Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Đáp Cầu (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Đáp Cầu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_7_truong_thcs_dap_cau.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Đáp Cầu (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản 5 0 3 0 0 2 0 60 hiểu. nghị luận. 2 Viết bài văn thuyết minh về Viết. quy tắc, 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Tổng 25 15 15 5 0 30 0 10 Tỉ lệ % 40 20% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Chương/ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc hiểu. Văn bản Nhận biết: nghị - Nhận biết được các ý luận. kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về 5TN 3TN 2TL một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số
- yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết. Viết bài Nhận biết: văn Thông hiểu: thuyết minh về Vận dụng: 1* 1* 1* 1TL* quy tắc Vận dụng cao: hoặc Viết được bài văn thuyết luật lệ minh dùng để giải thích trong trò quy tắc hay luật lệ trong chơi hay một trò chơi hay hoạt hoạt động. Giải thích được rõ động. ràng các quy định về một hoạt động, trò chơi/ hướng dẫn cụ thể theo đúng một quy trình nào đó đối với một trò chơi hay một hoạt động. Tổng 5 TN 3 TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 40 20 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU. (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (1). Đó là một truyền thống quý báu của ta (2). Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước (3). Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta (4). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (5) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng” (6). [ ] Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (7). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (8). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (9). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (10). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (11).” (Hồ Chí Minh, Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích thứ nhất là gì ? A. Ca ngợi lòng vị tha của nhân dân ta thời kì xa xưa. B. Kể tên các vị anh hùng dân tộc. C. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta. D. Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay. Câu 3. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ” là gì ? A. Đánh dấu nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật. C. Nói lên sự ngập ngừng của người viết. D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
- Câu 4. Trong đoạn trích trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào ? A. Trong quá khứ. B. Trong hiện tại. C. Trong quá khứ và hiện tại. D. Trong tương lai. Câu 5. Hãy chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng giữa 2 câu (5), (6) ? A. Phép lặp. B. Phép nối. C. Phép thế. D. Phép liên tưởng. Câu 6. Giải nghĩa từ “xâm lăng” trong đoạn trích trên ? A. Thương lượng để kết thúc chiến tranh. B. Chiếm đất đai và chủ quyền nước khác bằng sức mạnh quân sự. C. Ngăn chặn việc buôn bán hoặc đi lại giữa nhân dân 2 nước. D. Chiếm đoạt tài nguyên khoáng sản. Câu 7. Đoạn trích trên đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ? A. Trong việc xây dựng đất nước. B. Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt. D. Tất cả đều đúng. Câu 8. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trên là: A. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, giàu sức thuyết phục B. Sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu giá trị biểu cảm C. Phát hiện ra giá trị của tinh thần yêu nước. D. Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn Trả lời câu hỏi: Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Câu 10. Qua đoạn trích văn bản phần đọc hiểu trên em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
- II. VIẾT. (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh về luật lệ trong một trò chơi dân gian mà em biết. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 A 0,5 9 - HS chỉ ra được phép so sánh trong câu văn. 0,5 - HS nêu được tác dụng: + Nhấn mạnh giá trị của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. + Giúp người đọc dễ hình dung ý nghĩa to lớn của tinh thần 0,5 yêu nước và lan tỏa tinh thần ấy đến mọi người. 10 - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. 0,5 + Bài học rút ra: Mỗi người cần rèn luyện và phát huy tinh thần yêu nước thông qua những hành động, việc làm cụ thể. - HS liên hệ được bản thân: 0,5 + Bản thân là học sinh, cần thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tuyên truyền, chia sẻ, lan tỏa tinh thần yêu nước đến mọi người. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Thuyết minh về luật lệ trong một trò chơi dân gian. c. Thuyết minh về luật lệ trong một trò chơi dân gian. HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- 1. Mở bài: 2,5 - Giới thiệu về trò chơi (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia) 2. Thân bài: - Giới thiệu cụ thể quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi. - Nêu vai trò, tác dụng của trò chơi. 3. Kết bài: - Ý nghĩa của trò chơi đối với cuộc sống con người. - Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 Bố cục mạch lạc, bài viết sinh động, sáng tạo.