Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Năm học 2022-2023
- Ngày dạy: / / Tiết: 31 BÀI 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được khái niệm và vai trò của trong gia đình. 2. Năng lực: +Tự chủ và tự học: để có những kiến thức cơ bản về khái niệm và vai trò của gia đình +Giao tiếp và hợp tác: trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công +Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ở những tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình +Năng lực điều chỉnh hành vi: Phát triển bản thân, thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đôi với ông bà, cha mẹ và anh, chị, em trong gia đình băng những việc làm cụ thể. +Tư duy đánh giá: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và người khác. 3. Phẩm chất Nhân ái: Yêu thương , quan tâm đến các thành viên trong gia đình. Trách nhiệm: Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Bảng nhóm, phiếu học tập, tranh ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh: SGK,VBT, vở ghi C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Tệ nạn xã hội là gì? Nêu trách nhiệm của HS trong phòng chống tệ nạn xã hội? 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động - Nhắm tạo không khí vui vẻ để HS chuẩn bị vào bài học mới. - HS bước đầu nhận biết được quyền và nghĩa vụ của công dân. Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận bài mới bằng phương pháp giải quyết vấn đề. - GV cho học sinh nghe bài hát :”Cho con” của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu HS lắng nghe cảm nhận bài hát và trả lời câu hỏi “Em hãy chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát “Cho con” GV nhận xét, chuyển ý dẫn vào nội dung bài học: Mỗi chúng ta, ai cũng có một gia
- đình. Để gia đình luôn là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc của mỗi người, mỗi thành viên cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình. Tiết 31 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Theo PPCT bài 10 sẽ được tiến hành trong 3 tiết Tiết 1: Khái niệm và vai trò của gia đình. Tiết 2: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: giữa vợ và chồng; cha mẹ và con. Tiết 3: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: anh chị em trong gia đình; ông bà và các cháu. Vậy tiết học đầu tiên này, sẽ hướng tới mục tiêu: Khái niệm và vai trò của gia đình. Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm gia đình và vai trò của gia đình 1. Khái niệm gia đình và vai trò * Khái niệm về gia đình của gia đình - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ a. Khái niệm gia đình: Là tập hợp cùng phân tích 2 trường hợp sau: những người gắn bó với nhau do - GV chiếu 2 tình huống trong SGK, giao hôn nhân, quan hệ huyết thống nhiệm vụ cho HS thông qua quan sát nội hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát dung và trả lời câu hỏi: sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ Hãy cho biết mối quan hệ của các thành viên với nhau theo quy định của Luật trong hai TH trên? Hôn nhân và Gia đình. Gia đình được tạo dựng bởi những yếu tố nào? Em hiểu thế nào là gia đình? - GV quan sát, hỗ trợ HS - Gọi một số học sinh đại diện trình bày kết quả HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: a) Gia đình là nơi mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người. Gia đình cùng ta trải qua những đắng cay ngọt bùi, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Mỗi người rồi sẽ đi xa, nhưng gia đình thì luôn còn đó chờ ta trở về. b) Khái niệm gia đình: • Là tập hợp những người gắn bó với nhau
- do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật. • Đối với mỗi người, gia đình chính là mái ấm yêu thương, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên. - GV: Em sống cùng những ai trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên như thế nào? GV: Có phải ai cũng sinh sống cùng bố mẹ và người cùng huyết thống không? Em hãy kể một số TH đặc biệt mà con cái không sống cùng bố mẹ? HS trả lời GV chốt: Như vậy ở TH 1: gia đình dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống. TH 2: Gia đình dựa trên quan hệ nuôi dưỡng. Mặc dù gia đình trong TH nào đều là điểm tựa để cho chúng ta lớn khôn và phát triển. GV: Tổ chức trò chơi : Ai nhanh hơn Thời gian: 2’ Luật chơi: GV chia lớp làm 2 đội: Sao vàng và Sao đỏ. Các thành viên sẽ thảo luận và lên bảng viết các câu ca dao, tục ngữ về gia đình. Mỗi thành viên khi lên bảng chỉ được viết 1 đáp án, sau đó về truyền phấn cho đồng đội lên trình bày đến khi hết giờ. 1.Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. 2.Anh em như tre cùng khóm, Chị em gái như trái cau non. 3.Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 4.Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. 5.Anh em hiền thật là hiền, Bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau. 6.Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. .
