Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Năm học 2022-2023

docx 23 trang Linh Nhi 31/12/2024 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Năm học 2022-2023

  1. Ngày dạy: Tiết 11: BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm thế nào là di sản văn hoá - Nêu được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác để tìm hiểu di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị của di sản thiên nhiên và di sản tinh thần mà cha ông đã dể lại B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập, video, tranh ảnh về di sản văn hóa. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? E hãy lấy ví dụ về việc giữ chữ tín của bản thân? - HS trả lời - GV nhận xét, cho điểm 3. Bài mới
  2. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. - GV: Tổ chức thực hiện trò chơi “Tiếp Sức” * Cách làm: - GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó phổ biến luật chơi. - Phổ biến thể lệ: 2 nhóm cùng kể tên và hát các làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc? - GV đặt câu hỏi: Theo em những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? - Nhóm nào kể tên được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. - GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi. - Hs tham gia trò chơi đúng luật - GV cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc. - GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học. - Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới Việt Nam là đất nước có kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú, nhiều di sản được UNESCO cộng nhận là di sản văn hóa thế giới. Để hiểu rõ hơn trong bài học hôm này chúng ta cùng đi tìm hiểu. Tiết 21 – Bài 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA (Tiết 1) GV: Chiếu tên bài, lý giải sự phân chia các tiết trong bài Theo PPCT, bài học này được học trong 3 tiết với 3 mục tiêu như sau: Tiết 1: Nêu được khái niệm thế nào là di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. Tiết 2: Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. Tiết 3: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Vậy tiết học đầu tiên này, sẽ hướng tới mục tiêu: Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. Bây giờ cô trò mình cùng bắt đầu bài học với phần I: khám phá Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá
  3. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm di sản văn 1. Khái niệm di sản hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt văn hóa và một số loại Nam. di sản văn hóa của * Khái niệm di sản văn hóa Việt Nam. - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ cùng phân tích, làm rõ 6 bức tranh: GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh và trả I. Khám phá lời câu hỏi: 1. Khái niệm Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ, ) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ, ) * Các di sản văn hóa ở Việt Nam: - Di sản văn hóa vật thể: + Quần thể di tích Cố đô Huế + Phố cổ Hội An + Hoàng thành Thăng Long + Di sản văn hóa phi vật thể: + Dân ca Quan họ + Ca trù + Hội Gióng + Hát xoan Phú Thọ
  4. a) Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa? Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể? Hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể? b) Theo em, di sản văn hóa là gì? c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết? - GV cho HS quan sát và suy nghĩ chuẩn bị câu hỏi - HS suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận - GV quan sát, hỗ trợ, động viên, nhắc nhở - GV mới đại diện các nhóm trình bày - Các HS khác thảo luận về những chia sẻ của nhóm bạn, nhận xét đânhs giá.
  5. a) Bức ảnh 1: Hồ Gươm, Hà Nội - Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam. - Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. - Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi - Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước. Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Bức ảnh 2: Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ Đây không phải là di sản văn hóa. Bức ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế, Huế - Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. - Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần ). - Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất. - Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Bức ảnh 4: Tháp Chăm, Ninh Thuận - Đây không phải là di sản văn hóa. - Tháp Chăm ở Ninh Thuận mới chỉ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Bức ảnh 5: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam. - Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh
  6. này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. - Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc. Bức ảnh 6: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó - Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới - Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá
  7. gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ, ) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ, ). c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam: - Di sản văn hóa vật thể: + Quần thể di tích Cố đô Huế + Phố cổ Hội An + Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa phi vật thể: + Dân ca Quan họ + Ca trù + Hội Gióng + Hát xoan Phú Thọ - Gv chốt Hs ghi vở Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua các bài tập GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài tập 1: a. Em hãy kể tên những DSVH của Việt Nam được UNESCO công nhận là DSVH thế giới? Bài tập 1: b. Em hãy kể tên một số DSVH hoặc DTLS trên a. Chùa Hương, Vịnh Hạ thế giới mà e biết? Long, Nhã nhạc cung đình Trò chơi: “TIẾP SỨC” Huế, Vườn quốc gia - Cách chơi: Phong Nha- Kẻ Bàng, + GV mời mỗi nhóm 5 học sinh Quan họ, ca trù, Hát xoan, + HS liệt kê đáp án trên bảng phụ trò chơi dân gian Kéo + Lần lượt các bạn trong nhóm ghi đáp án của mình co, trên bảng phụ đến khi hết lượt lại quay lại bạn đầu. b. Kim Tự Tháp, Angkor Wat – CamPuchia, Vạn Lý trường thành, Tháp Eiffel,
  8. Bài tập 2: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa Bài tập 2: DSVH vật thể và DSVH phi vật thể: * Giống nhau: - Gv tổ chức thảo luận nhóm - Đều là DSVH - Mỗi nhóm có 2 phút để suy nghĩ và viết câu trả lời - Đều có giá trị lịch sử, ra bảng phụ. văn hóa, khoa học được truyền từ thế hệ này sang - GV mở rộng: Giới thiệu cho HS về 7 kỳ quan thế thế hệ khác. giới. * Khác nhau: DSVH DSVH - GV khái quát lại bài: vật thể phi vật thể - Là sp vật - Là sp tinh Như vậy, qua 2 bài tập cùng nội dung bài học chất thần ngày hôm nay đã giúp các em biết được thế nào là - Có hình - Không có DSVH, và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. dạng rõ rang hình dạng - Gv chiếu bảng tổng kết nội dung bài học - Có thể - Không thể Các em ạ, DSVH tạo nên bản sắc riêng của mỗi chạm vào chạm vào được được mà chỉ cộng đồng, mỗi dân tộc là tiếng nói, chữ viết, lễ hội, có thể cảm kiến trúc, trang phục Các giá trị văn hóa này do nhận các cộng đồng dân tộc thiểu số sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển, là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của mỗi cộng đồng Cô mong rằng sau bài học này các em sẽ thêm yêu và tự hào hơn nữa về những DSVH của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về DSVH ( Việt Nam và Thế giới) - Hãy viết 1 bài thuyết trình cho một HDV Du lịch giới thiệu cho khách nước ngoài về một DTVH của Việt Nam. * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 2: Ý nghĩa của việc bảo vệ DSVH
  9. đối với con người và xã hội) Ngày dạy: Tiết 12: BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác để tìm hiểu di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị của di sản thiên nhiên và di sản tinh thần mà cha ông đã dể lại B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập, video, tranh ảnh về di sản văn hóa. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
  10. Hoạt động 1: Khởi động Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. - Giáo viên khởi động bài mới bằng việc cho học sinh xem và nghe video về 1 số làn điệu dân ca Quan họ - Học sinh nghe, xem video ? Sau khi xem xong video, bạn nào có thể chia sẻ cho cô và cả lớp biết các làn điệu dân ca Quan họ trên có phải là di sản văn hóa của Việt Nam không? Vì sao? - Thông qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt: Văn hóa là di sản quý báu của toàn dân tộc, được các thế hệ người Việt Nam giữ gìn, phát huy giá trị từ đời này sang đời khác. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các giá trị văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa, bạn bè thế giới ghi nhận; trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại. Các giá trị văn hóa không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam mà đã trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển. Do đó, việc bảo tồn di sản văn hóa là điều vô cùng cần thiết giúp cho đất nước và con người mỗi quốc gia ngày càng phát triển Đó cũng chính là nội dung chủ đề bài học ngày hôm nay: Tiết 12 – Bài 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: 2. Ý nghĩa * Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội Hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thấy được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội b. Tổ chức thực hiện Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sgk, thảo a. Trong nước: luận nhóm và trả lời các câu hỏi - Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
  11. - Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. b. Thế giới: - Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN. - Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới. a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước? b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước? c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?
  12. - GV cho HS thời gian đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi - HS suy nghĩ cá nhân, chia se, thảo luận trong nhóm - GV quan sát, động viên, nhắc nhở HS a) Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Hơn nữa, Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. b) Lễ Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội Tịch điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho các thế hệ con cháu, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, từ vua đến người nông dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình. c) Trong nước: - Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Thế giới: - Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN. - Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.
