Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10, Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng

doc 5 trang Đào Khang 11/06/2024 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10, Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_10_bai_12_sau_benh_hai_cay_tron.doc

Nội dung text: Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 10, Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng

  1. BẢN THUYẾT MINH TIẾT 10/Bài 12: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Các em thân mến! Lời đầu tiên cô muốn gửi đến các em đó là mục tiêu cần đạt được trong bài học hôm nay. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được tác hại của sâu, bệnh đến cây trồng. - Hiểu được khái niệm về côn trùng và bệnh cây. - Nhận biết được các dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại. 2. Kỹ năng - Rèn luyện sự cẩn thận chính xác với các kỹ năng sau: - Quan sát cấu tạo của côn trùng - Phân tích sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Phân biệt được dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại. 3. Thái độ - Yêu thích thế giới côn trùng, cây trồng. 4. Năng lực hướng tới - Vận dụng các kiến thức đã học để chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Bảo vệ côn trùng có lợi và tiêu diệt côn trùng có hại. II. Kiểm tra bài cũ III. Cấu trúc bài học Nội dung bài học gồm 2 phần I. Tác hại của sâu, bệnh. II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây 1. Khái niệm về côn trùng 2. Khái niệm về bệnh cây 3. Một số dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu, bệnh phá hại. IV Tiến trình bài mới a. Giới thiệu bài học Trong trồng trọt, năng suất và chất lượng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Giống, phân bón, chăm sóc, nước và sâu, bệnh. Trong đó sâu, bệnh là hai nhân tố gây thiệt hại nhất đối với cây trồng. Vậy sâu, bệnh có những tác hại gì, đặc điểm và dấu hiệu nhận biết chúng ra sao, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. b. Nội dung bài mới Tiết 10/ bài 12. Sâu, bệnh hại cây trồng Vậy để hiểu được sâu bệnh gây ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng, chúng ta cùng tìm hiểu phần I. Tác hại của sâu bệnh. Ngày nay, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Nó gây ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sông và gây nhiều thiệt hại ở nước ta. Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu do thiệt hại của biến đổi khí hậu gây nên. Trong đó sản xuất nông
  2. nghiệp chịu rất nhiều rủi ro dưới tác động của biến đổi khí hậu vì phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Bây giờ, các em hãy cùng quan sát một số hình ảnh cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt và một số các hình ảnh cây trồng bị sâu, bệnh phá hại như: Lúa bị đạo ôn, bắp bị sâu đục, ớt bị thối. Vậy theo em , sâu bệnh ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng. Qua quan sát hình ảnh và liên hệ thực tế các em thấy rằng sâu, bệnh có thể gây hại ở bất kì bộ phận của cây trồng (thân, lá, hạt quả )và ở mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Vì thế nó làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm. Theo tính toán của tổ chức Nông-Lương của Liên hiệp quốc(FAO): Hằng năm trên thế giới, tổng sản lượng cây trồng bị sâu phá hại là 12,4% và 11,6% bị bệnh phá hại. Riêng lúa, thiệt hại do bệnh phá hại khoảng 160 triệu tấn. Ở nước ta, sâu bệnh phá hại khoảng 20% tổng sản lượng cây trồng. Ví dụ : Vụ hè thu 2013 tại HTX Đông Phước, huyện Quảng Điền: Gieo trồng 262 ha lúa, trong đó có 105 ha bị nhiễm bệnh lem lép hạt, có thiệt hại trên 50%.