Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường - Năm học 2022-2023

docx 37 trang Linh Nhi 31/12/2024 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường - Năm học 2022-2023

  1. Ngày dạy: Tiết: 19 BÀI 7 : PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. Biết cách phòng, chống bạo lực học đường bằng những việc làm cụ thể. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Trọng tâm: HS nêu được biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. 2. Năng lực: *GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giải quyết vấn đề. *Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. - Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và của người khác trong học tập và sinh hoạt. - Đồng tình ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những hành vi tiêu cực. - Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. *Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội: Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế -xã hội - Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu quý mọi người, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của người khác. - Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, video bạo lực học đường, giấy A0. 2. Học sinh: SGK, Bài tập GDCD 7, bút dạ, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (nếu có) - HS lắng nghe, hỏi đáp thắc mắc (nếu có). - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới
  2. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mở đầu GV cho HS xem video về vấn nạn bạo lực học đường Sau đó GV đưa ra các câu hỏi: Em hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi xem đoạn video trên? HS trả lời GV dẫn dắt vào bài: Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn. Nhưng kéo theo đó cũng nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại được cả xã hội quan tâm, đó là vấn nạn bạo lực học đường. Để hiểu rõ bạo lực học đường là gì? Biểu hiện của nó như thế nào? Nguyên nhân từ đâu và tác hại của bạo lực học đường ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay! Theo PPCT, nội dung của bài được chia thành 4 tiết Tiết 1: Từ mục Mở đầu đến hết mục 1: Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường (Khám phá)- luyện tập. Tiết 2: Mục 2: Cách ứng phó với bạo lực học đường (Khám phá) – luyện tập. Tiết 3: Mục 3: Quy định của pháp luật (Khám phá) –luyện tập. Tiết 4: Mục 4. Trách nhiệm của Hs trong việc phòng chống bạo lực học đường- luyện tập Vậy, bây giờ cô trò mình cùng nhau tìm hiểu nội dung của tiết 1! Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân 1. Biểu hiện, nguyên nhân và và tác hại của bạo lực học đường tác hại của bạo lực học đường - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập - GV chiếu slide những hình ảnh về bạo lực học đường - GV đưa ra câu hỏi: Những bức ảnh trên đề cập đến nội dung gì?
  3. - HS trả lời +Ảnh 1: Đánh đập, hành hạ, ngược đãi, xâm hại thân thể, sức khỏe của người khác. + Ảnh 2: Cố tình cô lập, xua đuổi người khác. + Ảnh 3: Bắt nạt học đường. + Ảnh 4: Lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân *Khái niệm bạo lực học đường phẩm người khác. BLHĐ là hành vi ngược đãi, GV: nội dung 4 bức ảnh này đều phản ánh bạo lực đánh đập, xâm hại thân thể, sức học đường và khái niệm này được quy định trong khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt phẩm, cô lập, xua đuổi các hành Nam tại khoản 5, Điều 2, Nghị định số 80 của vi khác gây tổn hại về thể chất, Chính phủ năm 2017. tinh thần của người học, trong cơ - GV mời HS đọc sở giáo dục hoặc lớp độc lập. - GV kết luận và chiếu nội dung khái niệm lên màn hình. GV chiếu thông tin trong SGK trang 38-39 - GV gọi HS đọc thông tin - HS đọc thông tin GV cho HS thảo luận nhóm Cách thức: Các nhóm 2 HS trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến ghi ra phiếu học tập Thời gian : 1 phút Câu hỏi: Tìm biểu hiện của bạo lực học đường trong tình huống các trường hợp trên? - HS của nhóm ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau rồi ghi ý kiến thống nhất chung ra phiếu học tập.
