Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2022–2023 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 12. Hãy chọn ý đúng nhất. (0.25 điểm) Câu 1: Bạo lực học đường có biểu hiện như thế nào? A. Hướng dẫn các bạn làm bài tập khó. B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai C. Khen thưởng khi học sinh có câu trả lời đúng. D. Trực nhật giúp bạn khi bạn bị ốm. Câu 2: Các hành vi nào sau đây học sinh được làm? A. Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm của học sinh khác với giáo viên. B. Mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá. C. Đánh nhau, gây rối trật tự trong trường. D. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự các bạn trong lớp. Câu 3: Bạo lực học đường là gì? A. Là những biểu hiện tích cực của học sinh. B. Là một tệ nạn xã hội cần được xử lí. C. Là những hành vi thô bạo, ngang ngược. D. Là một trào lưu của học sinh. Câu 4: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động A. trong cuộc sống và có cơ hội phát triển. B. trong lao động. C. làm những gì mình thích. D. tìm kiếm việc làm. Câu 5: Chi tiêu có kế hoạch là A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. B. mua những thứ thịnh hành mặc dù không cần. C. tăng xin giảm mua. D. mua những thứ mà thấy nhiều người mua. Câu 6: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền A.hợp lí, có hiệu quả B.mọi lúc mọi nơi. C. vào những việc mình thích D. cho vay nặng lãi Câu 7: Khi gặp bạo lực học đường em cần phải làm gì? A. Bình tĩnh, kìm chế cảm xúc tiêu cực, chủ động nhờ người khác giúp đỡ. B. Tỏ thái độ thách thức, khiêu khích. C. Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả. D. Kêu gọi bạn bè tham gia bạo lực. Câu 8: Người chưa thành niên có hành vi gây tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tài sản của người khác mà không có khả năng nộp phạt và khắc phục hiệu quả thì ai là người thực hiện nghĩa vụ thay? A. Không có tiền thì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt và khắc phục hậu quả. B. Cha mẹ hoặc ngưới giám hộ thực hiện thay. C. Chưa thành niên nên không bị phạt tiền. D. Đợi khi đủ tuổi mới phải nộp phạt.
- Câu 9: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về A. trật tự an toàn giao thông. B. an toàn thực phẩm. C. chống cháy nổ. D. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh., thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Câu 10: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? A. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. B. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người chi tiêu quá nhiều. C. Làm ra tiền dù khó nhưng quản lý chi tiêu còn khó hơn. D. Học sinh có thể tạo ra thu nhập bằng cách làm đồ thủ công để bán. Câu 11: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây để chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật vui vẻ và tiết kiệm? A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây. Câu 12: Những việc làm nào trong các việc dưới đây không phải là tiết kiệm tiền của? A. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. B. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. C. Không xin tiền ăn quà vặt D. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế. II. PHẦN TỰ LUẬN( 7.0 điểm ): Câu 13 ( 3.5 điểm ): a. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? b. Em phải làm gì để phòng tránh bạo lực học đường? Câu 14 ( 1.0 điểm ): Hiện nay một số học sinh trong trường có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn với bạn bè. Em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn đánh nhau? Câu 15 ( 2.5 điểm ): a. Để quản lý tiền hiệu quả em cần phải làm gì? b. Em làm gì để tạo ra nguồn thu nhập cá nhân? HẾT
- UBND THÀNH PHỐ TỪ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022–2023 Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: GDCD 7 NĂM HỌC 2022 – 2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(3.0 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0.25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A C A A A A B D B D D II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu Đáp án Điểm a. Nguyên nhân - Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh. 0.5 - Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống. 0.5 - Do ảnh ưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh. 0.5 - Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục. 0.5 1 b. Để phòng chống bạo lực học đường 1.0 (3.5 điểm) - Em cần: Kết bạn với những bạn tốt;Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường; Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường; Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, - Em cần tránh: Kết bạn với những bạn xấu;Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè; 0.5 Tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, 2 - Tách các bạn đó ra, khuyên ngăn giảng hòa với các bạn. 0.5 (1.0 điểm) - Báo với thầy cô để kịp thời xử lí. 0.5 *Học sinh trả lời được những ý sau: a. Để quản lý tiền có hiệu quả em cần :Sử dụng tiền hợp lý; Đặt mục tiêu và 1.5 thực hiện tiết kiệm tiền; Học cách kiếm tiền phù hợp 3 b. Học sinh nêu cụ thể việc mình làm để tạo nguồn thu nhập cá nhân 1.0 (2.5 điểm) - Địa điểm. - Thời gian. - Cách thực hiện. - Thu nhập kiếm được.