Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Năm học 2022-2023

docx 34 trang Linh Nhi 31/12/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_b.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 10: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Năm học 2022-2023

  1. Ngày dạy: 30/07/2022 Tiết 27: BÀI 10: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (Tiết 1) A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm thế nào là tệ nạn xã hội - Nêu được các loại tệ nạn xã hội phổ biến 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác để tìm hiểu tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Yêu nước: Biết điều chỉnh hành vi tránh sa vào các tệ nạn xã hội, phê phán, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, với đất nước. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập, video về tình hình tệ nạn xã hội - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động
  2. Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. - Giáo viên khởi động bài mới bằng việc cho học sinh xem video về tệ nạn xã hội - Học sinh nghe, xem video ? Sau khi xem xong video, bạn nào có thể chia sẻ cho cô và cả lớp biết nội dung của đoạn video? - Thông qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt: Như các em đã thấy, khu phố văn hóa vốn có cuộc sống rất đỗi yên bình nhưng giờ đây, nó không còn được như xưa nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện của các tệ nạn xã hội khiến nhiều gia đình rơi nước mắt, những cái chết đau thương, mất mát tiền bạc Do đó, việc trang bị đầy đủ sự hiểu biết trong phòng, chống tệ nạn xã hội là điều vô cùng cần thiết giúp chúng ta có cuộc sống lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn. Đó cũng chính là nội dung chủ đề bài học ngày hôm nay: Tiết 27 – Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 1) GV: Chiếu tên bài, lý giải sự phân chia các tiết trong bài Theo PPCT, bài học này được học trong 4 tiết với 4 mục tiêu như sau: Tiết 1: Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội, các loại tệ nạn xã hội. Tiết 2: Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội. Tiết 3: Quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tiết 4: Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Vậy tiết học đầu tiên này, sẽ hướng tới mục tiêu: Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội. Bây giờ cô trò mình cùng bắt đầu bài học với phần I: khám phá Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và các loại tệ 1. Khái niệm và các nạn xã hội phổ biến. loại tệ nạn xã hội phổ * Khái niệm tệ nạn xã hội biến. - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ cùng phân tích, làm rõ 3 bức tranh và 2 trường hợp sau: - Đầu tiên là 3 bức tranh - GV chiếu 3 bức tranh trong SGK, giao nhiệm vụ cho HS thông qua quan sát tranh. ? Em hãy nhận xét về hành vi sai trái trong 3 bức tranh? Nêu hậu quả của nó? - HS trả lời cá nhân
  3. - HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức -> chiếu lên màn hình. + Bức tranh 1: Đây là hành vi vi phạm an toàn giao thông: đi xe bốc đầu, dàn hàng, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện -> Gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.-> Vi phạm pháp luật + Bức tranh 2: Đây là hành vi đánh bạc (Cờ bạc) Gây ảnh hưởng đến kinh tế -> Vi phạm đạo đức và pháp luật. * GV mở rộng: Phân biệt đánh bài với đánh bạc: - GV chiếu hình ảnh đánh bài: ? Em hãy cho cô biết điểm khác nhau cơ bản nhất của 2 bức tranh này? - HS nêu ý kiến - GV nhận xét, giải thích: + Đánh bài là 1 bộ môn thể thao hợp pháp, nó giúp chúng ta thư giãn, thoải mái, kích thích tư duy nhưng khi dùng tiền hoặc vật phẩm có giá trị trao đổi hơn thua thì sẽ là đánh bạc, vi phạm pháp luật và bị coi là tệ nạn xã hội. + Bức tranh 3: Đây là hành vi uống rượu say xỉn -> Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, hạnh phúc gia đình. * GV mở rộng: Vậy, tại sao rượu bia được bán công khai và dùng hợp pháp đối với người lớn nhưng luôn dc nhắc tới khi nói về TNXH tại Việt Nam. Chúng ta xem video sau: - Gv chiếu video về hậu quả và tình hình sử dụng của rượu bia tại Việt Nam
  4. ? Em có suy nghĩ gì về rượu bia khi xem đoạn video? - Rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng - Mức độ sử dụng rượu bia của người Việt ngày càng nhiều - Gv nhận xét, nhấn mạnh: + Rượu bia chính là mầm mống của tệ nạn xã hội nghiêm trọng. + Cảnh báo nước trái cây có cồn cũng là một dạng rượu bia.-> Giáo dục HS hạn chế, hoặc không sử dụng. GV: Vừa rồi chúng ta vừa phân tích, làm rõ nội dung 3 bức tranh, bây giờ cô có 2 trường hợp sau: - GV chiếu 2 trường hợp trong SGk - Gọi HS đọc ? Em hãy nhận xét về hành vi sai trái trong 2 trường hợp? Nêu hậu quả của nó?. - GV cho HS thảo luận cặp đôi Cách làm: + 2 người cùng bàn tạo thành 1 cặp + Thời gian thảo luận: 1 phút + Đại diện cặp đôi trình bày + Nhóm khác nhận xét + Gv chuẩn kiến thức chiếu lên màn hình. - Trường hợp 1: Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy -> ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe, tính mạng - > Vi phạm pháp luật. - GV nhấn mạnh: Không chỉ hành vi sử dụng trái phép ma túy bị coi là phạm pháp luật mà tất cả các hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đều bị coi là vi phạm pháp luật.