  4. - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV quan sát và hỗ trợ khi cần. Sau khi hết thời gian, giáo viên yêu cầu HS nộp bài làm của mình qua máy chiếu vật thể. - GV gọi 2 nhóm lên trình bày, sau đó hỏi các nhóm khác có biểu hiện nào khác các biểu hiện mà 2 nhóm trình bày. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý. - HS nhận xét nhóm bạn. PHIẾU HỌC TẬP Trường hợp 1 Trường hợp 2 Trường hợp 3 Gợi ý trả lời PHIẾU HỌC TẬP *Biểu hiện: Trường hợp C tụ tập gây gổ đánh nhau, nói 1 xấu BLHĐ có nhiều biểu hiện như đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng Trường hợp H bị cô lập, nói xấu, ghép ảnh bố, cô lập, lan truyền những 2 chế giễu thông tin sai sự thật về người học, xảy ra trong cơ sở giáo Trường hợp Q & N đánh nhau 3 dục. GV: Chốt lại biểu hiện bạo lực học đường - HS ghi bài GV dẫn dắt: BLHĐ là 1 vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ hết nóng vậy nguyên nhân của
  5. BLHĐ bắt nguồn từ đâu. Để tìm hiểu nguyên nhân của BLHĐ cô muốn các em tham gia 1 trò chơi, các em có sẵn sàng không nào? Trò chơi của cô có tên gọi là “Ai nhanh hơn”. GV phổ biến luật chơi: - GV chia lớp thành 2 đội chơi - 2 đội có thời gian 1 phút để suy nghĩ tìm ra các nguyên nhân. - Trong thời gian 2 phút các thành viên của 2 đội ghi các đáp án ra các tấm thẻ và dán lên bảng phụ. *Nguyên nhân của bạo lực học đường Câu hỏi: Tìm các nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp và các nguyên nhân - Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa khác mà em biết? tuổi học sinh; do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do ảnh hưởng - GV mời đại diện của 2 đội lên trình bày từ môi trường gia đình, môi - Sau đó khái quát thành các nguyên nhân trường xã hội không lành mạnh, do sự thiếu quan tâm từ cơ sở - Chốt kiến thức và cho HS ghi bài giáo dục - GV: Như vậy, khi xảy ra bạo lực học đường nó sẽ để lại hậu quả như thế nào? - HS trả lời trường hợp trong SGK và cả hậu quả bên ngoài Gợi ý trả lời: + Trường hợp 1: C bị nhà trường kỉ luật. + Trường hợp 2: H bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lí. + Trường hợp 3: Q&N bị nhà trường kỉ luật. Ngoài ra .
  6. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung GV chuyển ý Bạo lực học đường là một vấn nạn, diễn ra ngày càng nhiều và với nhiều hình thức phức tạp. Vậy tác hại của bạo lực học đường là gì? GV ghi tiêu đề GV cho HS chơi trò chơi “Tập làm phóng viên nhí” Thời gian: 3’ Luật chơi: Một bạn HS đóng vai phóng viên xuống dưới lớp để phỏng vấn một số bạn với những câu hỏi liên quan đến bài học. Các bạn được phỏng vấn tự giới thiệu về mình ngắn gọn trước khi trả lời phỏng vấn. Câu 1: Tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh? Câu 2: Bạn đã từng bị bạo lực học đường chưa? Câu 3: Các bạn thử hình dung, nếu chúng ta gây ra bạo lực học đường thì tâm lý của bố mẹ chúng ta sẽ như thế nào? Câu 4: Điều mà bạn mong muốn ở một ngôi trường là gì? - GV chốt kiến thức, trình chiếu *Tác hại: - HS ghi bài Bạo lực học đường gây ra nhiều GV khái quát: Qua phần các em trả lời, chúng ta tác hại đối với học sinh, gia đình, thấy bạo lực học đường thật sự nguy hiểm, nó ảnh nhà trường và xã hội. hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Các em đã biết được biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của
  7. BLHĐ. Cô mong rằng các em hãy tránh xa bạo lực học đường . GV chiếu hình ảnh bạo lực học đường Tình hình ở Việt Nam và trên thế giới. GV kết luận Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập II. Luyện tập Bài 1: Bài 1: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây a)Sai. Bạo lực học đường là hành đúng hay sai? Vì sao? vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng GV cho HS chơi trò chơi giải cứu mạ, xúc phạm danh dự, nhân Phổ biến luật chơi: phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh thể chất, tinh thần cử người học nhau. xảy ra trong cơ sở giáo dục. b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây b)Đúng. Nguyên nhân xảy ra bạo ra. lực học đường có thể là do: đặc c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức điểm tâm sinh lí lứa tuổi học khỏe thể chất. sinh, do thiếu kiến thức, kĩ năng xấu, môi trường xã hội không d) Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách lành mạnh, do sự thiếu quan tâm nhiệm riêng của ngành Giáo dục. từ cơ sở giáo dục, gia đình, . - GV gọi HS đọc và trả lời. c) Sai. Bạo lực học đường gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. d) sai. Việc phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của các sơ sở giáo dục, gia đình và xã hội.
