Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Phong Khê (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Phong Khê (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_7_truong_thcs_phong_kh.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Phong Khê (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc 1.Truyện 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu ngụ ngôn 2. Truyện khoa học viễn tưởng 2 Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đến một nhân vật lịch sử Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% • Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. • BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ dung/Đơn Thông Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Vận Chủ đề vị kiến hiểu dụng biết dụng thức cao
- 1 Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: ngôn - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, 5TN tình huống, cốt truyện, không 3TN 2TL gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.
- Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. Truyện - Nhận biết được đề tài, chi tiết khoa học tiêu biểu, những yếu tố mang viễn tưởng tính “viễn tưởng” của truyện biễn tưởng (những tưởng tượng dựa trên những thành tựu khoa học đương thời). - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện viễn tưởng. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp, những điều mơ tưởng và những dự báo về tương lai mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- - Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật truyện khoa học viễn tưởng thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: kể lại sự Thông hiểu: 1TL* việc có thật liên quan Vận dụng: đến một Vận dụng cao: nhân vật lịch sử Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL
- Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: SÓI VÀ VOI Truyện kể rằng, ngày xưa có một anh Sói rất lười. Nhà cửa anh còn chẳng bao giờ quét dọn hay sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chờ đổ sụp xuống. Có một hôm, bác Voi đi qua, vô tình đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói. – Xin lỗi anh bạn! Tôi sẽ sửa ngay để đền cho anh – Bác Voi nói với Sói. Bác Voi vốn là người rất giỏi giang, cái gì bác cũng biết và không ngại làm. Bác Voi liền lấy búa, đinh, sửa mái nhà cho anh Sói. Xong xuôi mái nhà còn trở nên chắc chắn hơn trước – Ô hô! – Anh Sói hả hê nói – Rõ ràng là lão Voi sợ mình! Ngay từ đầu đã phải xin lỗi, xong còn phải sửa lại cả mái nhà. Vậy thì mình phải bắt lão ta làm cho mình một cái nhà mới mới được! Kiểu gì lão cũng sợ và phải nghe theo! – Này, lão kia đứng lại! – Sói quát bảo Voi – Lão làm cái thói gì thế hả? Lão nghĩ làm đổ nhà người ta, rồi đóng qua loa được mấy cái đinh là định chuồn à? Nếu biết điều thì phải làm lại cho ta một cái nhà mới! Còn không ta sẽ cho lão một bài học, sẽ không còn cơ hội gặp lại bà con thân thích! Nhanh lên! Sau khi Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả chỉ lẳng lặng quắp ngang bụng Sói rồi ném thẳng xuống hố nước bẩn. Rồi tiếp tục đè bẹp dí nhà Sói. – Này thì nhà mới này! – Nói xong Bác Voi đi thẳng. Tỉnh dậy, Sói ngơ ngác tự hỏi:
- – Mình thật không hiểu nổi! Ban đầu lão có vẻ sợ mình, còn xin lỗi mình tử tế, vậy mà sau đó lại hành động thế này Chứng kiến hết mọi chuyện, bác Quạ già nói vọng lại: – Chú mày ngu lắm! Bởi vì chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người có giáo dục tốt và người hèn nhát đấy. (Sói và Voi, Truyencotich.fun ) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Truyện Sói và Voi thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C.Truyện truyền thuyết D. Truyện ngụ ngôn Câu 2. Truyện được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Sói B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của nhân vật Voi C. Lời của nhân vật Quạ Câu 3. Ngay sau khi vô tình đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà của Sói, bác Voi đã làm gì? A. Bác Voi đã xin lỗi và sửa lại nhà cho Sói B. Bác Voi không nói gì cả chỉ lẳng lặng quắp ngang bụng Sói rồi ném thẳng xuống hố nước bẩn. C. Bác Voi đè bẹp dí nhà Sói D. Bác Voi mắng Sói : “Chú mày ngu lắm! Bởi vì chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người có giáo dục tốt và người hèn nhát đấy”. Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau bổ sung ý nghĩa gì ? “Có một hôm, bác Voi đi qua, vô tình đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. C. Chỉ phương tiện. Câu 5. Cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn : “– Mình thật không hiểu nổi! Ban đầu lão có vẻ sợ mình, còn xin lỗi mình tử tế, vậy mà sau đó lại hành động thế này ” A. Cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết B. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích Câu 6. Theo em, Sói là hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? A. Những người biết lo xa . B. Những người chăm chỉ, chịu khó, không ngại làm. C. Những người lười biếng, tham lam, thiếu hiểu biết. D. Những người chỉ biết hưởng thụ. Câu 7. Nhân vật Sói trong câu chuyện trên giúp em liên tưởng đến câu thành ngữ nào? A. Được voi đòi tiên B. Thẳng như ruột ngựa C. Ngựa non háu đá
- D. Thùng rỗng kêu to Câu 8. Từ “hèn nhát” trong câu “ Bởi vì chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người có giáo dục tốt và người hèn nhát đấy” có nghĩa là gì ? A. Thiếu can đảm đến mức đáng khinh B. Có khả năng và địa vị xã hội thấp, dưới mức bình thường C. Thiếu tự tin, e dè, ngại ngùng D. Thấp kém và nhỏ bé đến mức không đáng kể Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em có đồng tình với lời mắng của bác Quạ dành cho Sói không? Vì sao? Câu 10 . Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 B 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 A 0,5 9 - HS nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình. 1,0 - Lí giải rõ vì sao mình có ý kiến đó. 10 Những bài học học sinh có thể rút ra: 1,0 - Sự khác biệt giữa người có giáo dục với những kẻ hèn nhát, thiếu hiểu biết. - Chúng ta hãy can đảm, dũng cảm nhận sai và sửa chữa mỗi khi có lỗi. ( Học sinh trả lời được một bài học cho 0,5 điểm) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
- Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích. c. Yêu cầu đối với bài văn tự sự HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở bài: + Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử mà em yêu thích 2.5 + Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật lích sử đó - Thân bài. + Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả + Nêu ý nghĩa của sự việc - Kết bài. + Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5