Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_25_bai_8_q.doc
Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lý tiền - Năm học 2023-2024
- Ngày giảng: 27/02/2024 TIẾT 25 - BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN (Tiếp) A. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 2. Về phẩm chất Trách nhiệm: Thể hiện ở ý thức xây dựng kế hoạch chi tiêu tiền phù hợp với bản thân và gia đình. Chăm chỉ: Thường xuyên hình thành kỹ năng chi tiêu hợp lý không lãng phí. 3. Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về quản lý tiền. + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến quản lý tiền. - Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi Tự giác điều chỉnh hành vi, thói quen, việc làm và hành động cụ thể để có cách tiêu dùng và quản lý tiền bạc một cách phù hợp. Năng lực phát triển bản thân. Biết lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. Tự chủ và tự học: Tự lập và rèn luyện kỹ năng quản lý tiền của bản thân trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên: - Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu học tập - Tranh ảnh, video, đồ dùng dạy học liên quan đến bài học. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khởi động: a. Mục tiêu: Khơi gợi, dần dắt, tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về tiền cũng như ý nghĩa của việc quản lý tiền b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên gọi từng HS tham gia trò chơi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các học sinh chủ động tìm hiểu, tham gia trò chơi 1
- - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh - GV kết nối vào bài học: Trong thời gian rất ngắn các em đã tìm được 4 câu tục ngữ, 4 câu trên liên quan đến việc quản lí tiền. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể quản lí tiền hiệu quả cô và các em cùng tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. 2. Khám phá 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc: Học cách kiếm tiền phù hợp a. Mục tiêu: Học sinh hình thành kỹ năng kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm *Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm (3 phút) 2. Một số nguyên tắc quản Bước 1: Giao nhiệm vụ lý tiền hiệu quả - GV chia lớp 8 nhóm: a. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu Yêu cầu: Dựa vào nội dung SGK trang 47, 48 và quả. hiểu biết của bản thân, em hãy trao đổi trong thời gian 3 phút để trả lời các câu hỏi trong phiếu học b. Đặt mục tiêu và thực tập (Phần phụ lục). hiện tiết kiệm tiền hiệu quả. + Nhóm 1 + Nhóm 2 c. Học các kiếm tiền phù Tìm hiểu nội dung: kiếm tiền bằng việc tái chế. hợp + Nhóm 3 + Nhóm 4 - Kiếm tiền bằng việc tái chế Tìm hiểu nội dung: Làm đồ thủ công để bán. - Làm đồ thủ công để bán + Nhóm 5 + Nhóm 6 Tìm hiểu nội dung: làm phụ giúp bố mẹ - Làm phụ giúp bố mẹ + Nhóm 7 + Nhóm 8 - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm Tìm hiểu nội dung: Nhờ bố mẹ gửi ngân hàng. ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi 2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung của nhóm mình. - Thống nhất nội dung trả lời chung của nhóm và cử thành viên báo cáo khi giáo viên yêu cầu Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến : + Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp - Gv nhn xét, đánh giá, giúp hc sinh có th la chn nhng vic làm phù hp đ mang li tin cho bn thân *Nhiệm vụ 2: Liên hệ bản thân qua trò chơi: TIẾP SỨC. Bước 1: GV tổ chức trò chơi: TIẾP SỨC - Luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội (mỗi đội cử 5 bạn đại diện). + Lần lượt 1 bạn mỗi đội lên bảng viết đáp án, mỗi lần lên bảng chỉ được viết 1 đáp án, sau đó quay trở về đưa phấn cho bạn khác lên viết tiếp, cứ như vậy đến hết giờ. + Sau 2 phút, đội nào viết được nhiều, nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng và giành được phần thưởng. + Học sinh khác không tham gia giữ ổn định, không nhắc đáp án. - Thời gian: 2 phút. 3
- - Nội dung: Kể những việc học sinh có thể làm để kiếm tiền phù hợp với lứa tuổi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các đội cử 5 HS HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các học sinh chủ động tìm hiểu, tham gia trò chơi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh. 3. Luyện tập. a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: giao nhiệm vụ học tập: *Nhiệm vụ 1: GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm thông qua trò chơi: HỘP QUÀ MAY MẮN. 4
- *Nhiệm vụ 2: GV tổ chức học sinh đóng vai xử lí tình huống Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các học sinh phân đóng vai và xử lí tình huống. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh trình bày tình huống của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện, trả lời câu hỏi tình huống. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận 4. Vận dụng. a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành kỹ năng quản lý tiền hiệu quả. HS củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn. b. Tổ chức thực hiện: *Nhiệm vụ 1: DỰ ÁN 1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN 1 - Nội dung dự án: + Mỗi tổ làm 1 sản phẩm từ vật liệu tài chế, đô thủ công và giới thiệu về sản phẩm đó (tên sản phẩm, vật liệu làm, tác dụng ). + Để có thể kiếm tiền nhiều hơn từ các sản phẩm này, em hãy chia sẻ cho các bạn về chiến lược kinh doanh hiệu quả. + Thời gian giới thiệu: 1 phút - Học sinh làm việc nhóm tại nhà, lựa chọn làm một đồ dùng phù hợp để giới thiệu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 5
- - Hoàn thành làm một đồ dùng học tập và dùng cho chính quá trình học tập của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Tùy từng điều kiện cụ thể, các học sinh có thể cùng nhau mang đến lớp để chia sẻ với bạn bè Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên bố trí thời gian và hình thức để có thể góp ý và tư vấn việc tận dụng các sản phẩm sẵn có để tái chế làm đồ dùng học tập vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường *Nhiệm vụ 2: DỰ ÁN 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nội dung dự án: Bài tập 4 (SGK – Tr 49). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm nghiên cứu và lên ý tưởng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Sau 2 phút thảo luận, GV mời các nhóm lên trình bày kế hoạch, đại diện các nhóm khác nhận xét kế hoạch tổ chức của từng nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét, cần chú ý một số tiêu chí sau đây: + Tổng các khoản chi có vượt quá mức 150 000 đồng không? + Nội dung buổi sinh nhật có ý nghĩa, thiết thực, vui vẻ, tình cảm không? + Khả năng khai thác các nguồn lực khác sẵn có như thế nào? 5. Hướng về nhà: - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài học. - Chuẩn bị nội dung bài sau: Bài 9-Phòng chống tệ nạn xã hội (tiết 1): 1.Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Hoàn thành nội dung phần vận dụng. 6
- PHỤ LỤC 7