- GV chuyển ý Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của gia đình - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ b. Vai trò của gia đình: duy trì nòi cùng phân tích 2 trường hợp trong SGK giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia thong qua hoạt động nhóm: đình, nuôi dưỡng, giao dục con, - GV chiếu 2 tình huống trong SGK, giao cháu và góp phần phát triển xã hội. nhiệm vụ cho HS: Nhóm 1 tìm hiểu TH 1: Nhóm 2 tìm hiểu TH 2. Thời gian: 3’ HS quan sát nội dung và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các TH trên. - GV quan sát, hỗ trợ HS - Gọi một số học sinh đại diện trình bày kết quả HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét GV: Chiếu hình ảnh Hỏi: Em hãy nêu một số việc làm thể hiện sự quan tâm của ông bà đã làm cho mình? Các em có cảm nhận như thế nào khi được ông bà yêu thương chăm sóc? GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung: Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội. - GV đánh giá chốt kiến thức: Đối với xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội. Gv: Chiếu tình huống Em có cảm xúc như thế nào thì đọc TH này? HS trả lời; Thông tin: Khoảng 5,2 triệu trẻ em trên thế giới đã phải mồ côi cha mẹ hoặc mất đi người chăm sóc trong đại dịch COVID-19. Đây là kết quả của một nghiên cứu công bố ngày 24/2 trên tạp chí y khoa The Lancet.
- Đến nay, ở Việt Nam đại dịch đã làm 2.532 trẻ em rơi vào cảnh mồ côi (81 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ). GV đánh giá: Mặc dù nhiều TH không may bị mất đi bố hoặc mẹ, hoặc gia đình không toàn vẹn nhưng những người còn lại trong gia đình luôn cố gắng chăm lo cho các thành viên khác để cùng nhau xây dựng gia đình hoà thuận hạnh phúc. GV chuyển ý Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập GV tổ chức Bài 1: Tìm các câu ca dao, tục ngữ - HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã về gia đình được hình thành để nhận xét, đánh giá về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 1.Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập chảy ra. trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi Một lòng thờ mẹ kính cha, và trò chơi Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Bài tập 1: GV: Tổ chức trò chơi : Đuổi hình bắt chữ 2.Khôn ngoan đối đáp người ngoài HS nhìn vào các gợi ý bằng hình ảnh rồi tìm Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau các câu ca dao tục ngữ về gia đình. 3.Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Bài tập 2: 4.Thuận Vợ thuận Chồng tát biển GV cho HS chơi trò chơi “Tập làm phóng viên Đông cũng cạn. nhí” Thời gian: 3’ 5.Bầu ơi thương lấy bí cùng Luật chơi: Một bạn HS đóng vai phóng viên Tuy rằng khác giống nhưng chung xuống dưới lớp để phỏng vấn một số bạn với một giàn. những câu hỏi liên quan đến bài học. Các bạn được phỏng vấn tự giới thiệu về mình ngắn gọn 6.Anh em như thể tay chân trước khi trả lời phỏng vấn. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần Câu hỏi: Trong số những câu ca dao tục ngữ chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên bạn thích câu Bài 2: Nêu ý nghĩa của câu ca dao, nào và cho biết ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ tục ngữ. đó? Hoạt động 4: Vận dụng - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án:Vẽ bức tranh hoặc sưu tầm ảnh thể hiện tình cảm gia đình trên sách, báo, internet hoặc trong lớp, trong trường. - Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà :
- HS học bài, làm BT 1 trong VBT Đọc và tìm hiểu nội dung: quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Ngày dạy: Tiết :34 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện: (3 tiết) A. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 2. Về năng lực: *. Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác. *. Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể. 3. Về phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: Yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. - Phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với những người thân trong gia đình. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên – Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT. – Thiết bị dạy học: + Máy tính, (nếu có). + Tranh, hình ảnh thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình; các video liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. + Bảng phụ, bút dạ, loa, mic + Phiếu học tập 2. Học sinh Tài liệu: SGK, SBT. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới
- Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. - Giáo viên đưa ra câu :”Đã rằng là nghĩa vợ chồng,dẫu cho nghiêng núi,cạn sông chẳng rời’’ ? Câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên cho học sinh nghe ca khúc:Nơi ấy con tìm về - Học sinh nghe ? Sau khi nghe xong ca khúc, bạn nào có thể chia sẻ cho cô và cả lớp biết nội dung của ca khúc? - Thông qua các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài Tiết 34– Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (Tiết 2) GV: Chiếu tên bài, lý giải sự phân chia các tiết trong bài Theo PPCT, bài học này được học trong 3 tiết với 3 mục tiêu như sau: Tiết 1: Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình. Tiết 2: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình :giữa vợ và chồng:cha mẹ và con. Tiết 3: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: anh chị em trong gia đình ,ông bà và các cháu. Bây giờ cô trò mình cùng bắt đầu bài học với phần I: khám phá Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quy định cơ bản của 2. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành pháp luật về quyền, viên trong gia đình nghĩa vụ giữa các thành * Quyền,nghĩa vụ giữa vợ và chồng viên trong gia đình. - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ cùng phân tích, làm rõ 2 trường hợp trong sách giáo khoa. - GV chiếu 2 trường hợp trong sách giáo khoa. ? Em hãy trả lời lần lượt câu hỏi a,b trang 58 - HS trả lời cá nhân - HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức -> chiếu lên màn hình. a/ Hai trường hợp trên đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình,được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình.Chú Nam đã thực hiên đúng quyền và nghĩa vụ của
- công dân trong gia đình.Chú Kha đã thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. ? Chú Nam đã làm gì để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? -Hs nêu ý kiến. - Gv nhân xét bổ sung: Chú Nam luôn đề cao sự bình đẳng giữa vợ và chồng,cùng nhau chia sẻ việc nhà, nuôi dạy con cái, hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên nhau học tập nâng cao trình độ văn hóa, luôn yêu thương, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt. ? Sự yêu thương, tôn trọng đã giúp gì cho gia đình chú Nam? -Hs nêu ý kiến. -Gv nhận xét bổ sung: Sự tôn trọng luôn yêu thương đã giúp cho gia đình chú Nam luôn có không khí êm ấm ,hòa thuận. ? Việc làm nào của chú Kha thể hiện anh là người đã không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? -Hs nêu ý kiến. - Gv nhận xét ,bổ sung: Chú Kha quyết định bán mảnh đất, mặc dù vợ không đồng ý hơn nữa suy nghĩ của chú cũng là suy nghĩ rất phong kiến, thể hiện chú là người gia trưởng vì chú cho rằng phụ nữ không được tham gia quyết định những công việc lớn trong gia đình. ? Qua hai trường hợp trên em hãy cho biết trong đời sống gia đình, trách nhiệm của vợ và chồng phải như thế nào? -Hs nêu ý kiến. - Gv nhận xét, bổ sung: Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thủy chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc con cái trưởng thành lúc đó mới đảm bảo được cuộc hôn nhân hạnh phúc.