  5. - Trường hợp 2: Hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan- > gây hoang mang dư luận-> Vi phạm đạo đức và pháp luật - GV mở rộng: ? Những việc làm như thế nào được coi là mê tín dị đoan? Nó gây ra những hậu quả gì? - Xem bói, gọi hồn, lên đồng, chữa bệnh bằng bùa ngải -> tin vào cái gì đó thần bí, hư ảo -> gây ảnh hưởng sức khỏe, tiền bạc, thời gian, thậm chí là tính mạng. ? Nhà các em có bàn thờ cúng tổ tiên hay không? Theo em, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa như thế nào? - Thể hiện tưởng nhớ, biết ơn, kính trọng đối với những người đã mất -> tin vào cái gì đó thần bí, hư ảo -> hướng con người đến những điều tốt đẹp -> đây là 1 hình thức tín ngưỡng, khác với mê tín dị đoan gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. - GV chiếu bảng nhận xét tổng hợp của 3 bức tranh và 2 tình huống: Như vậy, cô và các em đã vừa phân tích, làm rõ nội dung 3 bức tranh và 2 tình huống trong SGK, qua đó, các em đã nhận biết được một số hành vi được coi là tệ nạn xã hội. ? Vậy, theo em hiểu tệ nạn xã hội là những hành vi như thế nào? Ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội? - Những hành vi sai lệch với các chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và quy định của pháp luật đề ra. - Gây hậu quả xấu đến mọi mặt đời sống xã hội: về kinh tế, sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc gia đình và trật tự an ninh xã hội Đó cũng chính là nội dung khái niệm tệ nạn xã hội.
  6. - HS nêu suy nghĩ - Khái niệm tệ nạn xã hội: - Học sinh khác nhận xét, bổ sung Tệ nạn xã hội là những Dựa vào sự hiểu biết của mình và thông tin trong hành vi sai lệch chuẩn mực SGK, em hãy cho biết: xã hội, vi phạm đạo đức và ? Thế nào là tệ nạn xã hội? quy định của pháp luật - Hs trả lời mang tính phổ biến, gây - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. hậu quả xấu về mọi mặt đời Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực sống xã hội. xã hội, vi phạm đạo đức và quy định của pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đời sống xã hội. - Hs ghi bài. GV giải thích: Chuẩn mực xã hội là: hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp. - Ví dụ: + Con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ => Chuẩn mực đạo đức + Khi tham gia giao thông, đèn đỏ phải dừng lại => Tuân thủ pháp luật. - GV chuyển ý: Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều những tệ nạn xã hội khác. ? Các em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết? Để tìm hiểu nội dung này cô sẽ cho các em chơi trò chơi - Gv tổ chức: “TRÒ CHƠI TIẾP SỨC”. - Cách chơi: + Chia lớp thành 2 đội + Thời gian trả lời câu hỏi là 2 phút + Mỗi đội cử lần lượt 1 bạn lên bảng viết đáp án, mỗi lần lên bảng chỉ được viết 1 đáp án, sau đó quay trở
  7. về đưa phấn cho bạn khác lên viết tiếp, cứ như vậy đến hết giờ. + Sau 2 phút, đội nào viết được nhiều, nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. Gợi ý trả lời: Bạo lực học đường, thuốc lá điện tử, - Các loại tệ nạn xã hội chơi cá độ bóng đá, đá gà ăn tiền, nhận hối lộ, tham phổ biến hiện nay: ô, tham nhũng, bạo lực trẻ em, mại dâm, trộm cắp, Ma túy, cờ bạc, mại dâm, bạo lực gia đình, nghiện game, đua xe trái phép mê tín dị đoan, nghiện GV nhấn mạnh: rượu bia - Tất cả những tệ nạn xã hội các em vừa tìm được đều là những hành vi sai trái, gây ra nhiều hậu quả xấu về mọi mặt của đời sống xã hội. - Trong đó có những tệ nạn phổ biến hiện nay: ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia - HS ghi bài. * Liên hệ: ? Ở địa phương nơi em sinh sống có ai mắc tệ nạn xã hội nào không? Đó là tệ nạn xã hội nào? - Hs liên hệ Gv nhấn mạnh: Địa bàn khu vực Bắc Ninh của chúng ta tập trung rất nhiều khu công nghiệp, trong đó có các khu công nghiệp lớn như Yên Phong, Quế Võ nơi mà có nhiều dân cư ở nơi khác đến sinh sống với những thành phần xã hội khác nhau nên cũng đã xảy ra không ít tệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp của giết người - GV cập nhật vụ án 2 đối tượng Lê Hữu Hiệu (Ba Vì – Hà Nội) và Vàng Văn Nghị (Lai Châu) sát hại bà chủ cửa hàng phế liệu tại Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh ngày 2/8/2022 Do đó, yêu cầu cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng địa phương. Nhưng
