Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37-59 - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Hoa

doc 106 trang ngohien 21/10/2022 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37-59 - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_37_59_nam_hoc_2020_2021_doan_thi_h.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37-59 - Năm học 2020-2021 - Đoàn Thị Hoa

  1. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Ngày soạn: 16/1/2021 Lớp dạy: 7A4 Tiết 37. Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ để nhận biết Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ - Nắm được các đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ, 2. Kĩ năng: - Dựa vào bản đồ tư nhiên học sinh xác định được vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ khu vực Trung và Nam Mĩ. - Kĩ năng so sánh đặc điển các khu vực địa hình rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đâor Ăng ti, giữa khu vực đông và tây của Nam Mĩ. 3.Thái độ: - Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, ứng dụng CNTT và trình bày một vấn đề khoa học, hoạt động nhóm - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. - Một số tài liệu, tranh ảnh về các dạng địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi III. Nội dung và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ GV nêu luật chơi + Tên trò chơi “Giải đoán hình ảnh” Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  2. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa + Có 2 hình ảnh, quan sát hình ảnh và tìm địa danh trong lược đồ Hình 41.1- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ. Bước 2: HS đoán tên hình ảnh qua bức tranh. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Trung và Nam Mĩ ( 10 phút) a) Mục đích: - Xác định được vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 126 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 1. Vị trí địa lí - Diện tích hơn 2,5 triệu km² được bao bọc bởi 2 đại dương lớn (Thái Bình Dương; Đại Tây Dương) - Tiếp giáp với các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. TIẾP GIÁP PHÍA TÂY PHÍA ĐÔNG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Thái Bình Dương Đại Tây Dương DÒNG BIỂN Guy-an X NÓNG Braxin DÒNG BIỂN DÒNG BIỂN Pê-ru Phôn- len LẠNH d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Quan sátlược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, yêu cầu HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP sau trong thời gian 2 phút TIẾP GIÁP PHÍA TÂY PHÍA ĐÔNG BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG DÒNG BIỂN DÒNG BIỂN NÓNG DÒNG BIỂN LẠNH Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần lãnh thổ eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti (10 phút) Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  3. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 127 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 2. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti . - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong thường xuyên thổi. + Eo đất Trung Mĩ : nơi tận cùng của dãy Cóoc đie + Quần đảo Ăngti : gồm vô số đảo quanh biển Caribê - Khí hậu – thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Môi trường nhiệt đới gió tín phong nhưng vì qua biển nên vẫn gây mưa cho sườn Đông (phía Tây là núi cao nên ít mưa) Sư phân hóa thiên nhiên ở sườn Đông và sườn Tây ở khu vực này. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - HS lên bảng xác định lãnh thổ của Trung Mĩ, lãnh thổ thuộc quần đảo Ăng ti và vịnh Ca ri bê. Bước 2: GV cho HS quan sát lược đồ Hình 5.1 “Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng” và yêu cầu Hs xác định kiểu môi trường của Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti - Bước 3: GV yêu cầu Hs quan sát sơ đồ các loại gió trên Trái Đất và rút ra được loại gió hoạt động thường xuyên ở Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti Bước 4: GV mở rộng thêm cho HS và kênh đào Panama và thiên nhiên khu vực này: - Động đất xảy ra thường xuyên tại Trung Mỹ, có thể gây ra thiệt hại rất lớn về vật chất và cướp đi mạng sống của nhiều người. Trong khoảng 100 ngọn núi lửa ở Trung Mỹ thì có ít nhất 14 ngọn đang hoạt động. Bão lớn đôi khi tràn vào Trung Mỹ, nhất là từ phía biển Caribe. Năm 1998, bão Mitch đã giết chết hàng ngàn người và cuốn trôi nhiều làng mạc. -Trước đây, các tàu thuyền chở hàng hóa đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương phải đi vòng xuống mũi cực nam châu Nam Mỹ rồi đi ngược lên phía bắc. Nhưng sau khi có kênh đào Panama (80 km), nối thông hai đại dương ở eo đất Panama thì tàu thuyền giao thông dễ dàng, giảm khoảng cách hơn 1200 km, thêm thuận lợi cho việc trao đổi và buôn bán. Kênh đào Panama do người Mỹ hoàn tất ngày 15-8-1914. Mỹ giữ quyền quản lý con kênh này cho đến 31-12-1999 thì chuyển giao cho Panama. Hoạt động 3: Tìm hiểu phần lãnh thổ lục địa Nam Mĩ (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm nổi bật của địa hình Nam Mĩ. - Kể tên các loại khoáng sản Nam Mĩ. b) Nội dung: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  4. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 127 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính b.Khu vực Nam Mĩ : - Địa hình phía tây: Hệ thống Anđét cao hơn và đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Cóocđie - Đồng bằng ở giữa: cao phía Bắc, thấp dần phía Nam - Có các sơn nguyên và cao nguyên. - Khí hậu và thực vật phân hoá sâu sắc theo hướng đông tây, bắc nam và thấp cao. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Tiêu chí Kể tên Độ cao Khoáng sản Vùng núi trẻ Anđét Anđét 3000-4000m (có nhiều Vàng, đồng, thiếc, bạc đỉnh trên 6000m) Đồng bằng La Plata (Quan sát màu) Nhôm, sắt, dầu, Pam pa 0-200m Ô ri nô cô A ma dôn Sơn nguyên và cao Guy a na (Quan sát màu) nguyên Bra xin 200-1000m d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Chia nhóm lớp thành 6 nhóm + Nhóm 1,4: Tìm hiểu về vùng núi trẻ Anđét + Nhóm 2,5: Tìm hiểu về các đồng bằng + Nhóm 3,6: Tìm hiểu về các sơn nguyên và cao nguyên Bước 2: HS hoàn thành PHT trong 5 phút Tiêu chí Kể tên Độ cao Khoáng sản Vùng núi trẻ Anđét Đồng bằng Sơn nguyên và cao nguyên Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên một số HS/nhóm lên trình bày, sử dụng bản đồ tự nhiên để mô tả. Bước 4. GV mở rộng thêm địa hình làm ảnh hưởng tới thiên nhiên (không đi sâu vì có học kĩ ở tiết sau- đề nghị HS về nhà sưu tầm thêm tư liệu). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  5. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa * Giống nhau: ✓ Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. ✓ Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến * Khác nhau : BẮC MĨ NAM MĨ + Phía Núi già Apalat và sơn Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin đông nguyên trên bán đảo Labrađo. + Ở Đồng bằng trung tâm cao ở Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô giữa phía bắc, thấp dần về phía -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng nam. bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. + Phía Hệ thống Coocđie cao TB ( Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và tây 3000 – 4000m ) và đồ sộ cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ So sách điểm giống và điểm khác của Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy. c) Sản phẩm: - Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ HS thiết kế 1 sơ đồ tư duy về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. 3. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị trước Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  6. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Ngày soạn: 16/1/2021 Lớp dạy: 7A4 Tiết 38. Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Sự phân hóa khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân hóa địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố khí hậu. - Nắm vững các môi trường tụ nhiên của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3.Thái độ: - HS thấy được ý thức của mình trong vấn đề bảo vệ thiên nhiên 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, ứng dụng CNTT và trình bày một vấn đề khoa học, hoạt động nhóm - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ - Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ - Một số hình ảnh về các môi trường ở Trung và Nam Mĩ (nếu có) 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi III. Nội dung và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2.Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. ✓ Rừng xích đạo và nhiệt đới ✓ Cao nguyên ✓ Hoang mạc ✓ Núi cao d) Cách thực hiện: Bước 1: GV cho học sinh xem đoạn Video về cảnh quan Nam Mĩ. Yêu cầu HS quan sát kĩ và kể tên các cảnh quan/ địa hình mà em quan sát được trong video. Bước 2: Học sinh xem, GV giúp đỡ và có thể gợi ý cho học sinh Bước 3: Hs trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung. Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  7. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu khí hậu Trung và Nam mĩ (10 phút) a) Mục đích: - Kể tên được các đới khí hậu cơ bản của Trung và Nam Mĩ. - Kể tên được các dòng biển lớn ảnh hưởng tới Trung và Nam Mĩ . b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 129 kết hợp quan sát hình 42.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 2. Sự phân hóa tự nhiên a. Khí hậu - Có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực. - Phần lớn lãnh thổ thuộc đới nóng. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời và hoàn thành phiếu học tập. Đới khí hậu TRUNG MĨ QUẦN ĐẢO ĂNG TI NAM MĨ Xích đạo x Cận xích đạo x x nhiệt đới X X x cận nhiệt X ôn đới X d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 1: GV cung cấp lược đồ và phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát lược đồ, đánh dấu X vào đới khí hậu mà từng khu vực có Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  8. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Đới khí hậu TRUNG QUẦN ĐẢO NAM MĨ ĂNG TI MĨ Xích đạo Cận xích đạo Nhiệt đới Cận nhiệt Ôn đới Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS Bước 3: HS làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút , GV gọi 2 HS lên đánh dấu- hoàn thành phiếu học tập trên bảng và chỉ trên bản đồ. Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát vào phiếu phản hồi và so sánh sự khác biệt về khí hậu lục địa Nam Mĩ với Trung Mĩ, quần đảo Ăng-Ti. (Nam Mĩ có hầu hết các đới khí hậu trên Trái Đất do lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến; Trung và Nam Mĩ thì đơn giản hơn) Bước 5: GV yêu cầu HS quan sát vào Hình 42.1 lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ để xác định phần lớn lãnh thổ thuộc đới khí hậu nào rút ra đặc điểm phần lớn thuộc đới nóng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên (25 phút) a) Mục đích: - Trình bày được sự khác biệt vệ sinh vật giữa các môi trường của Trung và Nam Mĩ . - Mô tả được cảnh quan của Nam Mĩ thay đổi theo vĩ độ và độ cao của địa hình b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên - Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ rất phong phú và đa dạng. - Có sự phân hóa theo chiều từ Bắc Nam, từ Đông Tây, từ thấp cao. Nguyên nhân : - Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến - Có dãy núi An đét cao đồ sộ. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. - Ven biển Trung Anđet có dòng biển lạnh Pêru chảy ven bờ, hơi nước qua dòng biển lạnh ngưng tụ tạo thành sương mù. Không khí vào đất liền mất hơi nước nên không có mưa tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình nhất là hoang mạc Atacama. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  9. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4-6 Hs) - Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ . Nhóm 1 + 3: - Trung và Nam Mĩ có các môi trường tự nhiên nào? Phân bố? - Dựa vào kiến thức đã học về môi trường xích đạo ẩm, em hãy mô tả cảnh quan rừng Amadôn – rừng xích đạo điển hình nhất thế giới . - Cảnh quan vùng núi An đét thay đổi như thế nào ? Nhóm 2 + 4: - Tại sao các môi trường tự nhiên Trung và Nam Mĩ có sự phân hóa như vậy ? - Vì sao dãy đất hẹp phía Tây Anđet lại có hoang mạc? - Nêu những hiểu biết của em về rừng Amazon Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.Tích hợp giáo dục môi trường. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv cho học sinh xem hình ảnh về cảnh quan để học sinh tìm ra khí hậu tương ứng. (ví dụ: khí hậu xích đạo rừng xích đạo) Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Thiết lập mối quan hệ giữa khí hậu với các yếu tố tự nhiên. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  10. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa 3. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK trang 130 và chuẩn bị trước Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  11. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Ngày soạn: 23/1/2021 Lớp dạy: 7A4 Tiết 39. Bài 43: DÂN CƯ XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ quá trình thuộc địa trong quá khứ ở Trung và Nam Mĩ - Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ, nền văn hóa Mĩ La Tinh. - Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì. Ý nghĩa to lớn của cánh mạnh Cu Ba trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, chủ quyền. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ để thấy được sự phân bố dân cư không đồng đều ở các nước Trung và Nam Mĩ. 3.Thái độ: - HS thấy được tránh nhiệm của mình đối với sự phát triển đất nước 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, ứng dụng CNTT và trình bày một vấn đề khoa học, hoạt động nhóm - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ các đô thị châu Mĩ. - Lược đồ phân bố dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ. - Một số tài liệu, tranh ảnh về văn hóa, tôn giáo của các nước khu vực Trung và Nam Mĩ. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi III. Nội dung và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2.Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  12. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Mô tả quang cảnh của 2 thành phố. Trình bày những hiểu biết của em về Bra-xin. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu dân cư Trung và Nam mĩ (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội Trung và Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 131 kết hợp quan sát hình 43.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 2. Dân cư - Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Latinh độc đáo do sự kết hợp ba dạng văn hoá Anhđiêng, Phi và Âu - Dân cư phân bố không đều. - Dân cư có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,7% c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Khai thác văn bản sgk và trả lời các câu hỏi - Sự khác biệt giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ trong lịch sử nhập cư . - Thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì ? - Đặc điểm phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ? - Tại sao phân bố không đồng đều? - Đặc điểm phát triển dân cư? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu đô thị hóa của Trung và Nam mĩ (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 3. Đô thị hóa - Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. - Quá trình đô thị hóa mang tính chất tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao. c) Sản phẩm: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  13. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Quan sát lược đồ: Sự phân bố các đô thị - Nhóm 1 + 2: Xác định và cho biết các đô thị trên 3 triệu dân có gì khác Bắc Mĩ? Tốc độ đô thị hóa ở khu vực này có đặc điểm gì? - Nhóm 3 + 4: Xác định các đô thị trên 5 triệu dân? Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào? - Nhóm 5 + 6: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa phát triển ở Nam Mĩ? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Nêu đặc điểm chính về dân cư . Giải thích sự thưa dân ở một số vùng của Trung và Nam Mĩ . Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ có gì khác Bắc Mĩ ? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  14. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa 3. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK trang 133, ôn lại đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ có những điều kiện gì để phát triển nông nghiệp của khu vực và chuẩn bị trước Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ IV. Rút kinh nghiệm bài dạy Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  15. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Ngày soạn: 24/1/2021 Lớp dạy: 7A4 Tiết 40. Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều, với hai hình thức sản xuất nông nghiệp đại điền trang (La-ti-fun-đi-a) và tiểu điền trang (Mi-ni-fun- đi-a) - Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công, nguyên nhân. - Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích lược đồ, ảnh địa lí để thấy được các hình thức sản xuất, và sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. 3.Thái độ: - HS có thái độ học tập đúng đắn 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, ứng dụng CNTT và trình bày một vấn đề khoa học, hoạt động nhóm - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. - Một số hình ảnh về tiểu điền trang và đại điền trang (nếu có) 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi III. Nội dung và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2.Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ Đặt tình huống: Trong một lớp học. Giáo viên chia diện tích lớp làm 2 khu vực. Yêu cầu khoảng 28HS đứa về bên trái. 2HS đứng về bên phải. + Yêu cầu HS tính nhanh mỗi khu vực chiếm bao nhiêu % sĩ số HS trong lớp và bao nhiêu % diện tích lớp. + Sự bất hợp lí ở việc phân chia của GV là gì? Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  16. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các em thấy rõ ràng trong sự phân chia của thầy (cô) có sự bất hợp lí. 95% HS trong lớp lại chỉ đứng vào ô có diện tích nhỏ. Ngược lại, 2/3 diện tích lớp lại chỉ có 5% HS. Điều này cũng cũng giống như sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Nam Mĩ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì các em sẽ cùng đi vào bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (15 phút) a) Mục đích: - So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 135 kết hợp quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 1. Nông nghiệp a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. Hai hình thức là tiểu điền trang và đại điền trang. Các yếu tố Đại điền trang Tiểu điền trang 60% diện tích đất tự nhiên và Diện tích đất Dưới 5 ha đồng cỏ. Dân số Các đại điền chủ ( 5% dân số) Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số) Hình thức Máy móc hiện đại, sản xuất Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của canh tác theo lối quảng canh. gia súc và lao động chân tay. Nông sản Sản phẩm cây công nghiệp, cây Sản phẩm cây lương thực với quy mô chính ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà. nhỏ. Mục đích sản Xuất khẩu thu ngoại tệ. Tự cung tự cấp xuất - Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất: một số quốc gia đã ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng ít thành công. - Riêng Cuba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. Các yếu tố Đại điền trang Tiểu điền trang 60% diện tích đất tự nhiên và Diện tích đất Dưới 5 ha đồng cỏ. Dân số Các đại điền chủ ( 5% dân số) Các hộ nông dân ( 90% - 95% dân số) Hình thức Máy móc hiện đại, sản xuất theo Dụng cụ thô sơ: sử dụng sức kéo của canh tác lối quảng canh. gia súc và lao động chân tay. Nông sản Sản phẩm cây công nghiệp, cây Sản phẩm cây lương thực với quy mô Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  17. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa chính ăn quả, nuôi cừu, bò, lạc đà. nhỏ. Mục đích sản Xuất khẩu thu ngoại tệ. Tự cung tự cấp xuất d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc mục a trong SGK rồi hoàn thành bảng sau: + Nhóm 1,3: Tìm hiểu về hình thức đại điền trang + Nhóm 2,4: Tìm hiểu về hình thức tiểu điền trang Các yếu tố Đại điền trang Tiểu điền trang Diện tích đất Dân số Hình thức canh tác Nông sản chính Mục đích sản xuất Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ. Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 nhóm lên trình bày. Sau đó đặt câu hỏi cho các nhóm: + Hậu quả của chế độ sở hữu ruộng đất bất hợp lí ở đây? (Ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. nền nông nghiệp mang tính chất độc canh do lệ thuộc nước ngoài vì vậy mà nhiều nước xuất khẩu nhiều lúa mì nhưng vẫn phải nhập lương thực) + Tìm những biện pháp để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn xác nhanh kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành nông nghiệp (20 phút) a) Mục đích: - Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. - Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. b) Nội dung: - Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk 135, 136trang kết hợp quan sát hình 44.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính * Ngành trồng trọt: - Do lệ thuộc vào nước ngoài, trồng trọt mang tính chất độc canh. - Mỗi quốc gia trồng một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu và phải nhập lương thực. + Eo đất Trung Mĩ: Mía, bông, cà phê, đặc biệt là chuối. Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  18. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa + Quần đảo Ăng ti: Cà phê, ca cao, thuốc lá, đặc biệt là mía (Cu - ba). + Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả. Đặc biệt là Cà phê (Braxin). * Chăn nuôi: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn: - Bò: Braxin, Ác hen ti na - Cừu, lạc đà: vùng núi Trung An đét. - Đánh cá: Pêru có sản lượng vào bậc nhất thế giới. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ + GV yêu cầu 2 bạn ngồi gần nhau tạo thành 1 cặp. + GV yêu cầu hs quan sát hình 44.4 - Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ, yêu cầu trong 15s các cặp nhớ được tên các sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ. + Sau 15s giáo viên gọi bắt kì cặp nào để kể tên. + Cặp nào nhớ được tên nhiều nhất là cặp chiến thắng. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi “Hỏi gì đáp nấy”. Trong vòng 30s, Đội A đưa ra tên sản phẩm nông nghiệp nào thì đội B trả lời nhanh nơi phân bố của sản phẩm đó. Mỗi đội cần đưa ra 5 tên sản phẩm nông nghiệp không trùng nhau để hỏi đội bạn. - Bước 4: GV nhận xét, yêu cầu các đội nhìn vào lược đồ phân bố nông nghiệp Trung và Nam Mĩ: + Tại sao cà phê được trồng nhiều ở khoảng vĩ độ 20 độ Bắc, Nam? + Tại sao gia súc được nuôi nhiều ở Braxin, Achentina? + Tại sao Pêru phát triển ngành đánh cá? - Bước 5: HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: (3 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Hãy so sánh hai hình thức sở hữu phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ? Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  19. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, với sự hiểu biết của bản thân, em hãy liên hệ các chính sách phát triển nền nông nghiệp VN qua các thời kì lịch sử và đặc điểm nền nông nghiệp nước ta hiện nay Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 3. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị trước Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021
  20. Trường THCS Cự Khối Giáo viên: Đoàn Thị Hoa Ngày soạn: 27/1/2021 Lớp dạy: 7A4 Tiết 41. Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. - Sự khai thác rừng A-ma-dôn của các nước Trung và Nam Mĩ. - Vai trò kinh tế của khối thị trường chung Nam Mĩ Mec-cô-xua. 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ, bản đồ để rút ra những kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ, về lợi ích của khối Mec-cô-xua. - Phân tích lược đồ đô thị để thấy rõ sự phân bố các siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ. 3.Thái độ: - Tinh thần học tập nghiêm túc 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: Tự học, sáng tạo, ứng dụng CNTT và trình bày một vấn đề khoa học - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên Nam Mĩ - Lược đồ phân bố công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. - Lược đồ khai thác rừng A-ma-dôn. - Một số hình ảnhvà tư liệu về siêu đô thị và khai thác rừng Amadôn.của Braxin (nếu có) 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, SGK, vở ghi III. Nội dung và tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2.Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. Đáp án Braxin Ngành công nghiệp Dầu mỏ Rừng Amazon d) Cách thực hiện: Địa Lí 7 Năm học 2020 - 2021