- ? Theo e hôn nhân là gì? -Hs nêu ý kiến. - Gv nhận xét, bổ sung: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Gv nhấn mạnh: Để xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc ngoài thực hiện tốt trach nhiệm của mình thì vợ và chồng phải nắm vững một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng ? Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà e biết?(câu hỏi muc b-sgk) -Hs nêu ý kiến. - Gv chiếu trên màn hình một số quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng + Hiến pháp năm 2013 Điều 26 1.Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2.Nhà nước ,xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3.Nghiêm cấm đối xử về giới. +Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích) Điều 21: Tôn trọng danh dự, nhân phẩm uy tín của vợ,chồng .Vợ,chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của vợ, chồng .Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Điều 23. Quyền và nghĩa vụ học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- .Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp,học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ? Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ gì? -Hs nêu ý kiến. -Gv kết luận Quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. _ Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình: vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu , chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. -Gv: Vừa rồi cô và cả lớp vừa tìm hiểu xong quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng để hiểu rõ thêm về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo. * Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con - Gv chiếu 3 trường hợp trong sgk và yêu cầu hs trả lời lần lượt câu hỏi a, b trang 59. - Hs nêu ý kiến -Gv nhận xét, bổ sung: Ba trường hợp trên đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia - đình, được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. + Trường hợp 1: Bố mẹ K thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình. Anh em K thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình. + Trường hợp 2: Bố mẹ Mai thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình. Mai thực
- hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình. + Trường hợp 3: Bố mẹ H thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình. H thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình. -Giải thích: + Trường hợp 1: Mặc dù gia đình khó khăn nhưng bố mẹ K cương quyết không cho anh trai K nghỉ học, bố K cho rằng có vất vả mấy bố mẹ cũng sẽ cố gắng cho các con được ấm no, được học hành, và để đáp lại tình yêu thương đó anh e K cố gắng bảo ban nhau chăm học đồng thời làm việc nhà để bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi. + Trường hợp 2: Bố mẹ bạn Mai đã tạo điều kiện cho bạn Mai phát triển năng khiếu, và thực hiện sở thich bơi lội của mình , Mai đã không phụ tình cảm, sự quan tâm của bố mẹ nên đã luyên tập chăm chỉ và giành được giải cao. + Trường hợp 3: Bố mẹ bạn H đã làm việc vất vả để nuôi con ăn học, nhưng khi H đã học được cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình, thì H không phụ giúp cho gia đình, mà dung tiền tiêu xài riêng. ? Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà e biết? -Hs nêu ý kiến -Gv bổ sung: + Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (trích ) Điều 71.Ngĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng 1.Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2.Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật: trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng
- chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. +Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) ( trích) Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 1.Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoản cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi, thì bị phạt từ 06 tháng đến 03 năm 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoản cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết,thì bị cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. -Hs nêu ý kiến. -Gv kết luận *Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ va con - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ? Theo quy định của pháp luật, con cái có quyền của con; không phân biệt và nghĩa vụ gì đối với cha mẹ? đối xử giữa các con; -Hs nêu ý kiến không ngược đãi, ép buộc -Gv kết luận con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức -Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ .
