Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_20.docx
HDC -GD 7 GK 2 (23-24).docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất. (0.25 điểm) Câu 1. Bạo lực học đường là gì? A. Là những biểu hiện tích cực của học sinh. B. Là một tệ nạn cần pháp luật xử lí. C. Là những hành vi thô bạo, ngang ngược xảy ra tại các cơ sở giáo dục. D. Là một trào lưu của học sinh. Câu 2. Đâu không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Gây gổ, đánh bạn cùng lớp B. Ghép ảnh chế giễu bạn trong trường. C. Bắt nạt các bạn khuyết tật. D. Hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Câu 3. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các game có tính bạo lực. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường? A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho học sinh. B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập. C. Gây tổn thương về thể chất và tâm lý cho các thành viên trong gia đình. D. Người gây bạo lực học đường phải chịu các hình thức kỉ luật. Câu 5. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt tâm lí. Câu 6. Nếu nhìn thấy các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên facebook. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 7. Quản lí tiền là gì? A. Là tiêu tiền một cách phung phí, vô ích. B. Là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả. C. Là một hình thức kiểm soát lưu thông tiền tệ của doanh nghiệp.
- D. Cả B và C. Câu 8. Chi tiêu có kế hoạch là A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”. D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền. Câu 9. Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Chi tiêu có kế hoạch. B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn. C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. D. Lãng phí thức ăn, điện, nước. Câu 10. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí? A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn. D. Năng nhặt, chặt bị. Câu 11. Để quản lí tiền có hiệu quả, cần A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 12. Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả? A. Hay đi chợ để nợ cho con. B. Tốt vay dày nợ. C. Ăn phải dành, có phải kiệm. D. Của đi thay người. PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm). Câu 13. (3.0 điểm). a. Việc quản lý tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? b. Nêu một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả? c. Bản thân em đã thực hiện những nguyên tắc nào để quản lí tiền hiệu quả? Câu 14. (1.0 điểm). Em kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó? Câu 15. (3.0 điểm).Tình huống: Biết tin Đức bị Sơn bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đức là Tùng vô cùng tức giận. Tùng có ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho Sơn một bài học. a. Em hãy nhận xét về hành vi của Sơn, Tùng trong tình huống trên? b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đức, Sơn và Tùng? Hết