  8. quan trọng hơn là chính bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức, có ý thức phòng tránh các TNXH. ? Xung quanh ở lớp, ở trường em, em có thấy xảy ra hiện tượng tệ nạn xã hội nào không? - HS trình bày ý kiến - HS quan sát - GV gợi ý: Hiện tượng HS nghiện game, hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường. - GV kết luận: + Những hiện tượng này vẫn tồn tại không ít ở HS trong các nhà trường. + Đây không phải là những hiện tượng mới nhưng nó vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng trong các nhà trường, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. + Như chúng ta đã được tìm hiểu trong bài “bạo lực học đường” rồi. Những nguyên nhân, hậu quả cô không nhắc lại nữa. + Hay nhiều bạn tò mò, muốn thử cảm giác lạ mà hút thuốc lá điện tử, có chứa các chất gây nghiện, thậm chí là chứa ma túy. ? Những việc làm này gây ra hậu quả gì?
  9. - Ảnh hưởng rất nhiều tới việc học tập, sức khỏe, nhẹ thì bị nhà trường khiển trách, nặng sẽ bị đình chỉ và có thể -> Giáo dục HS tránh xa. - GV phỏng vấn HS bất kì ? Bản thân em có chơi game không? - HS trả lời. - GV hỏi han, phân tích, khuyên bảo: Game không phải xấu -> giải trí-> lạm dụng thời gian chơi -> nghiện game -> không nên giành quá nhiều thời gian chơi game. + Nhiều HS tới lớp ngủ gật -> chơi game dấu bố mẹ, chơi xuyên đêm, thậm chí là bỏ nhà đi chơi game -> phát sinh các hành vi trộm cắp, thậm trí giết người để lấy tiền chơi game. Con người chúng ta không ai là không mắc sai lầm, Nhưng biết nhận ra sai lầm và sửa chữa những sai lầm đó mới là điều đáng quý. - GV kết luận: Vừa rồi cô và các em đã tìm hiểu xong nội dung của bài học ngày hôm nay, vận dụng kiến thức vừa học, các em làm cho cô các bài tập sau: Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua các bài tập GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài tập 1: Trò chơi: “ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI” - Cách chơi: + GV mời 2 bạn tạo thành 1 cặp Bài tập 1:
  10. + Bốc thăm tên tệ nạn xã hội cần diễn tả 1. Ma túy + 1 bạn diễn tả bằng hành động để thể hiện tên tệ nạn 2. Cờ bạc xã hội. 3. Nghiện rượu bia + Bạn còn lại dựa vào hành động để nói tên tệ nạn xã 4. Bạo lực học đường/ gia hội. đình/ trẻ em. + Đoán đúng ý đồng đội 2 bạn sẽ bốc thăm nhận quà. + Đoán sai, cơ hội giành cho các bạn khác. Bài tập 2: Hoàn thiện các câu tục ngữ, ca dao nói về tệ nạn xã hội sau: - Gv tổ chức thảo luận nhóm - Mỗi nhóm có 2 phút để suy nghĩ và viết câu trả lời ra bảng phụ. 1. Cờ bạc là Cửa nhà bán hết sa chân vào cùm. 2. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ . tối ngày. 3. ra đê mà ở. Bài tập 2: 4. Ốm đau chạy thuốc chạy thang Đừng nghe . mua vàng cúng ma. 1. Bác thằng bần 5. ra ma, quét nhà ra rác. 2. Say sưa - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, động viên, khuyến 3. Đánh đề khích vỗ tay, 4. Thầy bói - GV khái quát lại bài: 5. Xem bói Như vậy, qua 2 bài tập cùng nội dung bài học ngày hôm nay đã giúp các em biết được thế nào là tệ nạn xã hội, một số tệ nạn xã hội phổ biến. - Gv chiếu bảng tổng kết nội dung bài học Các em ạ, mặc dù xung quanh chúng ta vẫn còn không ít những tệ nạn xã hội, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống vô vàn điều tốt đẹp của chúng ta mà thôi. Cô mong rằng các em sẽ luôn nhận