( Theo khuyến nông huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Ngoài ra khi bị sâu, bệnh phá hại nghiêm trọng thậm chí còn không cho thu hoạch cây trồng. Để hiểu rõ hơn mời các em quan sát đoạn phim sau ( xem phim tài liệu). Vậy theo các em, các em có thể làm gì để giảm tác hại của sâu, bệnh. Giáo dục: Để hạn chế tác hại của sâu, bệnh các em có thể trực tiếp tham gia vào các công việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng cùng với gia đình. Tuy nhiên, để hạn chế tác hại của sâu, bệnh các em có thể tham gia bằng các biện pháp gián tiếp như bảo vệ môi trường để làm giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi vì dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng lên sẽ làm điều kiện để rút ngắn vòng đời của các loại sâu, bệnh, giúp chúng gia tăng nhanh quần thể nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng. Nhiều loài thay đổi tập tính sống làm khó khăn hơn trong việc phòng trừ. Vì thế để bảo vệ môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính chúng ta có thể trồng cây xanh, thực hiện tốt khẩu hiệu 3T( tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) bằng các việc làm cụ thể như: tiết kiệm điện, hạn chế sử dụng túi ni long, sử dụng bịch nhựa để trồng cây, đó là những cách tuyệt vời nhất để bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tác hại của sâu, bệnh. Để hiểu được thế nào là côn trùng, bệnh cây chúng ta cùng nghiên cứu phần tiếp theo. II. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây. Để biết được côn trùng là gì? Mời các em quan sát đoạn phim sau( Xem phim). Vậy theo các em, côn trùng là gì? Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, côn trùng thực sự có các đặc điểm như: cơ thể của một cá thể trưởng thành phải có 3 phần: đầu, ngực, bụng. Cá thể đó phải có tất cả 3 đôi chân được gắn vào các đốt ngực, 1 đôi râu trên đầu và phần bụng được chia thành nhiều đốt. Phần lớn các cá thể côn trùng đều có cánh. - Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến trưởng thành rồi lại đẻ trứng được gọi là vòng đời của côn trùng. Bây giờ mời các em quan sát vòng đời của rầy nâu hại lúa. - Thường có 25-30 ngày, giai đoạn đầu tiên là trứng, sau 6-8 ngày thì trở thành ấu trùng, 12- 15 ngày trở thành rầy cám và gây hại cho lúa ở giai đoạn rầy trưởng thành.
  3. - Trong vòng đời của côn trùng trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau như giai đoạn trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành. Sự thay đổi về hình thái, cấu tạo trong vòng đời gọi là biến thái của côn trùng. Côn trùng có 2 kiểu biến thái: Biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Để hiểu được thế nào là biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn, mời các em quan sát đoạn phim sau( xem phim). Ở biến thái hoàn toàn các em thấy sẽ có 4 giai đoạn, tuy nhiên ở biến thái không hoàn toàn chỉ có 3 giai đoạn( không có giai đoạn nhộng). Hình thái sâu non và sâu trưởng thành ở biến thái hoàn toàn là khác nhau nhưng ở biến thái không hoàn toàn là tương tự nhau. Giai đoạn phá hại mạnh nhất ở biến thái hoàn toàn là giai đoạn sâu non, ở biến thái không hoàn toàn là sâu trưởng thành. Dựa vào các đặc điểm này để người ta lấy cơ sở cho các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt côn trùng hiệu quả nhất là giai đoạn trứng. Côn trùng có 2 loại: côn trùng có lợi và côn trùng có hại. Bây giờ mời các em quan sát 1 số hình ảnh về côn trùng có hại: Gây truyền nhiễm bệnh cho con người như muỗi, ruồi, gây hại cho cây trồng như rầy, châu chấu, Chúng ta cùng thư giãn 1 tí nhé! Các em hãy lắng nghe đoạn nhạc sau và cho biết trong bài hát nhắc đến côn trùng nào? - Côn trùng được nhắc đến trong bài hát“chị ong nâu và em bé’ đó chính là loài ong. Nó giúp thụ phấn cho cây trồng, cung cấp mật, làm thức ăn cho con người, - Bọ ngựa: có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loài sâu bọ, không phá hại mùa màng. - Ong mắt đỏ: Thường kí sinh trên trứng của các loài côn trùng có hại, chúng lớn lên và chích hút chất dinh dưỡng có trong trứng làm giảm sâu hại. - Bọ rùa: thường ăn rệp vừng, rệp vừng là 1 trong những loài gây phá hại nhiều nhất cho cây trồng. Một ngày, bọ rùa có thể ăn đến 100 con rệp vừng. Trên đây là một số côn trùng có lợi chúng ta cần phải bảo vệ. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu thêm nhiều loài côn trùng có lợi khác để cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về bệnh cây. Bây giờ, mời các em quan sát hình ảnh cây cà chua khỏe, cây khỏe là cây mang hình thái, cấu tạo được quy định bởi tính di truyền của nó, thực hiện tốt các chức năng sinh lí: quang hợp, hô hấp, trao đổi chất, vận chuyển nước, quá trình sinh sản diễn ra bình thường, Vậy thì bệnh cây là gì? Mời các em cùng quan sát đoạn phim sau( chiếu phim). - Bệnh cây là trạng thái không bình thường về cấu tạo, hình thái và chức năng sinh lí của cây. - Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh cây: Do môi trường sống và vi sinh vật. - Bệnh cây do môi trường sống bất lợi như: thiếu nước, thiếu dinh dưỡng( thiếu đạm, lân, kali, ). Bệnh cây do vi sinh vật như do nấm( bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư ở xoài), do vi khuẩn(bệnh loét cam chanh), do virut( bệnh khảm ở cây thuốc lá). Sau đây là hình ảnh một số bệnh cây thường gặp ở địa phương mình - bệnh cháy lá ở cây lúa - bệnh đạo ôn hại lúa - bệnh đốm lá(gỉ sắt) ở cây lạc. - Bệnh thán thư cây mía - Bệnh thối nhũn ở bắp cải
  4. - Bệnh xoăn lá ở cây rau Cây trồng bị sâu, bệnh phá hại sẽ có những dâu hiệu gì? Chúng ta cùng nghiên cứu phần 3. 3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại. Mời các em theo dõi đoạn phim sau(xem phim). Khi cây bị sâu thường có những biểu hiện như: cành bị gãy, lá bị thủng. Cây bị bệnh thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo như: lá, quả bị biến dạng; đốm nâu; cây củ bị thối; thân, cành bị sần sùi; quả bị chủy nhựa, - Hướng dẫn về nhà Mời các em cùng xem đoạn phim về tình bạn giữa cải trắng và chim sẻ( xem phim). Các em thấy rằng, để diệt sâu hại cho cải trắng, chim sẻ đã sử dụng thuốc diệt sâu bọ. Theo các em còn có những phương pháp nào nữa để diệt trừ sâu bệnh? Đặc điểm của từng phương pháp là gì? Các em hãy xem trước bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại để tiết sau chúng ta cùng nghiên cứu nhé! Bài tập củng cố Câu 1 . Em hãy lựa chọn các đáp án đúng. A. Côn trùng có hại là: bọ xít/ bọ rùa B. Cây bị sâu ăn thường có dấu hiệu: lá bị thủng/ lá bị xoăn, C. Biến thái hoàn toàn có 3 / 4 giai đoạn sinh trưởng, phát triển Câu 2. Chọn đáp các đáp án đúng Theo em, cần làm gì để hạn chế tác hại của s nhââu, bệnh? A. Chăm sóc cây trồng tốt, đúng quy trình kĩ thuật. B. Bảo vệ môi trường C. Phun nhiều thuốc hóa học D. Chờ khi sâu, bệnh phát triển mạnh thì diệt trừ. Câu 3. Chọn đáp án đúng (Đ) hay sai(S) bằng cách tích vào cuỗi mỗi đáp án. ( ô vuông bên trái là đáp án đúng, ô vuông bên phải là đáp án sai) A. Côn trùng thuộc ngành động vật chân khớp, cơ thể gồm 3 bộ phận, 3 chân.(S) B. Biến thái hoàn toàn phá hại mạnh nhất ở giai đoạn trưởng thành. (S) C. Côn trùng có môi trường sống đa dạng. (Đ) D. Bệnh cây do vi sinh vật và môi trường sống gây nên. (Đ) D. Tất cả các đáp án trên Câu 4: Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trồng. A. Biến thái của côn trùng là sự thay đổi về (1) và (2) của côn trùng. B. Cơ thể của côn trùng gồm 3 bộ phận: (3) , ngực và (4) C. (5) gây nên bệnh cây là: (6), vi khuẩn, virut. Đáp án. 1: cấu tạo; 2 : hình thái; 3: đầu; 4: bụng; 5: Vi sinh vật; 6: nấm.
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn tư liệu - Báo cáo " Tác động của BĐKH tới sâu, bệnh hại cây trồng ở Việt nam, những chính sách và hành động tương ứng", Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Website - v=CySDCHQGHJo - v=w11qM4msXTU - ộ bọ ngựa - ộ ong mắt đỏ - ộ bọ rùa - v=D7_o0qLA-dY 3. Phần mềm - Microsoft Office - Trí Việt elearning 2016 - Camtasia studyo 8. 6 - Audacity - Badicam * Bài hát: Thương lắm thầy cô ơi -S áng tác: Lê Vinh Phúc - Biễu diễn: Phan Hiếu Kiên Xin trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Lê Thị Như Ý