản lý tiền hiệu quả - GV cho HS tìm ý nghĩa của việc quản lý tiền - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “THỬ TÀI HIỂU BIẾT” Luật chơi: Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Các thành viên trong đội thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, đội nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Thời gian: 2 phút. Câu hỏi: Quản lý tiền có hiệu quả đem lại điều gì cho bản thân, gia đình và xã hội? - HS nghe hướng dẫn, thảo luận nhóm, trao đổi, thống nhất nội dung, cử người tham gia trò chơi. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. - HS tham gia chơi, các bạn khác cổ vũ tinh thần thi đấu của đội mình - GV: Nhận xét kết quả và tinh thần làm việc của cả lớp, thưởng điểm cho đội chiến thắng GV chiếu lên bảng - Gợi ý trả lời: Ý nghĩa của Đối với bản -Rèn luyện quản lý tiền thân được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách
- kiếm tiền phù hợp với khả năng, sức lực của mình -tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển Đối với gia giúp giảm đình bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ - Biết quản lí tiền hiệu Đối với xã Giúp xã hội quả giúp giảm bớt gánh hội ổn định, nặng tiền bạc cho bố mẹ; giàu rèn luyện được thói quen mạnh . chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng, sức lực của mình; - GV cho HS sắm vai về cách sử dụng tiền để tạo dựng được cuộc không hợp lý, hiệu quả sống ổn định, tự chủ và ? Em có suy nghĩ gì về hậu quả của việc sử không ngừng phát triển. dụng tiền không hiệu quả trong tình huống? (Vay mượn, nợ nần, trộm cắp ) - GV nhận xét, nhấn mạnh và chuyển ý: Quản lý tiền không hợp lý, hiệu quả sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng vay mượn, nợ nần, trộm cắp -> GD học sinh biết cách sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? - Học sinh trả lời. + GV chốt: Ý nhĩa của việc quản lí tiền hiệu quả: Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù hợp với khả
- năng, sức lực của mình; để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. - GV khái quát lại nội dung tiết học Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua các bài tập GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến Bài tập 1: nào sau đây? Vì sao? *Đồng tình với ý kiến: a. Học sinh nên tập trung vào học hành, không d) vì biết quản lí tiền sẽ nên quan tâm đến tiền bạc giúp ta không cần phải lo b. Học sinh không nên giữ tiền vi không giữ lắng việc thiếu thốn chi được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc tiêu. không cần thiết *Không đồng tình với c. Tiết kiệm tiền thường chỉ dành cho những các ý kiến: người chi tiêu quá nhiều a) vì học sinh nếu biết d. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. cách quản lí tiền bạc từ sớm sẽ giúp san sẻ gánh - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. nặng cho gia đình, trang bị - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh được một kĩ năng cần thiết thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cho cuộc sống sau này. cần trả lời. b) vì học sinh không biết - GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm học giữ tiền cẩn thận hoặc chi sinh. tiêu vào những thứ không cần thiết là do không được bố mẹ, thầy cô dạy bảo, khuyên răn đúng cách. Hơn nữa, xã hội phát triển, rất nhiều nhu cầu của con người cần đến tiền bạc. Học sinh nếu như không giữ tiền, vào lúc cần thiết không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện. c) vì tiết kiệm tiền giúp ta chi tiêu hợp lí, khoa học và dành được một khoản tiền cho những lúc có sự cố đột xuất. GV: Phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh Bài tập 2: làm ra phiếu học tập với câu hỏi Nếu có một khoản tiết kiệm, mình sẽ
- PHIẾU HỌC TẬP Nếu có một khoản tiết kiệm, mình sẽ Thời gian: 2 phút - HS viết ra phiếu học tập về dự định của mình khi có một khoản tiền sẽ dùng để làm gì? - GV gọi một số HS chia sẻ về dự định của mình. - HS chia sẻ dự định của mình. GV gọi HS khác góp ý cho bạn về cách sử dụng tiền của bạn và nhận xét giáo dục HS cách sử dụng tiền có hiệu quả - GV khái quát lại bài: Như vậy, qua 2 bài tập cùng nội dung bài học ngày hôm nay đã giúp các em biết được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. - Gv chiếu bảng tổng kết nội dung bài học phần 1 Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Lập kế hoạch chi tiêu khi em có một khoản tiền thưởng HS giỏi cuối năm học là 200.000. * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 2). Ngày dạy: Tiết 24 BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN ( Tiếp) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. 2. Năng lực: * Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền.
- - Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả * Năng lực phát triển bản thân: - Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn. - Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. * Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bài tập GDCD 7; - Tranh ảnh, đồ dùng đơn giản để sắm vai, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, . 3. Học sinh - SGK , đồ dùng và lời thoại để sắm vai. - Học sinh đọc và tìm hiểu trước bài 8. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả? 3. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: MỞ ĐẦU GV cho HS tham gia trò TRÒ CHƠI TIẾP SỨC Thời gian 2’ Câu hỏi: Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung về quản lý tiền Cách làm: Có hai đội tham gia, mỗi đội chọn cử 5 bạn lên tham gia trò chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, Khi có hiệu lệnh tính giờ: Bắt đầu từ em đứng số 1 lên viết đáp án sau đó trở về cuối hàng và các bạn tiếp theo lên thực hiện. cho đến khi hết thời gian. Hết thời gian 2’ đội nào ghi được nhiều đáp án đúng đội đó sẽ thắng. Đội thắng
- sẽ nhận được điểm thưởng của cô. Gợi ý Miệng ăn núi lở Của một đồng công một nén. Có tiền mua tiên cũng được. Đồng tiền liền khúc ruột Tiền nào của nấy - Tiền mất tật mang - Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi - Ném tiền qua cửa sổ - GV gọi HS nhận xét và chốt lại các ý kiến rồi dẫn vào tiết học mới Hoạt động 2: KHÁM PHÁ (tiếp) I. KHÁM PHÁ - GV khái quát lại nội dung đã học ở tiết 1 ý nghĩa của việc quản lí tiền. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc quản lí 2. Một số nguyên tắc quản tiền hiệu quả lí tiền hiệu quả: * Nguyên tắc 1: Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. a. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp quả. dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao? b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
- - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. GV có thể gợi ý: Sản phẩm em thực sự cần là những thư thật cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt, còn những thứ em muốn có thế là những thứ rất hay, rất đẹp nhưng cũng thường rất đắt tiền nếu không có cũng không ảnh hưong đến cuộc sống. a) Thứ mong muốn có: ví dụ (5), (6), (8), (9), (11), Thứ rất cần (nếu chỉ có một số tiền có hạn): (1), (4), (8), Số (1) vì cần vở ghi để phục vụ cho việc học tập. Số (4) vì cần đồ ăn để có đủ năng lượng học tập. Số (8) vì đôi giày cũ của em đã bị rách, em cần mua một đôi giày mới để giờ học thể dục và đi lại đảm bảo an toàn hơn b) Nhận xét: Nếu như chi tiêu vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chúng ta không còn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết, khi có những trường hợp phát sinh đột ngột cần đến tiền thì sẽ không có đủ tiền để chi trả, dẫn đến hậu quả một số bạn có hành vi xấu là ăn trộm tiền, cướp giật Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ đồ gì đó, suy nghĩ kĩ xem đó có phải món đồ thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại hay không. GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang câu hỏi 2: - Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua nhữmg thứ thật sự cần Với một khoản tiền có hạn, em cần phải có nguyên tắc và phù hợp với khả năng chi trong chi tiêu, đó là: chỉ mua những thứ thật cần thiết trả như: sách, vở, dép có quai. Không nhất thiết phải mua như: điện thoại, ván trượt pa-tanh, bán pizza, Sở đĩ phải cân nhắc khi ra quyết đinh chi tiêu vì tiền em được tiêu là có hạn. Phải ưu tiên cho những nhu cầu thiết trước. Nếu
- chi tiêu vượt quá số tiền mình có sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần, * Tìm hiểu tình huống 1 ở phần 2 trong sgk trang 45 GV gọi học sinh đọc tình huống Gv nêu câu hỏi thảo luận bàn: a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp? b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao? - GV cho HS thảo luận cặp đôi Cách làm: + 2 người cùng bàn tạo thành 1 cặp - Chỉ vay tiền khi thật sự cần và phải trả đúng hẹn + Thời gian thảo luận: 1 phút + Đại diện cặp đôi trình bày + Nhóm khác nhận xét + Gv chuẩn kiến thức chiếu lên màn hình. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. a) Trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn nên các bạn trong lớp không cho H vay mượn tiền, không tin tưởng bạn nữa. b) Khi vay mượn tiền, cần chú ý: Đảm bảo rằng đó là số tiền mình có khả năng trả lại sau vì nếu không suy xét kĩ mà vay tiền thoải mái không tiết chế, có thể dẫn đến việc không đủ khả năng để trả nợ. Chú ý đến thời điểm đã giao hẹn và phải trả tiền đúng
- hẹn, nếu không sẽ làm lỡ việc của người khác và đánh mất sự tin tưởng từ họ. GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần phải du tiêu cho một việc nào đó rất cần thiết nhưng không có đủ tiền nên phai vay mượn ngưoi khác. Người cho ta vay liền vì muốn giúp đỡ đồng thời cũng tin tưởng là sẽ được hoàn trả đúng thời hạn. Vì thế, sau khi vay, em cần phải trả tiền đúng thòi hạn và đừng quên cảm ơn người đã cho mình vay tiền. Nếu không thực luện đúng nguyên tắc vay phải trảa này thì nhũng lần vay sau sẽ rất khó khăn * Nguyên tắc 2: Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả - GV tổ chức cho các nhóm đóng vai thực hiên đoạn hội thoai trong SGK, sau đó moi một nhóm lên thể hiện trước lớp. b. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả: GV đặt câu hỏi và mời đại diện các nhỏm trả lời: a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào? b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào? c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Trong đoạn hội thoại trên, trước tiên chị Hà đã xác