  11. thức được nó một cách đúng đắn nhất để sống đẹp, sống có ích cho chính bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng xã hội. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Vẽ tranh đề tài: “Phòng, chống tệ nạn xã hội” và nói về nội dung bức tranh đó. * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 2). Ngày dạy: 30/07/2022 Tiết 28: BÀI 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (Tiết 2) A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Giải thích được nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác để tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội. - Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi, phát triển năng lực bản thân và tư duy đánh giá. 3. Phẩm chất -Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khỏe của mình và người khác; không đồng tình với cái ác, cái xấu; không tham gia lối sống buông thả, vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục, vi phạm pháp luật.
  12. -Trách nhiệm: Có ý thức trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến lối sống văn minh, văn hóa. Phê phán đấu tranh với các TNXH, tuyên truyền vận động mọi người tham gia phòng chống TNXH. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập, video, hình ảnh về tình hình tệ nạn xã hội - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập, đọc bài trước. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động Để tìm ra chủ đề bài học chúng ta cùng đến với hoạt động khởi động. - Giáo viên khởi động bài mới bằng việc tổ chức cho học sinh tham gia “Triển lãm phòng tranh” (HS đã được chuẩn bị trước ở nhà) - Học sinh trình bày - Học sinh khác quan sát, lắng nghe và nhận xét ? Em có thể rút ra được gì sau chuyến tham quan triển lãm phòng tranh này? - Thông qua câu trả lời của HS, GV dẫn dắt bài mới. Các em ạ, tệ nạn xã hội như liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng lên. Nó gặm nhấm làm tổn hại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức con người. Vậy những tệ nạn xã hội đó bắt nguồn từ đâu và để lại những hậu quả gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Tiết 28 – Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiết 2) GV: Chiếu tên bài
  13. Ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội. Vậy tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểm về nguyên nhân và hậu quả của TNXH. Bây giờ cô trò mình tiếp tục tìm hiểu bài học với phần I: khám phá Hoạt động 2: Khám phá I. Khám phá Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung về nguyên nhân 2. Nguyên nhân và hậu và hậu quả của tệ nạn xã hội quả của tệ nạn xã hội * Nguyên nhân của tệ nạn xã hội a. Nguyên nhân của tệ - Để tìm hiểu nội dung này cô và các em sẽ cùng nạn xã hội phân tích 3 trường hợp sau đây - GV chiếu 3 trường hợp trong SGK, giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi Thời gian thảo luận: 5 phút ? Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên? - HS trình bày theo nhóm - HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức => chiếu lên màn hình. Dự kiến sản phẩm: Nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên: Trường hợp 1:
  14. • Nguyên nhân: Do S tò mò, thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng từ những bạn bè xấu. • Hậu quả: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, gây ra những hành vi không tự chủ gây nguy hiểm đến xã hội. Trường hợp 2: • Nguyên nhân: Do không có việc làm ổn định, lại lười biếng muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ. • Hậu quả: Làm cho nhiều người tốn kém tiền bạc vào những việc thừa thãi không có kết quả, gây rối loạn xã hội. Trường hợp 3: • Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, tham lam. • Hậu quả: N đã bị lừa hết sạch tiền. Nguyên nhân chính khiến ? Qua việc phân tích tình huống và quan sát hình con người sa vào tệ nạn