  8. Bài 2: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” GV chiếu trên màn hình các bức tranh có liên quan đến nội dung bài học. HS có 10s để suy nghĩ và trả lời Đáp án: Học đường Đáp án: Hạ hỏa
  9. Đáp án: Kiến thức Đáp án: Quan tâm BT2: Sắm vai xử lí tình huống: Cách thức: GV cho 4 HS đóng vai tình huống về bạo lực học đường Tình huống:
  10. Câu hỏi: Em đồng tình với bạn nào trong tình huống trên? Em không đồng tình với bạn nào? Vì sao? GV gọi HS trả lời HS trả lời GV nhận xét, kết luận Hoạt động 4: Vận dụng - GV giao BT vận dụng Em hãy vẽ tranh chủ đề: Phòng, chống bạo lực học đường với thông điệp lên án, đòi chấm dứt bạo lực học đường, - Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) +Hoàn thiện tranh + Đọc nội dung 2) Cách ứng phó với bạo lực học đường + Dự kiến cách ứng phó của bản thân GV kết thúc tiết học bằng bài hát “Lớp chúng mình” và nói thông điệp về đoàn kết, đẩy lùi bạo lực; xây dựng trường học an toàn và hạnh phúc. Ngày dạy: Tiết 20 BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ( Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết cách ứng phó, trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. - Biết cách phòng, chống bạo lực học đường bằng những việc làm cụ thể. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 2. Năng lực: *GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giải quyết vấn đề. *Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. - Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và của người khác trong học tập và sinh hoạt.
  11. - Đồng tình ủng hộ những thái độ, hành vi tích cực; phê phán, đấu tranh với những hành vi tiêu cực. - Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. *Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội: Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế -xã hội - Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu quý mọi người, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của người khác. - Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, video bạo lực học đường, giấy A0. 2. Học sinh: SGK, Bài tập GDCD 7, bút dạ, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đồ dùng, sách vở 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy trình bày nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường? 3. Bài mới HĐ của GV và HS Nội dung cân đạt Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi: Hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó? - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi; Gv quan sát, gợi ý, khuyến khích HS chia sẻ. - GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi; - HS khác lắng nghe, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt và giới thiệu chủ đề bài học Hoạt động 2. KHÁM PHÁ
  12. Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận – I. KHÁM PHÁ nội dung thảo luận Gv đã in trong 1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại phiếu học tập của bạo lực học đường Nhóm 1: Tìm hiểu cách ứng phó trước 2. Cách ứng phó với bạo lực học đường khi xảy ra bạo lực học đường Yêu cầu: Đọc tình huống 1,2/39 SGK và trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường? Câu 2: Theo em Hs cần phải làm gì để phòng tránh bạo lực học đường? Nhóm 2: Tìm hiểu cách ứng phó khi xảy ra bạo lực học đường Yêu cầu: Đọc tình huống 1, 2 SGK/40 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên? Câu 2: Theo em Hs nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Lệt kế theo gọi ý dưới đây. Khi xảy ra Nên làm Không nên bạo lực học làm đường Nhóm 3: Tìm hiểu cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường Yêu cầu:Đọc tình huống 1, 2 SGK/40 - 41 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong các tình huống trên? Câu 2: Theo em Hs nên làm gì và không nên làm gì sau khi xảy ra bạo lực học đường? vì sao? Sau khi xảy Nên làm Không nên ra bạo lực làm học đường
  13. - Hs suy nghĩ cá nhân, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời chuẩn bị báo cáo - Gv theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ khi cần thiết. - Đại diện nhóm báo cáo - Sản phẩm dự kiến: Nhóm 1: Để phòng tránh bạo lực học đường: + Em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông bảo cho giáo viên hoặc những người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi có nguy cơ xày ra bạo lực học đường; + Em cần tránh: kết bạn với những bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường: -Nhóm 2: Khi gặp bạo lực học đường: + Em cần phải bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát, + Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo Để phòng tránh bạo lực học đường: lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực, + Em cần kết bạn với những bạn tốt; trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; thông bảo cho giáo viên hoặc những Nhóm 3: Để xử lí hậu quả của bạo lực người lớn đảng tin cậy khi phát hiện nguy học đường:
