Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023

docx 12 trang Linh Nhi 31/12/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2022-2023

  1. Ngày soạn: / /2022 TIẾT 8: BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Trình bày được giữ chữ tín là gì. - Biểu hiện của giữ chữ tín - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Luôn giữ lời hứa với thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. 2. Về năng lực: Năng lực chung: -Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực học tập, thực hiện nhiệm vụ thầy cô giao. - Giao tiếp và hợp tác:Tích cực tham gia các hoạt động nhóm Năng lực đặc thù: - Năng lực điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn lời hứa, giữ chữ tín. - Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; học tập, rèn luyện đức tính giữ chữ tín. 3.Về phẩm chất : Trung thực: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, biết giữ chữ tín với bản thân và mọi người, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt. Trách nhiệm: Có có ý thức hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ đúng lời hứa. Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Yêu nước: Giữ gìn uy tín của một công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, máy chiếu 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, clip. - Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, quan sát tâm thế học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - GV đưa ra câu hỏi: Theo em học tập tự giác, tích cực có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? - HS suy nghĩ, trình bày ý kiến - GV: Nhận xét, kết luận: Học tập tự giác, tích cực sẽ giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập; rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn 3. Bài mới
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động1: Khởi động - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc cho học sinh xem video nói về giữ chữ tín - GV cho học sinh nghe và xem video “ Lời hứa ” . - HS: Xem, ghi nhớ nội dung của video - GV đặt câu hỏi: 1. Khi gặp cô bé nhà văn và cô bé đã hứa với nhau điều gì? 2. Em có nhận xét gì về việc làm của cô bé bán diêm? - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, lần lượt trình bày các câu trả lời. - Gv nhận xét, đánh giá và giới thiệu chủ đề bài học 1. Nhà văn hứa với cô bé vào mùa đông năm sau sẽ quay lại thành phố gặp cô bé và tặng cô bé một món quà; cô bé cũng hứa khi ông quay lại cô cũng sẽ tặng quà cho ông. 2. Cô bé bán diêm là người biết giữ lời hứa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Gv giới thiệu: Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội. Từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đúc rút rằng: có lòng tin là có tất cả, mất lòng tin thì có khi trắng tay vì chẳng mấy ai còn muốn đến với ta. Để có thể hiểu sâu sắc giá trị của chữ tín, mời các bạn đến với bài học "giữ chữ tín". 2. Hoạt động khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu giữ tín và biểu hiện của I. Khám phá giữ chữ tín 1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín - GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin SGK và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi câu hỏi a * Khái niệm a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị - Chữ tín chính là niềm tin của con người đạo diễn đã thể hiện điều gì? đối với nhau - Yêu cầu HS trả lời cá nhân câu hỏi b: -Giữ chữ tín chính là coi trọng, giữ gìn b)Theo em, thế nào là chữ tín? Thế nào là giữ chữ niềm tin của mọi người đối với mình. tín? - Gv sửa chữa, nhận xét: *Biểu hiện: a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị - là biết trọng lời hứa, đúng hẹn, thực hiện đạo diễn đã thể hiện rằng cậu bé là một người biết tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân, giữ lời hứa và rất cố gắng để thực hiện được lời trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc hứa của mình. làm. b) Chữ tín chính là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình. - Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi:
  3. a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên? b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín? - Học sinh làm việc nhóm, quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần * Biểu hiện của giữ chữ tín: a) Nhận xét: - Bức tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín là việc bố mẹ đã hứa với con rằng sẽ tặng con một chiếc xe đạp nếu con đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, dù bố mẹ cần phải tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn giữ đúng lời hứa với con. - Bức tranh 2: Bạn nam là người biết giữ chữ tín. Mặc dù trời mưa to, nhưng vì bạn nam đã hẹn bạn nữ rằng 8h sẽ đến nên bạn nam đã mặc áo mưa để đến cho kịp thời gian đã hẹn. - Bức tranh 3: Việc bạn nam cho rằng cây trồng xuống đất rồi sẽ không có ai biết rằng bạn chưa tháo túi ni lông ra, đã thể hiện bạn nam là một người làm ăn gian dối, vì không muốn tốn thời gian mà mặc kệ hậu quả về sau, là một người làm việc không có trách nhiệm - Bức tranh 4: Bạn Thành là người biết giữ chữ tín. Bạn đã giữ đúng lời hứa là sẽ làm tròn trách nhiệm của một lớp trưởng, vì vậy bạn Thành nhận được lòng tin của cả lớp và tiếp tục được tín nhiệm làm lớp trưởng. b) Biểu hiện của giữ chữ tín: Giữ lời hứa, đúng hẹn, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình, đã nói là làm, *Biểu hiện của không giữ chữ tín: Nói một đường, làm một nẻo; không có trách nhiệm với lời nói của bản thân; không giữ lời hứa; thiếu trung thực . 3. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 sgk. Bài 1. Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc Bài 1 giữ chữ tín. Chia sẻ hiểu biết của em về những - Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc câu ca dao, tục ngữ đã tìm được. giữ chữ tín:
  4. - Gv giao nhiệm vụ cho HS tham gia trò chơi “Ai +Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con nhanh hơn” bướm đậu rồi lại bay Luật chơi: Gv sẽ chia lớp thành 2 đội, chiếu từng +Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười hình ảnh lên màn hình, HS sẽ thảo luận và đưa ra làm chín, kẻ cười người chê các câu nói, ca dao tục ngữ tương ứng với hình (Ý nghĩa của câu nói trên là nói ít, hứa ảnh, thời gian suy nghĩ và viết đáp án ra giấylà hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi 10s. Kết thúc đội nào ghi được nhiều đáp án đúng người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhất sẽ là đội chiến thắng nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, - HS quan sát hình ảnh, ghi đáp án ra giấy lười biếng, luôn bị người đời cười chê) + Hứa chắc như đinh đóng cột +Chữ tín quý hơn vàng + Quân tử nhất ngôn +Một lần bất tín vạn lần bất tin +Một lần bất tín vạn lần bất tin (Nếu một lần dối gian, không giữ chữ tín +Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, thì dù bạn có nói thật hay làm gì đi nữa kẻ cười người chê người khác vẫn không tin tưởng bạn) +Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm +Hứa chắc như đinh đóng cột đậu rồi lại bay (Câu này ý nói không hứa thì thôi, đã hứa + Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng thì nhất định phải làm cho bằng được) +Người sao một hẹn thì nên/ Tôi sao chín hẹn thì quên cả mười + Treo đầu dê, bán thịt chó Bài 2: -GV quan sát, hỗ trợ học sinh (nếu cần) Em đồng tình với các ý kiến: - Gv nhận xét và mời HS giải thích ý nghĩa của a) vì giữ chữ tín chính là giữ niềm tin của các câu nói, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ người khác, coi trọng niềm tin của người mà em biết khác dành cho mình. - HS đưa ra cách hiểu của bản thân b) vì khi bạn hoàn thành tốt phần công -GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành bài việc như đã cam kết, bạn sẽ giữ được tập 2 niềm tin của mọi người xung quanh, Bài tập 2. Em đồng tình hay không đồng tình với người có trách nhiệm chính là người biết ý kiến nào dưới đây? Vì sao? giữ chữ tín. c) vì chữ tín không phân biệt giới tính, độ a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi tuổi, nghề nghiệp Khi đã hứa điều gì người đối với mình. với bất kì ai thì đều phải cố gắng thực b) Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ hiện bằng được. Vì chỉ cần một lần không chữ tín. thực hiện lời hứa sẽ làm mất niềm tin của c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong người khác, làm mất chữ tín. bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào. e) vì khi ta không giữ chữ tín có thể có d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa lợi cho ta lúc đó (VD: buôn bán hàng giả cần phải giữ chữ tín. sẽ thu được lợi nhuận trước mắt) nhưng e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng về lâu dài khi bị phát giác mọi người sẽ chịu thiệt hại lâu dài. không còn tin tưởng nữa ( sẽ đánh mất - HS suy nghĩ, trả lời, trình bày quan điểm cá khách hàng). nhân Em không đồng tình với ý kiến:
  5. d) vì tất cả các phẩm chất đạo đức nên rèn luyện từ nhỏ để hình thành một thói quen tốt, nếu không rèn luyện lòng giữ chữ tín từ nhỏ thì lớn lên sẽ rất khó rèn luyện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh về giữ chữ tín Ví dụ: câu chuyện về chiếc vòng bạc - GV kể cho học sinh nghe câu chuyện về chiếc vòng bạc và đưa ra câu hỏi: 1. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? 2. Hãy kể một số câu chuyện về việc giữ chữ tín mà em biết. - HS đưa ra suy nghĩ của bản thân - GV giao nhiệm vụ cho học sinh hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên "Hãy tiết kiệm lời hứa". - Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần - Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs Gợi ý: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó * Hướng dẫn chuẩn bị bài tiết sau: - Học bài và đọc trước mục 2: Ý nghĩa của giữ chữ tín. - Sưu tầm một số câu chuyện về việc giữ chữ tín mà em biết Ngày dạy: / /2022 Tiết 10 BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN (tiếp) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được vì sao phải giữ chữ tín?