xã ảnh, theo em nguyên nhân nào khiến con người sa hội là do thiếu kiến thức, vào tệ nạn xã hội? Đâu là nguyên nhân chính dẫn thiếu kĩ năng sống; do lười đến tệ nạn xã hội? lao động, ham chơi, đua - GV chiếu hình ảnh về tệ nạn xã hội đòi, thích hưởng thụ; do - HS suy nghĩ trả lời cá nhân ảnh hưởng của môi trường - GV nhận xét, chốt kiến thức gia đình, môi trường xã hội Nguyên nhân của TNXH: tiêu cực, * Khách quan: -Do bạn bè xấu rủ rê - Cha mẹ thiếu quan tâm, nuông chiều - Pháp luật còn nhiều kẽ hở * Chủ quan: - Lười lao động, lười học tập. - Thiếu hiểu biết, kĩ năng sống - Ham chơi, đua đòi - Tò mò, muốn thử một lần cho biết - Do lòng tham
  15. - Cố tình vi phạm pháp luật b. Hậu quả của tệ nạn xã - Không làm chủ được bản thân hội => Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính khiến con người sa vào TNXH * Hậu quả của tệ nạn xã hội - GV chiếu video về hậu quả của tệ nạn xã hội - HS lắng nghe xem video ? Kể thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây: - HS trình bày theo nhóm- mỗi nhóm 1 tệ nạn xã hội (5 phút) - HS khác nhận xét - GV chuẩn kiến thức, chiếu lên màn hình Dự kiến sản phẩm Những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý: Hậu quả Tệ nạn Đối với Đối với Đối với xã xã hội bản thân gia đình hội Nợ nần, đua Gia đình Mất an ninh đòi mất đi trật tự, bạo Cờ bạc nguồn thu lực gia đình nhập, nợ gia tăng, nần Dễ mắc phải Dễ mắc Mất an ninh Mại những bệnh phải những trật tự, bạo dâm truyền bệnh truyền lực gia đình nhiễm nhiễm gia tăng,
  16. - Ảnh hưởng - Mất đi - Mất an đến sức khỏe nguồn thu ninh trật tự Nghiện - Tính cách nhập - Bạo lực gia rượu, thay đổi, dễ - Nợ nần đình gia bia kích động, - Bạo lực tăng. nổi nóng, gia đình ? Theo em, hậu quả của tệ nạn xã hội là gì? - HS thảo luận và trả lời theo cặp đôi - GV nhận xét Hậu quả của TNXH: * Đối với bản thân: - Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy ). - Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, Tệ nạn xã hội gây ra những rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật hậu quả tiêu cực về sức và phạm tội. khỏe, tâm lí, tính mạng, * Đối với gia đình: Đối với các gia đình có người kinh tế của bản thân và gia thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng đình; gây rối loạn trật tự xã hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. hội; cản trở sự phát triển * Đối với xã hội: của đất nước - Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. - Gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện. GV chuẩn kiến thức, chiếu lên màn hình ? Hãy đọc những ý kiến sau và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? a. Chỉ người lớn mới vướng vào các tệ nạn xã hội b. Đánh bài ăn tiền để vui, không gọi là tệ nạn xã hội
  17. c. Hút thuốc lá để thể hiện bản lĩnh, sành điệu d. Trò chơi điện tử có thể gây nghiện e. Nếu đủ bản lĩnh thì sử dụng ma túy một lần cũng không sao f. Học sinh tham gia cá độ bóng đá sẽ không bị xử phạt vì còn quá nhỏ - HS suy nghĩ trả lời theo cặp - GV nhận xét - GV nhấn mạnh: TNXH đem lại rất nhiều hậu quả xấu. Vì vậy mỗi chúng ta cần có lối sống lành mạnh, cùng chung tay vào công việc phòng, chống TNXH để XH ngày càng tốt đẹp hơn. - GV chiếu tóm tắt nội dung bài học - GV kết luận: Vừa rồi cô và các em đã tìm hiểu xong nội dung của bài học ngày hôm nay, vận dụng kiến thức vừa học, các em làm cho cô các bài tập sau: Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm thông qua bài tập Bài tập 1: GV: Đưa bài tập lên máy chiếu a) Không đồng tình. Bởi vì Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý có những người mắc phải kiến nào dưới đây? Vì sao? tệ nạn xã hội là do bị dụ dỗ, a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu. lôi kéo, do hoàn cảnh bắt b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không