- và tham gia công việc gia ? Bản thân e đã làm gì để thể hiện quyền, nghĩa đình phù hợp lứa tuổi;giữ vụ của mình trong gia đình? gìn danh dự, truyền thống - Hs nêu ý kiến tốt đẹp của gia đình . - Gv nhận xét bổ sung - Gv đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận ? Hãy nêu một số câu ca dao,tục ngữ nói về tình cảm gia đình? Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trong vòng 5 phút, sau đó các nhóm trình bày . Gv nhận xét cho điểm nhóm nào tìm được nhiều nhất,sau đó chiếu thêm một số câu dao, tục ngữ 1.Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ buồng sau kính thầy 2.Mẹ già ở túp lều tranh Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con 3.Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư 4.Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy 5.Trẻ cậy cha,già cậy con 6.Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua các bài tập GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài tập 2(sgk)
- Bài tập 2 a.Bố N đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vì: Bố N đã chăm sóc, nuôi dạy N thành công dân tốt, bố đã khuyến khích N phát triển năng khiếu của mình đồng thời không quên nhắc nhở việc học tập của bạn. b.Ông bà và M đã thực hiện không đúng quyền và nghịa vụ của các thành viên trong gia đình. Vì ông bà chiều chuộng M, đáp ứng mọi nhu cầu của M, lại còn bênh vực, bao che cho những việc làm sai của M, cách giáo dục cháu của ông bà M sai. M vì được nuông chiều nên đã trở nên lười học, ham chơi, không tôn trọng bố mẹ mình. c. Bố mẹ H đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vì bố mẹ H dã khuyến khích tham gia vào các hoạt động tập thể của trường, của lớp để H hình thành kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. d. Bố A đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Vì bố thường trao đổi với A những vấn đề liên quan đến trẻ em, vấn đề này chứng tỏ bố rất tôn trọng A, rất tôn trong vai trò quan trọng trong gia đình của con cái, đó là con cái có thể tham gia bàn bạc những vấn đề liên quan đến các em. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Vẽ tranh đề tài: Vẽ một bức tranh thể hiện tình cảm gia đình. * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 2). GV thiết kế bài soạn: Nguyễn Thị Kim Dung - SĐT: 0975233583 Trường THCS Suối Hoa TIẾT 35 BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình; của ông bà với các cháu. - Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác. 2. Năng lực +Tự chủ và tự học: để có những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình +Giao tiếp và hợp tác: trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công +Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ở những tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- +Năng lực điều chỉnh hành vi: Phát triển bản thân, thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đôi với ông bà, cha mẹ và anh, chị, em trong gia đình băng những việc làm cụ thể. +Tư duy đánh giá: Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và người khác. 3. Phẩm chất - Nhân ái:Yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. - Trách nhiệm: Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với những người thân trong gia đình. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập, video về tình hình tệ nạn xã hội - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: H: Em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng trong gia đình; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và ngược lại ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mở đầu GV tổ chức trò chơi “ Triển lãm phòng tranh” - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi triển lãm phòng tranh “ Gia đình của chúng ta” ( phần này tiết trước đã giao cho HS về nhà làm được chia theo 4 nhóm tùy theo các nhóm thảo luận ý tưởng cho bức tranh: Có thể cảnh gia đình quây quần đầm ấm trong bữa ăn, anh chị em giúp đỡ nhau học bài, việc nhà hoặc con cháu chăm sóc ông bà cha mẹ ) - HS trải nghiệm xem tranh GV yêu cầu học sinh lên thuyết trình về bài vẽ của mình ( Lần lượt cả 4 nhóm ) Sau khi cả 4 nhóm trình bày xong GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp H: Em có thể rút ra được gì chuyến tham quan triển lãm phòng tranh này ? HS đưa ra ý kiến GV nhận xét, chốt lại vào bài học Mỗi chúng ta, ai cũng có một gia đình, là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc của mỗi người. Mỗi thành viên trong đó đều phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình. Tiết trước ta đã tìm hiểu xong quy định của pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng như quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái. Ở tiết này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em, và giữa ông bà với các cháu Hoạt động 2: Khám phá.