- định được thứ mà chị muốn mua chính là môt chiếc áo len để tặng bà => Chị Hà đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước đó mấy tháng. Chị đã tiết kiệm bằng từ số tiền tiêu vặt mà mẹ cho, thay vì mua vở mới và mua nước thì chị đã sử dụng những quyển vở từ năm trước và tự mang bình nước từ nhà đi => Mỗi tháng chị đều có một khoản tiền nhỏ để cho vào hũ tiết kiệm. b) Có một lần, em cùng chị gái đi dạo phố. Đi qua một cửa hàng, ở đó bán một đôi giày mà chị gái em rất thích. Nhưng chị nói với em rằng, bố mẹ kiếm tiền rất vất vả, vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm, dù sao giày chị vẫn còn đi tốt nên không nên tiêu tiền hoang phí. Em biết rằng chị em rất thích đôi giày đó, hơn nữa, đôi giày của chị cũng đã rất cũ rồi, đi lại vào ngày mưa thường bị trơn. Vì mấy tháng nữa là tới sinh nhật chị, em đã quyết định sẽ tiết kiệm tiền để mua quà tặng bất ngờ cho chị. Bởi vì mỗi tháng mẹ luôn cho em một khoản tiền nhất định để mua dụng cụ học tập và đồ ăn sáng. Để tiết kiệm tiền, em đã cố gắng dậy sớm và tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà, và giữ gìn dụng cụ học tập thật cẩn thận để hạn chế phải mua mới. Hơn nữa, bởi vì em vẽ tranh rất đẹp, nên mỗi khi có thời gian rảnh, em liền vẽ tranh cho các bạn bè và bán lấy tiền. Vì vậy mà sau vài tháng em đã tiết kiệm được đủ tiền mua đôi giày mà chị gái thích và tặng chị vào dịp sinh nhật. Chị gái em rất vui, còn bố mẹ thì xoa đầu và khen em khỏi. c) Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, hơn nữa còn cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng. GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức Việc đặt mục tiêu tiết kiệm trước chi tiêu thể hiện em có chủ đích thực hiện tiết kiệm khi đang có một khoản tiền nhất định. Nhờ có mục tiêu tiết kiệm, em sẽ chủ động tìm cách thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả là
- em sẽ tiết kiệm được một khoản tiến nhỏ cho riêng mình để có thể thực hiện những khoản chi tiêu khác khi cần thiết và có ý nghĩa mà không cần sự trợ cấp - Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền của bố mẹ. * GV mời HS quan sát tranh, nêu những biểu hiện tiết kiệm trong các bức tranh và trả lời câu hỏi: a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước, lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước, trong cuộc sống? b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước, mà em biết. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. a) Nhận xét: Tiết kiệm thức ăn, điện, nước, giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước là những thứ mà chúng ta sử dụng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền để mua => Sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền. Ý nghĩa: Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước, chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác. - Không lãng phí thức ăn, Hơn nữa, thức ăn, điện, nước, là những thứ có hạn, điện, nước, rất nhiều người trên thế giới gặp phải nạn đói, không có điện và nước sạch để sử dụng => Chúng ta cần phải
- sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này. b) Tiết kiệm thức ăn: Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm Tiết kiệm điện: Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng Chỉ bật bình nóng lạnh 15 phút trước khi sử dụng và tắt đi trong khi sử dụng, vừa để tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân. Tiết kiệm nước: Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch Có thể tiết kiệm nước đã qua sử dụng (nước rửa rau, ) dùng để rửa sân, rửa xe, GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức Thức ăn, điện, nước, là những thứ thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phai tiêu dùng hằng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thể còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm. GV mờỉ HS kể ra cách thực hiện tiết kiệm điện, nước, thức ăn, vật dụng - những kiến thức này HS đã được học ở bài Tiết kiệm năm lớp 6. * Nguyên tắc 3: Học cách kiếm tiền phù hợp Gv nêu câu hỏi: Em hãy kể một vài cách để kiếm thêm thu nhập mà không ảnh hưởng tới việc học tập. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. GV yêu cầu học sinh đọc tình huống trong sgk trang 47 c. Học cách kiếm tiền phù