  14. + Em cần thông báo sự việc với bố cơ bạo lực học đường; rời khỏi những nơi mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ có nguy cơ xày ra bạo lực học đường; họ hỗ trợ đàm bào an toàn; nhờ sự trợ + Em cần tránh: kết bạn với những giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh bạn xấu; tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; tụ viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo + Tránh giấu giếm, bao che, tự giải lực học đường: quyết bằng các biện pháp tiêu cực, - HS nhận xét, bổ sung Khi gặp bạo lực học đường: - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm + Em cần phải bình tĩnh, kiềm chế việc của HS. các cảm xúc tiêu cực; chủ động - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát, + Kết quả làm việc của học sinh. + Em cần tránh: tỏ thái độ khiêu + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo trong khi làm việc. lực để đáp trà; kêu gọi bạn bè cùng tham Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. gia bạo lực, - Hs nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, kết luận Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường: • Liên hệ: - Bản thân em đã gặp trường hợp nào liên + Em cần thông báo sự việc với bố quan bạo lực học đường chưa? mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đàm bào an toàn; nhờ sự trợ - Cách xử lý của em khi xảy ra bạo lực giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh học đường là gì? viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường + Tránh giấu giếm, bao che, tự giải - Trao đổi: quyết bằng các biện pháp tiêu cực, Em hãy kể lại một tình huống mâu thuẫn của bạn bè từng chứng kiến, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
  15. - Hs nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, kết luận Hoạt động 3: LUYỆN TẬP II. LUYỆN TẬP Bài 1: Bài 1: Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và - Trước khi xảy ra bạo lực học đường: d - Trong khi xảy ra bạo lực học đường: a, b,c, sau khi xảy ra bạo lực học đường e - Sau khi xảy ra bạo lực: g
  16. Bài 2 ( bài 3/ sgk tr.43) -GV giao nhiệm vụ: mỗi nhóm bàn trả lời một tình huống – GV nêu yêu cầu: Em hãy đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng, chống bạo lực học đường khi xuất hiện các tình huống sau: a/ Nhận được tin nhắn hoặc thư đe doạ từ người khác; Bài 2: b/ Một người bạn đang có mâu thuẫn với -Gợi ý: em hẹn em ở trường nói chuyện riêng sau giờ học; a. Khi nhận được tin nhắn đe dọa từ người khác: c/ Một nhóm HS cùng trường yêu cầu em gặp mặt với thái độ khó chịu. -Nên: báo cho thầy cô, người thân d/ Khi vô tình nghe nhóm -Không nên: tỏ thái độ thách thức, b. Khi có một người bạn đang mâu thuẫn: -Nên: Nhẹ nhàng từ chối bạn -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Không nên: Đồng ý bạn gặp nơi văng -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. vẻ, rủ bạn bè cùng đi với mục đích tiêu – GV nhận xét, khen ngợi nhóm có cách cực: đánh nhau, xử lí tình huống tốt. c. Khi một nhóm bạn hs :
  17. - Nên: dùng thái độ nhẹ nhàng từ chối hoặc kiếm cớ trì hoãn và báo cáo với GV hỗ trợ d. Khi vô tình - Nên: Tìm cách báo lại với giáo viên để hỗ trợ kịp thời -Không nên: im lặng che giấu, kể cho bạn khác nghe và rủ cùng dđi xem đánh nhau. Hoạt động 4: Vận dụng -Bài tập : Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lai cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra được qua các hoạt động - Về nhà: chuẩn bị tiết 3 Ngày dạy: Tiết 21- BÀI 7 : PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ( Tiết 3) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. - Nắm được các quy định cụ thể của PL cho từng đối tượng tham gia vào tệ nạn bạo lực học đường Trọng tâm: HS nắm được 1 số quy định cơ bản của PL và từ đó điều chỉnh hành vi bản thân 2. Năng lực: *GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giải quyết vấn đề. *Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. - Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và của người khác trong học tập và sinh hoạt thong qua các quy định của PL
