Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_7_truong_thcs_nguyen_d.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT dung/đơn vị cao điểm năng kiến thức T TNK T TNKQ TL TNKQ TNKQ TL L Q L 1 Đọc Văn bản nghị hiểu luận 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Nhậ Thông Vận Chủ đề vị kiến Vận n hiểu dụng thức dụng biết cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 3TN 2TL
- nghị luận - Nhận biết được các ý kiến, 5TN lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng
- tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Nghị luận Nhận biết: về một Thông hiểu: vấn đề trong đời Vận dụng: sống. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận 1* 1* 1* 1TL* về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau : “ĐỪNG SỢ THẤT BẠI” Nếu ta muốn sống một cuộc đời mà không phạm sai lầm nào, làm gì được nấy thì hoặc là ta ảo tưởng hoặc là ta hèn nhát trước cuộc đời. Bởi cuộc đời giống như một con đường không phải lúc nào cũng tràn ngập hoa thơm và ánh nắng, sẽ có những đoạn đường đầy gai góc, đầy mưa và bão tố. Những lúc như thế, ta có thể ngã khuỵ xuống nhưng ta không thể đầu hàng, tuyệt vọng, bởi đó không phải là con đường cùng, thất bại không phải là ta vô dụng, ngu ngốc mà chỉ là thành công bị trì hoãn mà thôi. Có thể nói, dám đối mặt và đứng lên từ thất bại là một bài học quan trọng cho chúng ta trên đường đời.
- Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân mình vào cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn đến thành công. Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công vĩ đại trong việc tìm ra vắc-xin (vaccine) phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hoá. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng. Người đương thời không công nhận ông. Nhưng điều kì diệu là ông luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân mình và sự đúng đắn của khoa học, luôn rút ra kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại. Sự kiên nhẫn và niềm tin ấy đã làm cho tên tuổi của ông toả sáng mãi trong lịch sử văn minh nhân loại. Bạn biết không? “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Vậy thì hãy dũng cảm lên bạn ơi! Đừng bao giờ nghĩ là ta đã thất bại mà đó chỉ là một bước lùi cho ba bước tiến và hãy học cách đứng dậy sau khi vấp ngã. Có gì đâu khi “thất bại là mẹ thành công” và nếu không có mùa đông thì mùa xuân đã không dễ chịu đến thế; nếu đôi khi chúng ta không nếm trải khó khăn thì không thể cảm nhận vị của thành công lại ngọt ngào đến thế. (In trong Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. “ Đừng sợ thất bại” thuộc kiểu văn bản nào? A. Tự sự . B. Thông tin. C. Nghị luận. D. Biểu cảm. Câu 2. Luận điểm cơ bản của văn bản trên là gì? A. Đừng sợ thất bại. B. Câu chuyện vấp ngã của những người nổi tiếng. C. Tác dụng của những lần vấp ngã. D. Con đường dẫn đến thành công. Câu 3. Các câu ở đoạn văn in đậm trong văn bản trên sử dụng phép liên kết nào? A. Phép thế, phép nối. B. Phép thế, phép lặp . C. Phép lặp, phép nối. D. Phép thế, phép lặp, phép nối. Câu 4: Lu-y Pát-xơ-tơ (Louise Pasteur) – nhà khoa học nổi tiếng thế giới được nhắc đến trong văn bản được coi là: A. Luận điểm
- B. Dẫn chứng C. Lí lẽ D. Lập luận. Câu 5. Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải) để làm gì? A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp . B. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo hàm nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tác phẩm. D. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai. Câu 6. Trong đoạn văn : “Lu-y Pát-xơ-tơ – nhà khoa học nổi tiếng thế giới, người có công vĩ đại trong việc tìm ra vắc-xin phòng dại đã từng chỉ là sinh viên bình thường trong số những sinh viên chưa tốt nghiệp, từng xếp hạng 15/22 ở môn Hoá. Ông cũng phải nếm mùi thất bại và khó khăn khi công bố phát minh của mình về sự tiệt trùng” có sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Cả A và B. Câu 7. Trong văn bản trên, từ “cốt yếu” có nghĩa là gì? A. Điểm yếu kém. B. Điểm quan trọng. C. Yếu đuối. D. Yếu ớt. Câu 8. Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Bất kì thất bại nào trong cuộc sống đều mang lại cho ta một bài học đáng giá? A. Vì khi ta thất bại trong một vấn đề nào đó, ta học được cách đứng. B. Vì sẽ không lặp lại những sai lầm để gặp phải những thất bại ấy. C. Vì học được bài học về kinh nghiệm, bài học ý chí và nghị lực. D. Cả 3 đáp án trên. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9. Em sẽ làm gì trước những thất bại trong cuộc sống? Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên? II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, giúp học sinh học tập tốt hơn”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 HS nêu được : 1,0 - Coi đó là một khó khăn, một quy luật tất yếu trong cuộc sống. - Suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên. Coi thất bại là “một bước lùi cho ba bước tiến” 10 Bài học rút ra: 1,0 - Thất bại cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. - Thất bại là mẹ của thành công. II VIẾT 4,0 a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận 0,5 HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 2.5
- - Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử. - Phản đối các khía cạnh của ý kiến ( lí lẽ, dẫn chứng) + Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh. + Chỉ ra những tác hại của trò chơi điện tử. + Đánh đồng việc tiêu khiển với giúp học tập tốt là điều không thể chấp nhận được ( lí lẽ, dẫn chứng) - Liên hệ, bài học rút ra cho bản thân và những người xung quanh. - Khẳng định lại ý nghĩa của việc bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ đúng đắn về vấn đề để có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25 lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.