- hợp - Kiếm tiền bằng việc tái chế a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì? b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế. Gợi ý a) Việc làm của Hằng vừa giúp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; vừa giúp Hằng kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và giúp đỡ người khác. b) Vật có thể tái chế: • Quần áo cũ • Bìa các-tông • Giấy báo cũ • Bao bì thực phẩm bằng nhựa, giấy • Kim loại, thuỷ tinh, gỗ & nhựa a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên. b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán. Gợi ý a) Các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên: • Hình 1: Bánh ngọt • Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len b) Một số mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương - Làm đồ thủ công để bán em có thể làm để bán • Tranh tự vẽ
- • Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, bánh mì ) • Thiệp thủ công • Vòng tay, vòng cổ, - Làm phụ giúp bố mẹ - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm Gv yêu cầu hs quan sát tranh ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân? b) Em hãy kể thêm những việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền. Gợi ý a) Cách các bạn trong tranh đã làm để có thêm thu nhập cá nhân: • Hình 1: Phụ giúp bố mẹ việc nhà bằng cách cho gà ăn. • Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu. b) Một số việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền: • Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo, • Giúp mẹ đi chợ • Phụ giúp bố mẹ bán hàng
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì? Gợi ý • Gửi tiền vào ngân hàng trước hết sẽ giúp ta hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí. • Ngoài ra, gửi tiền vào ngân hàng sẽ giúp cho khoản tiền của chúng ta không bị mất giá, bởi vì gửi tiền vào ngân hàng sẽ cho ta một khoản tiền lãi hàng tháng. GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập Bài tập 2: Bài tập 2 GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi các trường hợp a. Bạn K nhịn ăn sáng để ở bài tập 2 trong sgk sau đó mới đại diện 4 nhóm phát dành tiền mua truyện là chưa biểu ý kiến hợp lí vì nhịn ăn sẽ ảnh Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây? hưởng tới sức khỏe. a. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền b. H chi tiêu không hợp lí và mua cuốn truyện yêu thích. chưa biết cách quản lí tiền. b. Ngay tuần đầu tiên H đã dùng hết số tiền mẹ cho để c. Quang có thói quen tốt để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ quản lí tiền của mình. chối. d. B có thói quen rất tốt để c. Tháng nào, Quang cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm 1 quản lí chi tiêu. khoản tiền nhất định. d. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ. Học sinh làm bài tập 2 trang 49 SGK.
- - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs. Hoạt động 4: VẬN DỤNG Bài tập 1 phần vận dụng ( trang 49- SGK) - Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp mình tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện, trả lời các câu hỏi gợi ý trọng SGK. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs. * Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau: - Tìm hiểu tiếp nội dung các bài chưa làm phần luyện tập và vận dụng . Ngày dạy: / / Tiết 25 BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN – Tiết 3 A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 2. Năng lực: * Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền. - Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả * Năng lực phát triển bản thân: - Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn. - Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. * Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bài tập GDCD 7; - Giấy A4, phiếu học tập, - Tranh ảnh, video và các câu chuyện về quản lí tiền; - Đồ dùng đơn giản để sắm vai,
- - Máy tinh, máy chiếu, bài giảng powerpoint, . 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (nếu có) 3. Bài mới: - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh Hoạt động của GV – HS Sản phẩm học tập Hoạt động 1: Khởi động - GV chiếu các câu tục ngữ, thành ngữ: Theo em những câu tục ngữ, thành ngữ trên có liên quan gì đến quản lí tiền? Vì sao? “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ” “ Miệng ăn núi lở” - Học sinh suy nghĩ trả lời. - GV chốt lại và chiếu: + Câu tục ngữ: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ. Nghĩa bóng khuyên: Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì, nhẫn nại thì ắt sẽ thành công. + Câu thành ngữ: “ Miệng ăn núi lở” có nghĩa là nếu không lo lạm lụng, chỉ ngồi ăn không thì của cải có chất cao như núi rồi cũng hết. - GV dẫn dắt vào bài: Ở hai tiết trước các em đã biết được ý nghĩa việc quản lí tiền hiệu quả và nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. Tiết 25 – Bài 8: Quản lý tiền (Tiết 3) GV: Chiếu tên bài Tiết 1: Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. Tiết 2: Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. Tiết 3: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. - GV để bước đầu biết cách quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập cá nhân cô trò chúng ta cùng làm một số bài tập. Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập Bài tập 3: Xử lý các tình huống. Bài tập 3: - GV chiếu các tình huống bài 3/ SGK trang 49. - GV: Chia lớp thành 2 nhóm, sắm vai giải quyết các tình huống bài 3/ SGK trang 49. Nhóm 1. Tình huống a.