- - GV khái quát lại nội dung đã học I. Khám phá +Khái niệm, vai trò của gia đình 1. Khái niệm và vai trò của gia + Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng đình +Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái 2. Các quy định cơ bản của pháp Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa luật về quyền, nghĩa vụ giữa các anh chị em trong gia đình thành viên trong gia đình. GV chiếu 2 thông tin SGK trang 60 c.Quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình. - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ Gọi HS đọc các thông tin trên thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ - GV cho HS thảo luận cặp đôi: nhau, nuôi dưỡng nhau trong Cách làm: Hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận câu hỏi với trường hợp không còn cha mẹ. nhau và đưa ra ý kiến thống nhất cho câu trả lời Thời gian: 1 phút Câu hỏi a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên. b) Theo em, giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì? -Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau rồi ghi ý kiến thống nhất chung ra giấy. - GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả câu trả lời, những HS còn lại lắng nghe - HS báo cáo kết quả thảo luận - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý. - HS nhận xét nhóm bạn GV nhận xét, chốt nội dung a) Nhận xét: Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ các em. P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em
- trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em. b) Quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em: Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. H: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy địnhu như thế nào về Quyền và nghĩa vụ d.Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. của anh chị em trong gia đình? HS phát biểu dựa vào nội dung SGK - Ông bà nội, ông bà ngoại có GV nhận xét, chốt: Chiếu Điều 105 ( Luật hôn quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm nhân và gia đình 2014) sóc, giáo dục cháu H: Em hãy chia sẻ một số câu chuyện trong - Nuôi dưỡng cháu chưa thành cuộc sống về tình cảm giữa anh chị em niên, cháu đã thành niên mất năng trong gia đình ? lực hành vi dân sự không có người nuôi dưỡng HS chia sẻ - Cháu có nghĩa vụ kính trọng, H: Em đã thực hiện được quyền và nghĩa chăm sóc, phụng dưỡng ông bà vụ của mình đối với anh chị em chưa ? nội, ông bà ngoại. HS trả lời - GV giới thiệu một số câu chuyện trong cuộc sống về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình - GV chốt => HS ghi vào vở. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. GV mở video bài hát “ Ông bà hiền lắm” sáng tác Phương Huệ Nhi. ( H: Hãy chia sẻ cảm nhận của em sau khi nghe ca khúc này? HS đưa ra cảm nhận ( Gọi 3, 4 học sinh) GV nhận xét, chốt: Bài hát nói lên tình cảm, tình yêu thương, sự quan tâm vô điều kiện của ông bà dành cho
- các cháu. Ông bà luôn mong các cháu ngoan ngoãn, giỏi giang, biết động viên các cháu kịp thời. Bài hát cũng nói lên tình cảm yêu quý của các cháu dành cho ông bà.Điều đó thể hiện rõ trách nhiệm của ông bà đối với các cháu. Vậy để hiểu rõ hơn nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 tình huống sau Tình huống 1,2 ( SGK trang 61) GV cho HS đọc tình huống Tình huống 1: Bố mẹ mất sớm, Bình được ông bà nuôi tới khi khôn lớn. Ông bà đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, nâng đỡ, che chở, dạy cho bình những bài học trong cuộc sống. Ở bên ông bà, Bình luôn thấy ấm áp yêu thương và bạn rất tự hào về ông bà với mọi người Tình huống 2 :Bà nội già, yếu nên bố H đón về ở cùng gia đình để tiện chăm sóc.Tuy nhiên, H không thích bà vì cho rằng bà già rồi lẩm cẩm, nói nhiều và hay làm đổ, vỡ, hư hỏng đồ dùng. Khi bà có việc cần nhờ giúp, H thường trốn tránh không làm - GV giao nhiệm vụ cho HS sắm vai xử lý tình huống GV tổ chức cho HS hoạt động sắm vai theo gợi ý để giải quyết câu hỏi sau H: Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu? - GV chia lớp thành 2 nhóm. HS các nhóm thảo luận để phân vai, xây dựng lời thoại để xử lý tình huống được giao Thời gian: 2 phút - GV mời lần lượt các nhóm lên sắm vai xử lý tình huống