buộc. tốt đến tương lai của bản thân. b) Đồng tình. Bởi vì hậu c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của quả mà tệ nạn xã hội đem riêng cơ quan công an. lại rất nghiêm trọng. Đặc d) L rủ các bạn trong lớp cả cược bóng đá, ai thua thì biệt là đối với trẻ em nếu sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người như không kịp thời ngăn thắng. chặn hành vi tệ nạn xã hội e) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển sẽ ảnh hưởng xấu đến thể ma túy hộ mình. chất, tinh thần. f) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ c) Không đồng tình. Tất cả đi xem bói. mọi người đều phải có
  18. - HS thảo luận theo nhóm và trả lời trách nhiệm phòng, chống - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, động viên, khuyến tệ nạn xã hội, bao gồm cả khích vỗ tay học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội. d) Không đồng tình. Hành vi của L là đang cổ xúy cho tệ nạn cờ bạc, đem lại ảnh hưởng xấu cho môi trường học đường. e) Không đồng tình. Bởi bà N đang vi phạm quy định của pháp luật về việc buôn bán, vận chuyển ma túy. f) Đồng tình. Bởi không tham gia vào tệ nạn mê tín dị đoan là hành vi đúng đắn. - GV khái quát lại bài: Như vậy, qua bài tập cùng nội dung bài học ngày hôm nay đã giúp các em biết được nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội. Các em ạ, chúng ta có thể thấy được tính nghiêm trọng của hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra. Cô mong rằng mỗi chúng ta đều có thể tự ý thức để tránh xa những tệ nạn xã hội ấy, xây dựng một xã hội phát triển, lành mạnh và văn minh. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng: GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. - Trò chơi: Tập làm diễn viên nhí - Yêu cầu: Các nhóm tự chọn tình huống đóng vai với chủ đề “Phòng, chống tệ nạn xã hội” * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết sau) - Hoàn thiện dự án
  19. - Tìm hiểu tiếp nội dung phần khám phá (mục 2). Ngày dạy: / ./2023 Tiết 29 - BÀI 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiếp) A. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức: - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Về năng lực: * Năng lực điều chỉnh hành vi: - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. * Năng lực phát triển bản thân: - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 3. Về phẩm chất: - Phẩm chất trung thực: Biết phê phán đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Phẩm chất trách nhiệm: Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên – Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT. – Thiết bị dạy học: + Máy chiếu đa năng, máy tính, (nếu có). + Tranh, hình ảnh có nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội; các video liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội.
  20. + Bảng phụ, bút dạ, loa, mic 2. Học sinh Tài liệu: SGK, SBT. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức - Gv nắm sĩ số, quan sát tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ - GV: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động - Giáo viên khởi động bài mới bằng việc cho học sinh xem video về PL xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội - Học sinh nghe, xem video ? Sau khi xem xong video, bạn nào có thể chia sẻ cho cô và cả lớp biết nội dung của đoạn video? Hoạt động 2: Khám phá * Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, I. Khám phá chống tệ nạn xã hội. - GV yêu cầu HS đọc luật phòng, chống ma túy năm 3. Một số quy định của 2021; Bộ luật Hình sự năm 2015: pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - PL Việt Nam nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các TNXH như cờ bạc, ma túy, mại dâm - Vi phạm QĐ của pháp luật về phòng, chống TNXH thì sẽ bị xử lí nghiêm minh.
