Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD Lớp 7 (Có đáp án)

docx 9 trang Linh Nhi 31/12/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_gdcd_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD Lớp 7 (Có đáp án)

  1. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 Thời gian: 45 phút Nội dung/chủ Mức độ đánh giá Tổng Mạch đề/bài học TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu TN Câu TL Tổng nội dung điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Giáo Tự hào về 4 câu 1 câu 3,5 0,5 0,5 dục đạo truyền thống 4 câu câu câu đức quê hương Quan tâm, 4 câu 1 câu 4 cảm thông và 4 câu 1 câu chia sẻ Học tập, tự 4 câu 1 câu 2,5 4 câu 1 câu giác, tích cực Tổng câu 12 1 1,5 0,5 12 3 Tỉ lệ % 30 % 30% 30 % 10 % 30% 70% 10 Tỉ lệ chung 60 % 40 % 100 %
  2. II. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 7 Số câu hỏi theo mức độ đánh giá Mạch nội TT Nội dung Mức độ đánh giá Vận dụng dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao 1 Giáo dục 1. Tự hào về Nhận biết: đạo đức truyền thống - Nêu được một số truyền quê hương thống văn hoá của quê hương. - Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 4TN 0,5TL 0,5TL - Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. 2. Quan tâm, Nhận biết: cảm thông và Nêu được những biểu hiện của 4TN 1TL chia sẻ sự quan tâm, cảm thông và chia
  3. sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: - Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. 3. Học tập tự Nhận biết: giác, tích cực Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải học 4TN 1TL tập tự giác, tích cực. Vận dụng: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
  4. Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. Tổng 12 câu 1,5 câu 1 câu 0,5 câu TL TNKQ TL/TNKQ TL/TNKQ Tỉ lệ % 30 % 30 % 30 % 10 % Tỉ lệ chung 60 % 40 %
  5. III. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Giáo dục công dân lớp 7 Ngày kiểm tra: Thời gian: 45 phút Họ và tên: ; Lớp: \ Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) Câu 1: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Truyền thống quê hương. B. Phong tục tập quán. C. Truyền thống gia đình. D. Nét đẹp bản địa. Câu 2: Việc làm nào sau đây không góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước? A. Kính trọng, biết ơn người có công với quê hương B. Chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng C. Bôi nhọ truyền thống dân tộc D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa Câu 3: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Yêu nước chống ngoại xâm. C. Hiếu thảo. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 4: Đâu là truyền thống văn hóa của quê hương Bắc Ninh? A. Hát quan họ B. Hát Xoan
  6. C. Hát cải lương D. Hát chèo Câu 5: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. C. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. D. Trêu tức bạn. Câu 6: Hành vi nào sau đây không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A.Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. B. Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. C. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. D. Thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ . B. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ C. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ chỉ cần tặng quà là đủ. D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương. Câu 8: Hành vi nào sau đây không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Quyên góp ủng hộ các bạn bị lũ lụt B. Dắt các em nhỏ sang đường C. Chê cười khi bạn trong lớp bị điểm thấp D. Quan tâm hỏi han khi bạn bị ốm Câu 9: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta A. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng.
  7. B. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. đạt được mọi mục đích. D. thu được nhiều tiền. Câu 10: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Xác định đúng mục đích học tập. B. Không làm bài tập về nhà. C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. Câu 11: Nội dung nào dưới đây không mang ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực? A. Giúp chúng ta gặt hái nhiều thành công. B. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người. C. Giúp chúng có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. D. Người học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác. Câu 12: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà P thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện P là người A. tự giác, tích cực trong học tập. B. lười biếng, không tự giác học tập. C. luôn tự tin trong cuộc sống. D. thiếu kĩ năng học tập. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau trong cuộc sống? Câu 2: (1,5 điểm) Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống dưới đây: - Trong giờ học, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng A không giơ tay phát biểu. - Tuy có nhiều bài tập cần hoàn thành nhưng M vẫn bỏ đi chơi điện tử cùng bạn.
  8. - K học giỏi và luôn chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiêm trong học tập với các bạn trong lớp. Thấy vậy, một số bạn nói K hay khoe khoang. Câu 3: (2,5 điểm) Hiện nay nhiều bạn trẻ không thích nghe những làn điệu dân ca quan họ của quê hương, thậm chí còn cho là lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội hiện đại. a. Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao? b. Em đã và sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh? IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp A B D A B D D C B A B A án Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu Nội dung Điểm hỏi Câu 1 - Người được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ có động lực vượt qua khó khăn thử thách. 1 điểm (3 - Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ được mọi người yêu quí, tôn trọng. 1 điểm điểm) - Cuộc sống sẽ tràn ngập yêu thương, niềm vui, hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt 1 điểm đẹp, bền vững. Câu 2 - Khuyên bạn nên tích cực giơ tay phát biểu để chia sẻ hiểu biết của mình. 0.5 điểm (1.5 - Em sẽ khuyên M nên ở nhà hoàn thành bài tập rồi hãy đi chơi, đồng thời em cũng chỉ ra 0.5 điểm điểm) cho M biết những tác hại nếu như bạn quá ham mê vào các trò chơi điện tử. - Em sẽ giải thích với các bạn rằng: chúng ta cần phải tự giác trong học tập và học tập một 0.5 điểm cách tích cực bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của bản
  9. thân cũng là một trong những cách giúp chúng ta học tập thêm được nhiều điều. Câu 3 a. Em không tán thành với thái độ và việc làm của các bạn. 0.5điểm (2.5 - Vì: điểm) + Việc làm đó thể hiện các bạn không cảm nhận được cái hay của loại hình nghệ thuật này 0.5 điểm + Phủ nhận giá trị của các làn điệu quan họ, chưa biết trân trọng, kế thừa và phát huy truyền thống van hóa của quê hương. 0.5 điểm b. Học sinh chia sẻ được những việc mà bản thân đã và sẽ làm để bảo tồn và phát huy giá trị 1.0 điểm của quan họ Bắc Ninh.