  6. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Luôn giữ lời hứa với thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác để tìm hiểu vì sao phải giữ chữ tín? - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. 3. Phẩm chất: - Trung thực: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, biết giữ chữ tín với bản thân và mọi người, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt. - Trách nhiệm: Phê phán những người không biết giữ chữ tín. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, bảng tương tác, máy tính, phiếu học tập, video về giữ chữ tín. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: ? Thế nào là giữ chữ tín? Nêu biểu hiện của giữ chữ tín. - GV gọi 1-2 học sinh trình bày đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên " Hãy tiết kiệm lời hứa" (Bài tập 1). 3. Bài mới
  7. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động - Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu khái niệm giữ chữ tín và biểu hiện cụ thể của giữ chữ tín. Vậy giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá 1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín 2. Ý nghĩa của giữ chữ Nhiệm vụ 1. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín tín * GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập - Gv yêu cầu học sinh đọc tình huống - Gv chia lớp thành 4 nhóm/tổ, yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập Phiếu bài tập:
  8. Nhóm 1,3: a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản? Nhóm 2,4: b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín? Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín? - Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. - Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần: a) Việc giữ chữ tín đã giúp cho công ty ở Nhật Bản có được sự tôn trọng và niềm tin của công ty ở Mỹ. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhât Bản trong thời gian dài. Điều đó đã giúp cho công ty ở Nhật Bản được nhận lại nhiều hơn cả những phần lỗ mà công ty đã bỏ ra. b) Hậu quả của việc không giữ chữ tín và lí do chúng ta cần giữ chữ tín: + Việc một số bạn học sinh không biết giữ chữ tín làm mất niềm tin của thầy cô, bạn bè, gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ + Chúng ta cần giữ chữ tín vì nếu biết giữ chữ tín sẽ được - Người biết giữ chữ tín sẽ mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công được mọi người tin tưởng, hơn trong mọ công việc và cuộc sống. Ngược lại, sẽ bị tôn trọng, hợp tác, dễ mọi người xem thường. thành công hơn trong ? Vậy qua phần tìm hiểu tình huống trên, em hãy cho biết công việc, cuộc sống và giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào? góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt - GV chốt kiến thức: Giữ chữ tín sẽ sẽ được mọi người đẹp hơn. tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập
  9. Bài 1. Bài 2. * Bài 3. Bài 3. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập (HS ghi ra giấy) tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. - HS thảo luận, trình bày kết quả làm việc nhóm; Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần) => Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức: a, H vẫn giữ chữ tín vì mặc dù không thự hiện được lời hứa nhưng có lí do chính đáng và đã xi lỗi bạn, hẹn ban lần khác. a, b, V biết giữ lời hứa, dù bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để giúp bạn như đã hứa b, c, Việc làm của T thể hiện khôg giữ chữ tín vì đã hẹn trả truyện cho bạn mà không trả. c, d, Việc làm của bà X thể hiện bà là người biết giữ chữ tín trong kinh doanh. Việc này góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đồng thời nêu cao uy tín của cửa hàng, giúp bà bán được nhiều hàng hơn. d, * Bài 4. Bài 4.
  10. - GV y/c HS làm việc nhóm; các nhóm trình bày và nhận xét chéo - GV nhận xét, khen ngợi cách xử lí đúng Phiếu bài tập: Nhóm 1,3: a) Ngày thứ Bảy, Y giúp me bán rau. Có khách hàng mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà hkông thấy người khách quay lại Nhóm 2,4: b) Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Hoc sinh giỏi. M cố gắng học và đã đạt đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khá khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M. GV gợi ý:
  11. + Tình huống 1. Tùy tình hình cụ thể mà cách xử lí tình huống khác nhau: (1) Nếu sau đó có thể bảo quản được thì đợi hôm sau khách đến lấy (2) Nếu sau đó không thể bảo quản được thì bán cho người khác, hôm sau trả lại số tiền ấy cho khách + Tình huống 2. Không phải là bố mẹ M không giữ chữ tín mà do nguyên nhân khách quan nên chưa thực hiện được lời hứa. M cần nói với bố mẹ rằng khi nào có tiền hãy mau đàn cho mình. Đồng thời M nên làm thêm việc nhà phụ giúp bố mẹ, cố gắng học giỏi hơn nữa để bố mẹ vui lòng, có động lực vượt qua khó khăn để giữ lời hứa với M. Hoạt động 4: Vận dụng - GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. Bài tập 2. Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề " Giữ chữ tín trong học sinh". Gợi ý chủ đề: + Giữ lời hứa + Trung thực trong thi cử + Thực hiện những điều đã cam kết với nhà trường * Mẫu phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Nhóm: Lớp: 2. Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề " Giữ chữ tín trong học sinh"
  12. -Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) Bài 5. BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA: + Đọc phần khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam + Hoàn thiện phiếu bài tập: PHIẾU HỌC TẬP STT/ Địa điểm Di sản Không phải di Di sản Di sản văn văn hóa sản văn hóa văn hóa hóa phi vật vật thể thể 1. Hồ Gươm, Hà Nội 2. Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ 3. Nhã nhạc cung đình Huế, Thừa Thiên Huế 4. Tháp Chăm, Ninh Thuận 5. Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh 6. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên GV kết thúc tiết học bằng cách cho HS xem video "Chữ tín của bà lão bán rau" và kết luận về giữ chữ tín: trong bất cứ hoàn cảnh nào mỗi người chúng ta hãy luôn là người biết giữ chữ tín!