  21. a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma tuý vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không. Vì sao? b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi. - Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm - Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs - Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung * Dự kiến sản phẩm: a) Hành vi này có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội vì đã vi phạm Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. b) Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 (trích): Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm • 1. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý. • 2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản,
  22. tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây -Chăm chỉ học tập, rèn nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm luyện, nâng cao nhận thức, thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất. xây dựng lối sống giản dị [ ] lành mạnh. • 5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma -Tuân thủ, tuyên truyền tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phổ biến các QĐ của pháp phép chất ma tuý; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng luật về phòng, chông trái phép chất ma tuý. TNXH. • 6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyến, mua bán -Phê phán, tố cáo các hành phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất vi vi phạm quy định của hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. [ ] pháp luật về phòng, chống - Kết luận: Mỗi công dân cần phải tìm hiểu các quy TNXH. định của pháp luật để thực hiện tốt việc phòng, chống -Tích cực tham gia phòng TNXH ở mọi lúc, mọi nơi. chống TNXH ở nhà trường và địa phương. Hoạt động 3: Luyện tập - GV chiếu BT II/ Luyện tập Bài 3. Xử lí tình huống: a) Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đồ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà. *. Dự kiến đáp án b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây Bài 3. lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên in-ter-net tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng
  23. rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma a) Nếu là A, em sẽ tuyên tuý. truyền với mọi người c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một trong bản về kiến thức người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang của việc phòng tránh tệ tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên nạn mê tín dị đoan và ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng thuyết phục mọi người mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng không nên tin và làm theo được. lời thầy mo. Thay vào đó, Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí khuyến khích mọi người thế nào? cho các bé đi bệnh viện - Gv tổ chức cho Hs hoạt động thực hiện từng bài tập khám để tìm ra bệnh và cho phù hợp: thuốc chữa kịp thời, Bài tập 3: hoạt động nhóm ( mỗi nhóm 1 tình huống) tránh để lại hậu quả đáng tiếc. b) Nếu là M, em sẽ khuyên nhủ anh trai dừng ngay việc chăm bón, nuôi trồng cây - Gv tổ chức cho Hs báo cáo theo yêu cầu của từng bài cần sa, bởi vì như vậy là tập (báo cáo cá nhân, báo cáo theo nhóm) anh đang vi phạm pháp - Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung để hoàn thành luật, không những sẽ bị bài tập phạt tù mà còn để lại hậu quả ảnh cho xã hội. c) Nếu là S, em sẽ từ chối cho anh trai mượn tiền và khuyên anh trai đừng tham gia vào hành vi chơi cờ bạc, vì như vậy là vi phạm pháp luật. Đồng thời em sẽ tố cáo hành vi tụ tập đánh bài ăn tiền của nhóm người này lên cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết. Hoạt động 4: Vận dụng * GV giao bài tập vận dụng:
  24. GV giao bài tập vận dụng yêu cầu HS thực hiện ở nhà. những tấm gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. không vi phạm tệ nạn xã hội như: chăm học, chăm làm, làm tốt nhiệm vụ bản thân * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà (chuẩn bị bài tiết cuối) - Hoàn thiện dự án - Gv nhận xét, đánh giá, khuyến khích hs học tập noi theo những tấm gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. không vi phạm tệ nạn xã hội như: chăm học, chăm làm, làm tốt nhiệm vụ bản thân Ngày dạy: Tiết 30: Bài 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiết 4) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nêu được trách nhiệm của HS trong phòng chống TNXH: - Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Để có những kiến thức cơ bản về phòng chống TNXH. + Giao tiếp và hợp tác: Trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để tạo ra những tình huống liên quan đến phòng chống TNXH. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: HS có thái độ đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm PL; các loại TNXH phổ biến; không cổ vũ, không thực hiện những hành vi vi phạm; vận động bạn bè cùng thực hiện tốt nội quy; lối sống văn minh; tham gia phòng chống TNXH do nhà trường và địa phương tổ chức