  13. - GV chốt kiến thức, Hs ghi vở Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua các bài tập GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài tập 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về di sản văn hóa của Việt Nam Bài tập 1: Trò chơi: “TIẾP SỨC” - Dù ai đi ngược về xuôi/ - Cách chơi: Nhớ ngày giỗ tổ mùng + GV mời mỗi nhóm 5 học sinh mười tháng 3 + HS liệt kê đáp án trên bảng phụ - Cổ Loa là đất Đế Kinh/ + Lần lượt các bạn trong nhóm ghi đáp án của mình Trông ra lại thấy tòa thành trên bảng phụ đến khi hết lượt lại quay lại bạn đầu. Tiên xây. - Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hôi An phố xa đông người bán buôn Bài tập 2: Em hãy viết 1 đoạn văn ( 7-10 dòng) bày tỏ về DSVH Việt Nam và nêu các việc làm của bản thân góp phần bảo tồn DSVH? - Gv tổ chức thảo luận nhóm - Mỗi nhóm có 5 phút để suy nghĩ và trình bày câu trả lời. - HS cử đại diện nhóm lên trình bày - GV khái quát lại bài: Một quốc gia muốn xây dựng và phát triển mọi mặt, nhất là về kinh tế, chính trị - xã hội, không thể bỏ qua được việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Nó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản
  14. lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Giữ gìn văn hóa truyền thống cũng giúp đất nước có sự lựa chọn những cái mới để hội nhập. Chúng ta không thể để ồ ạt các yếu tố văn hóa của thế giới tràn vào Việt Nam và hình thành được, bắt buộc phải đi qua hệ quy chiếu của truyền thống, có thực sự phù hợp, thích nghi để phát triển. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Em hãy thiết kế tấm thiệp để giới thiệu với bạn bè về Tết cổ truyền Việt Nam như một di sản văn hóa. * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 3: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ DSVH) Ngày dạy: BÀI 5: Tiết 13- BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA (Tiếp) A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. - Trình bày được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá. - Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
  15. + Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. 3. Phẩm chất - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết bảo tồn di sản văn hoá; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT. - Thiết bị dạy học: + Máy chiếu đa năng, máy tính (nếu có). + Tranh, hình ảnh các video có liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa. + Bảng phụ, bút dạ, loa, mic 2. Học sinh - Tài liệu: SGK, SBT. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - GV nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về bảo tồn di sản văn hóa b) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Trò chơi “Tiếp sức” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em. Cả hai đội cùng kể tên những di sản văn hóa của Việt Nam. Em thứ nhất ghi xong 1 di sản rồi chuyển phấn cho em thứ hai ghi tiếp. Cứ tiếp tục như thế, ghi cho đến khi hết thời gian 2 phút. Nhóm nào ghi nhanh hơn và ghi đúng nhiều di sản văn hóa của Việt Nam hơn sẽ chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi. - HS tham gia trò chơi đúng luật. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Tổ chức, điều hành: GV có thể cho các nhóm nhận xét chéo và công bố kết quả nhóm thắng cuộc. Bước 4: Kết luận, đánh giá GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.
  16. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động ? Kể tên những di sản văn hóa của Việt Nam? - Giáo viên khởi động bài mới bằng việc cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức” - Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội - Thời gian thảo luận 1 phút - Lần lượt thành viên của đội lên bảng viết câu trả lời. - Trong 2 phút, đội nào viết được nhiều, nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng Gợi ý trả lời: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích đền tháp Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình (Ninh Bình) GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Nước ta có rất nhiều di sản văn hóa, trong đó có những di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vậy nhà nước ta cũng như toàn thể người dân cả nước đã và đang làm gì để bảo vệ những di sản này. Tiết học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Tiết : Bảo tồn di sản văn hóa (Tiết 3) GV: Chiếu tên bài, lý giải sự phân chia các tiết trong bài. Theo PPCT, bài học này được học trong 3 tiết với 3 mục tiêu như sau: Tiết 1: Nêu được khái niệm văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. Tiết 2: Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. Tiết 3: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa; Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Ở tiết học này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa; Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quy định cơ bản của 3. Quy định cơ bản của pháp luật về pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn cá nhân trong việc bảo vệ di sản hóa văn hóa CHIẾU TRANH, ĐỌC TRƯỜNG HỢP - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua quan sát tranh và các trường hợp trong SGK - GV cho HS thảo luận theo bàn, mỗi bàn là 1 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm
  17. thảo luận 2 câu hỏi sau: a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào? b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa? - Thời gian thảo luận: 3 phút - Các nhóm trao đổi, thảo luận với nhau rồi ghi ý kiến thống nhất chung của nhóm mình ra giấy. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả câu trả lời, nhóm còn lại lắng nghe, chia sẻ đóng góp ý kiến (Đại diện nhóm tự điều hành trả lời câu hỏi và xin ý kiến đóng góp của nhóm khác) - GV nhận xét sau đó kết luận chung câu trả lời và chốt kiến thức, chiếu lên bảng: Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá; 2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá; 3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; 4. Thông báo kip thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; a. Chính quyền và nhân dân xã V đã có những 5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan việc làm đúng theo quy định của pháp luật để nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, bảo vệ di sản văn hóa như: chính quyền địa xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, phương rất chăm lo việc bảo tồn di tích, ngăn chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