- - HS từng nhóm lên sắm vai - GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS: về cách ứng xử, diễn xuất - HS nhận xét cách xử lý và diễn xuất của nhóm bạn GV: Nhận xét và chốt lại khen ngợi các nhóm có cách xử lý đúng và chỉnh sửa những cách xử lý chưa đúng GV chốt kiến thức Tình huống 1: Bình và ông bà đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà. Tình huống 2:H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu thương bà, không kính trọng và chăm sóc cho bà. -Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Ông bà đã thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc, che chở và dạy dỗ Bình khi bố mẹ Bình không còn. H chưa thực hiện tốt nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. H: Em hãy kể thêm những quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết ? HS dựa vào Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình để trả lời H: Em đã thực hiện tốt bổn phận của mình với ông bà chưa? H: Kể một vài hành vi ngược đãi ông bà cha mẹ mà em biết? H: Hành vi đó có vi phạm pháp luật không? H : Căn cứ vào đâu em cho là vi phạm pháp luật? HS trả lời các câu hỏi - GV nhận xét, chốt và chiếu Điều 104 ( SGK trang 60) GV chốt kiến thức về quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu => HS ghi vào vở. -Kết thúc phần khám phá GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học thông qua phần chốt nội dung phần 3 trong SGK trang 61 Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài tập 1:Bài tập 3/ SGK/ 62 II. Luyện tập GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm Bài tập 1 ( Bài tập 3 SGK trang Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm xử lí 1 62) tình huống. Nhóm 1:Nếu là L, em sẽ thuyết Câu hỏi : Em hãy xử lí các tình huống dưới phục bố mẹ đồng ý cho cả em trai đây: cùng đi vì chuyến tham quan này là Nhóm 1:L và em trai học cùng trường. Nhà một hoạt động rất bổ ích và học hỏi trường tố chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia được nhiều điều, vì vậy xin bố mẹ nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà đồng ý cho em trai đi để được vì còn nhỏ. khám phá điều mới và em hứa với Nếu là L, em sẽ ứng xử thế nào? bố mẹ sẽ chăm sóc em trai cẩn Nhóm 2: S rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được thận. các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường Nhóm 2: Nếu là S, em sẽ thuyết của lớp. S xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung phục mẹ rằng em rất thích học vẽ, thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của S. đi học vẽ ở Cung thiếu nhi không Nếu là S, em sẽ ứng xử thế nào? chỉ giúp em nâng cao khả năng vẽ Nhóm 3: Nhà D có hai anh em, D luôn tranh đẹp mà còn giúp em được giải tỏa giành, bắt nạt em. Bố mẹ đi làm giao cho D ở căng thẳng sau buổi học, và em sẽ nhà nấu cơm, dọn dẹp, trông em, D luôn nhận cam kết với mẹ rằng sẽ không để việc nhưng khi bố mẹ vừa đi, D liền đi chơi và ảnh hưởng đến việc học ở trường. bắt em làm những việc bố mẹ giao. Nhóm 3: Nếu là bạn của D, em sẽ Nếu là ban của D, em có lời khuyên gì cho D? Nhóm 4: Bà ốm, bố mẹ bận việc nên dặn C ở nói với bạn rằng hành vi của D là nhà chăm sóc bà. C từ chối với lí do đã có hẹn sai và vi phạm quy đinh của pháp đi xem phim cùng các bạn. luật. D không được đối xử với em Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ của mình như thế. ứng xử thế nào? Vì sao? Nhóm 4: Nếu là C, em sẽ đồng ý Các nhóm thảo luận chăm sóc bà và hẹn với các bạn sẽ Thời gian thảo luận : 4 phút Cử đại diện các nhóm trình bày. đi xem phim vào một hôm khác. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bởi vì việc chăm sóc bà quan trọng GV nhận xét, chốt kiến thức hơn việc đi chơi cùng bạn rất Bài tâp 2:Em hãy đọc bài đồng dao dưới nhiều. đây và trả lời câu hỏi Bài tập 2 *Nhân vật “Ta” trong bài đồng dao Gánh gánh gồng Một phần cho mẹ đã thực hiện bổn phận của mình gồng Một phần cho cha Gánh sông gánh núi Một phần cho bà trong gia đình: Gánh củi gánh cảnh Một phần cho chị - Nấu cơm. Ta chạy cho nhanh Một phần cho anh - Làm việc nhà. Về xây nhà bếp Gánh gánh gồng gồng - Yêu thương, chăm sóc các thành