- Nhóm 2. Tình huống b. a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng. Nếu em là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao? b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái. Theo em, N nên xử sự thế nào? - HS: Sắm vai, thời gian: 6 phút - GV: theo dõi quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh (nếu cần). - Các nhóm giải quyết tình huống. - Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh khắc sâu bài học từ việc sắm vai, xử lí tình huống. GV: Đánh giá về ý thức thực hiện nhiệm vụ, cách xử lí tình huống của các nhóm và kết luận. a) Q không nên cho vay a) Cách xử lí: Đây là tình huống mở: HS có thể vì: đồng ý hoặc không đồng ý. - Gv yêu cầu HS giải thích đồng ý hoặc không đồng - Nhu cầu vay tiền mua ý vì sao? bóng để chơi không thật + Nếu em là Q, trong trường hợp thứ nhất M là một cần thiết. bạn biết giữ chữ tín, biết giữ lời hứa thì em sẽ đồng ý cho M vay tiền vì em tin bạn sẽ trả lại đúng hẹn. - Khả năng chi trả của M + Trong trường hợp thứ hai, M là người thường hay là rất khó vì còn phụ thuộc chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho M vào việc mẹ cho tiền (cho vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm khi nào và cho bao nhiêu). tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết. Đáp án mong muốn của GV: Q không nên cho vay vì: - Nhu cầu vay tiền mua bóng để chơi không thật cần thiết.
- - Khả năng chi trả của M là rất khó vì còn phụ thuộc vào việc mẹ cho tiền (cho khi nào và cho bao nhiêu). b) Cách xử lí: - Gv yêu cầu HS giải thích đồng ý hoặc không đồng ý vì sao? b) N không đồng ý vì nhu cầu ăn kem không thật cần - Nếu em là N, em sẽ giải thích rõ với các bạn rằng thiết. số tiền này em đã có kế hoạch để mua quà tặng cho bà ngoại và em gái rồi nên không thể khao các bạn - Mặt khác, N đã có ý định ăn kem được vì N đã có ý định sử dụng khoản tiền sử dụng khoản tiền đó cho đó cho những việc làm rất có ý nghĩa. Hơn nữa đây những việc làm rất có ý là số tiền mà một mình em cố gắng trong học tập và nghĩa. phụ giúp bố mẹ. Nên lần tới, nếu các bạn cùng em giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau góp sức giúp kết - Cũng có thể đưa ra gợi ý quả học tập của mọi người đều nâng cao, và được nếu không mua kem vì tốn thưởng tiền tiếp thì em sẽ khao các bạn sau. nhiều tiền thì có thể mua thứ khác để mời các bạn - Cũng có thể đưa ra gợi ý nếu không mua kem vì như bỏng ngô, bim bim tốn nhiều tiền thì có thể mua thứ khác để mời các bạn như bỏng ngô, bim bim, - GV chuyển ý. Bài tập 4. - GV chiếu nội dung bài tập 4/ SGK trang 49. Bài tập 4. Mẹ cho em 150 000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm? - HS đọc. - GV giao nhiệm vụ cho học sinh. - HS hoạt động nhóm, thời gian: 5 phút, giải quyết tình huống bài 4/ SGK trang 49. - GV: theo dõi quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh (nếu cần). - GV gọi đại diện các nhóm trình bày phương án chi tiêu trong tình huống giả định. - Đại diện các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kế hoạch của từng nhóm. - GV có thể đặt thêm câu hỏi để học sinh hiểu sâu sắc hơn vấn đề.