  18. chặn và xử lí nghiêm những hành vi phá hoại ảnh hưởng đến di tích; bà con trong xã thường nhắc nhở nhau giữ gìn vệ sinh, tôn tạo di tích luôn khang trang, sạch đẹp. b. Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa. 2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa. 3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; 5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng 4. Trách nhiệm của học sinh trái phép di sản văn hoá. - GV bổ sung: Để bảo tồn các di sản văn hóa, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới di sản văn hóa như: chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, dnah lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật. 4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa ?a) Em hãy nêu những việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong trường hợp và các
  19. bức tranh trên. b) Theo em, học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa ở Việt Nam? - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua quan sát tranh và các trường hợp trong SGK - GV cho HS làm cá nhân Cách làm: - Phát phiếu học tập cho từng HS - HS suy nghĩ và trả lời vào phiếu học tập trong 3 phút. - GV mời đại diện vài HS trình bày phiếu học tập của mình. - Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa
  20. phương mình. - Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa. - Không vứt rác bừa bãi. - Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật. - Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa. - Tham gia các lễ hội truyền thống. - GV nhận xét sau đó kết luận chung câu trả lời và chốt kiến thức, chiếu lên bảng: a) Trường hợp: Hồng đã góp phần bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh bằng cách biểu diễn điệu dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong các ngày lễ của trường và từ chối lời đề nghị biểu diễn các bài hát hiện đại của bạn cùng lớp. - Bức tranh 1: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách giới thiệu di sản văn hóa của địa phương mình cho những người đến tham quan. - Bức tranh 2: Các bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thông báo cho chú công an về hành vi vẽ bậy lên bức tường ở đình làng của một số thanh niên để chú công an kịp thời xử lí được những hành vi phá hoại di sản văn hóa. - Bức tranh 3: Bạn nhỏ đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách vẽ những bức tranh về hồ Gươm và giới thiệu với những vị du khách nước ngoài về di sản văn hóa của đất nước mình. - Bức tranh 4: Mọi người dân từ trẻ nhỏ đến
  21. người lớn đều góp phần bảo tồn di sản văn hóa bằng cách thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu di tích để giữ khu di tích luôn luôn sạch sẽ. b) Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo tồn di sản văn hóa: - Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa ở địa phương mình. - Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa. - Không vứt rác bừa bãi. - Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật. - Lên án các hành vi cố ý phá hoại, làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa. - Tham gia các lễ hội truyền thống. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV đưa câu hỏi lên máy chiếu. Câu hỏi 1. Em hãy nhận xét các hành vi Câu 1: dưới đây: a) H không nên làm như vậy. a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H - Hành vi của H đang góp phần phá thường khắc tên mình lên tượng đài, bức hoại các khu di tích lịch sử. Nếu như tượng, thân cây để đánh dấu những nơi ai cũng làm giống H thì khu di tích mình đã tới. lịch sử sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên các bức tượng sẽ bị xây xát và không chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử. còn giữ được nguyên hình. c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác - Vì vậy cần phải lên án những hành K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát. động giống như của H. d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới b) Hành động của T rất đáng tuyên thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê dương vì: hương mình với du khách nước ngoài. - T biết ngăn chặn những hành vi gây - HS đọc và suy nghĩ trong 2 phút. ảnh hưởng xấu đến khu di tích lịch sử. - Sau 2 phút GV mời HS trả lời và phản biện - Góp phần bảo vệ, giữ gìn khu di tích câu hỏi. lịch sử được nguyên vẹn, sạch sẽ. c) Hành động của M đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa vì: - M và các bạn còn nhỏ tuổi nhưng đã biết gìn giữ và phát triển di sản văn hóa hát chèo bằng cách chăm chỉ đến nhà bác K để học. - Như vậy điệu hát chèo sẽ được tiếp
  22. tục lưu truyền đến những đời sau. d) Hành động của N đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa. N vì muốn các danh lam thắng cảnh của quê hương mình được biết đến rộng rãi trên toàn Câu hỏi 2. Địa phương nơi em sinh sống có thế giới nên đã cố gắng học tốt ngoại di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo ngữ để giới thiệu những danh lam vệ di sản văn hóa đó? thắng cảnh đó với người nước ngoài. - HS trả Câu hỏi 2. Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì Câu 2: để bảo vệ di sản văn hóa đó? - Địa phương nơi em sinh sống có di lời trực tiếp tích văn hóa Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa). - Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). - Di tích Gò Đống Đa nguyên xưa là một trong những quả gò thuộc xứ Đống Đa. Trải qua năm tháng, trên các gò đống đó, cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa nên nhân dân thường gọi những gò đống đó là gò Đống Đa. - Năm 2010, nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, di tích Gò Đống Đa đã được tu bổ, tôn tạo và xây mới một số hạng mục công trình với tổng diện tích hơn 22.120,8 m2. - Hiện tại, Gò Đống Đa bao gồm các hạng mục: Cổng, Gò Đống Đa, nghi môn, tượng đài Quang Trung, đền thờ Hoàng đế Quang Trung và các công trình phụ trợ. Hoạt động 4: Vận dụng