  18. - Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. *Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội: Vận dụng Kiến thức PL vào cuộc sống - Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu quý mọi người, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của người khác. - Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, video bạo lực học đường, giấy A0. Bộ luật dân sự 2015 2. Học sinh: SGK, Bài tập GDCD 7, bút dạ, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Đưa ra cách xử lí của bản thân nếu rơi vào tình huống sau : Trên đường đi học về em bị 1 nhóm bạn học khác lớp chặn lại và có hành vi xâm hại đến thân thể ?( túm áo , lôi kéo xô đẩy , lời lẽ xúc phạm , dọa nạt ) - HS lắng nghe, đưa ra cách xử lí -GV nhận xét và chỉ ra ưu điểm , hạn chế của từng cách HS nêu ->Đưa ra phương án tối ưu nhất - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mở đầu GV cho HS xem lại những hình ảnh về bạo lực học đường Sau đó GV đưa ra các câu hỏi: Em hãy cho biết các thành phần , đối tượng tham gia vào bạo lực học đường ? HS cần trả lời được :Bạo lực học đường là sự xung đột , mâu thuẫn giữa các thành phần + HS với HS
  19. + HS với GV và ngược lại + GV với GV và CB quản lí + Phụ huynh với GV + Phụ huynh với HS và ngược lại + Phụ huynh với phụ huynh và với cán bộ nhà trường GV dẫn dắt vào bài: Vậy đối với mỗi thành phần tham gia vào vấn đề bạo lực học đường , dưới các hình thức khác nhau thì PL nước ta có những quy định cụ thể nào để ngăn chặn vấn nạn trên ?Để hiểu rõ các quy định của PL chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay! Theo PPCT, nội dung của bài được chia thành 4 tiết , hôm nay chúng ta tìm hiểu T3 Tiết 3: Mục 3: Quy định của pháp luật (Khám phá) –luyện tập. Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Tìm hiểu 1 số quy định của PL về phòng 3. Một số quy định của PL về phòng chống bạo lực học đường chống bạo lực học đường - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập - GV chiếu slide những hình ảnh về các vụ xét xử có nội dung liên quan đến tệ nạn bạo lực học đường trong thời gian gần đây - GV đưa ra câu hỏi: Những phiên tòa xét xử , những bản án được tuyên giúp e nhận thức được điều gì ? - HS trả lời + Sự coi trọng tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của mỗi con người + Tính chất nguy hiểm của bạo lực học đường và sự quan tâm của mọi lực lượng trong xã hội đối với vấn nạn trên
  20. + Sự nghiêm minh của PL + Hình phạt thích đáng và có sức răn đ echo các đối tượng tham gia vào tệ nạn bạo lực học đường GV cho HS quan sát tình huống PL ( Bảng phụ ) - GV mời HS đọc GV cho HS thảo luận nhóm Cách thức: Các nhóm 2 HS trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến ghi ra phiếu học tập Thời gian : 3 phút Câu hỏi:Với các hành vi bạo lực học đường trên , mỗi chúng ta có kĩ năng gì để phòng ngừa? - HS của nhóm ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau rồi ghi ý kiến thống nhất chung ra phiếu học tập. - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV quan sát và hỗ trợ khi cần. Sau khi hết thời gian, giáo viên yêu cầu HS nộp bài làm của mình qua máy chiếu vật thể. - GV gọi 2 nhóm lên trình bày, sau đó hỏi các nhóm khác nhận xét và bổ xung kiến thức - HS nhận xét nhóm bạn. PHIẾU HỌC TẬP Kĩ năng Nhóm 1
  21. Nhóm 2 Nhóm 3 Gợi ý trả lời PHIẾU HỌC TẬP Kĩ năng Nhóm 1 Có kĩ năng tự vệ , có kiến thức Pl . Hiểu được những ai có thể tham gia trực tiếp , gián tiếp vào tệ nạn bạo lực học đường . Bản thân phải có ý thức đạo đức tốt Nhóm 2 Biết được những ai có thể tham gia vào tệ nạn bạo lực học đường . Biết cách bảo vệ bản thân , chống trả thích đáng khi bị xâm phạm quyền và lợi ích . Tôn trọng quyền và lợi ích của người khác Nhóm 3 Nhận biết được bạo lực học đường là xấu , là tình trạng mâu thuẫn giữa nhiều thành phần trong và ngoài nhà trường. Mình có quyền bảo vệ mình , mình được Pl bảo vệ và mình phải biết bảo vệ mọi người khi
  22. thấy họ là nạn nhân của bạo lực học đường GV: Chốt lại nội dung bằng ý 1 Điều 6 ND80/2017 của CP - HS ghi bài -GV cho HS tham khảo 1 số quy định của PL về phòng chống bạo lực học đường và hỏi : Những ai có nguy cơ là tội phạm , nạn nhân của bạo lực học đường ? ->HS chỉ ra được : Ai cũng có thể trở thành tội phạm , nạn nhân của bạo lực học đường ( Nhắc lại nội dung khám phá ) -Thảo luận : 1 số người trong xã hội , dù nắm rõ các quy định của PL nhưng vẫn trở thành tội phạm , nạn nhân của bạo lực học đường ? Chỉ ra các nguyên nhân chính ?
  23. HS trao đổi , hỏi đáp thông tin , kết luận bằng ý kiến cá nhân . GV lắng nghe , gọi HS khác nhận xét , sau đó chốt KT : + Nguyên nhân : Coi thường quy định của PL ; Thiếu hiểu biết PL đặc biệt là những quy định về phòng chống bạo lực học đường ; Cố tình vi phạm vì lợi ích cá nhân; Có xu hướng bạo lực từ trong cuộc sống , giao tiếp hàng ngày ; Phẩm chất đạo đức kém , coi thường quyền của mọi người ; Chưa nhận thức được nghĩa vụ cao cả của cá nhân trong môi trường học đường . *Biện pháp phòng ngừa bạo lực học GV cho HS xem tranh ảnh có những nội đường dung : - Giáo dục , trang bị kiến thức , kĩ năng + Đánh nhau giữa các HS về phòng , chống xâm hại người học + HS bị 1 nhóm bạn đánh - Phổ biến quy định của PL về phòng + HS hiền lành bị bạn bè trêu chọc thái chống bạo lực học đường , bạo lực trẻ quá em trên môi trường mạng cho mọi lực lượng trong xã hội ->Chỉ ra những thành nào đã tham gia vào bạo lực học đường ? Thành phần nào có - GD , tư vấn kiến thức , kĩ năng tự bảo nguy cơ cao bị bạo lực học đường ? vệ cho người học ->HS chỉ ra được các thành phần theo câu hỏi và giải thích được lí do lựa chọ của mình - GV hỏi HS : đối với trường hợp người học có nguy cơ bị bạo lực học đường , chúng ta sẽ có những biện pháp nào hỗ trợ họ ? Nêu quy định của PL về vấn đề trên ? HS trả lời câu hỏi dựa trên trò chơi : Ai nhanh hơn . Thời gian 5p , có thư kí cuộc chơi để đánh giá và cho điểm 2 đội
  24. HS chia làm 2 đội lên điền trên bảng phụ các biện pháp hỗ trợ mà mình biết -Hết 5p , GV yêu cầu thư kí cuộc chơi làm nhiệm vụ , GV chốt kiến thức theo nội dung 2 . với mỗi 1 ý , GV có minh họa và dẫn chứng cụ thể để HS nắm được nội dung : + Nhận biết thông qua hành vi , thái độ + Tâm sự , phân tích diễn biến tâm lí , dự kiến tình huống tốt xấu nếu như hành vi đúng , sai tương ứng + Kịp thời ngăn chặn bằng các thông báo đến các lực lượng giáo dục : Nhà trường , gia đình , tổ chức xã hội . HS xem 1 đoạn clip , trả lời câu hỏi liên quan : bạo lực học đường dễ hay khó xảy ra ? CM ? HS trả lời theo ý kiến cá nhân , GV KL : dễ xảy ra vì nó mang tính bột phát nhiều , dễ bị kích động bởi đám đông , cộng đồng mạng và đối tượng tham gia đa dạng -Qua clip , phán đoán độ tuổi của những đối tượng tham gia bạo lực học đường ? Họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình hay không ? CM bằng quy định của PL ? GV cho HS đọc Đ 586 BLDS 2015 ( Trích ) , rút ra nội dung kiến thức : - Qua nội dung kiến thức Tiết 3 , em hãy liên hệ bản thân theo các câu hỏi sau :
  25. + Có tham gia vào bạo lực học đường chưa ? + Có nguy cơ tham gia không ? + Để không tham gia vào bạo lực học đường , bản thân cần trang bị những gì ? + Cách góp phần của bản thân nhằm giảm bớt và tiến tới xóa sạch bạo lực học đường tại môi trường em đang học tập ? -HS trả lời ý kiến cá nhân , bổ xung , KL nội dung về các quy định vừa học GV chuyển ý Bạo lực học đường là một vấn nạn, diễn ra ngày càng nhiều và với nhiều hình thức phức tạp. Các hình thức xử lí chủ yếu mang tính răn đe , chưa nghiêm để ngăn chặn triệt để . Chúng ta tới 1 phiên tòa , tại đó thẩm phán , bị cáo , nạn nhân sẽ cho chúng ta nhận biết 1 phần kiến thức PL liên quan đến bạo lực học đường và rút ra bài học cho bản thân? GV cho HS thực hiện nội dung đã chuẩn bị với tiêu đề : Tòa xử án Thời gian: 10’ Bảng phụ - GV hỏi HS sau khi thời gian kết thúc Bảng phụ *Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường -Phát hiện các hành vi bạo lực kịp thời GV kết luận -Tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực
  26. -Loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực *Quy định về trách nhiệm bồi thường : SGK Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập II. Luyện tập Bài 1: Bài 1: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai? Vì sao? Phổ biến luật chơi:
  27. a) Quy định của Pl chỉ dành cho người bị bạo lực học đường a)Sai. Quy định của Pl về bạo lực học b) Quy định của Pl dành cho tất cả các đường là dành cho tất cả các thành phần thành phần tham gia vào bạo lực học tham gia vào lĩnh vực học tập. đường b)Đúng. Vì PL là quy định chung cho tất c) Chỉ khi là nạn nhân của bạo lực học cả mọi người đường mới được Pl bảo vệ c) Sai. Là CD Việt Nam sẽ được PL bảo d) Việc phòng, chống bạo lực học đường vệ là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục. d) sai. Việc phòng chống bạo lực học - GV gọi HS đọc và trả lời. Gv chuẩn KT đường là trách nhiệm của các sơ sở giáo dục, gia đình và xã hội. Hoạt động 4: Vận dụng - GV giao BT vận dụng : Bài tập ai nhanh hơn : GV chiếu hình ảnh 1 số vấn đề trong xã hội , HS đọc nội dung các bài học tương ứng cho mỗi bức ảnh - Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) + Chuẩn bị nội dung 4) Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống bạo lực học đường + Dự kiến cách ứng xử của bản thân với thầy cô, các bậc PH, bạn bè trong trường lớp thông qua tự xây dựng tình huống giả định của 3 nhóm Ngày dạy: Tiết 22- BÀI 7 : PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ( Tiết 4) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. - Nắm được các quy định cụ thể của PL cho từng đối tượng tham gia vào tệ nạn bạo lực học đường
  28. Trọng tâm: HS nắm được 1 số quy định cơ bản của PL và từ đó điều chỉnh hành vi bản thân theo hướng tích cực và đấu tranh với các hành vi bạo lực học đường 2. Năng lực: *GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng giải quyết vấn đề. *Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. - Đánh giá được tác dụng và tác hại của thái độ, hành vi đạo đức và pháp luật của bản thân và của người khác trong học tập và sinh hoạt thong qua các quy định của PL - Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân điều chỉnh được thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức. *Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội: Vận dụng Kiến thức PL vào cuộc sống - Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu quý mọi người, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của người khác. - Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, bài giảng powerpoint, video bạo lực học đường, giấy A0. Bộ luật dân sự 2015 2. Học sinh: SGK, Bài tập GDCD 7, bút dạ, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày điều 586 BLDS 2015 ( trích ) -GV nhận xét và chỉ ra ưu điểm , hạn chế của từng cách HS nêu - GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mở đầu GV cho HS 3 nhóm lên trình bày tình huống giả định ( ND giao phần về nhà tiết 3) ? HS mỗi nhóm trình bày tình huống nhóm mình và đưa ra phương án giải quyết Đại diện các nhóm còn lại lên đặt câu hỏi phản biện