Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Kinh Bắc (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Kinh Bắc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_7_truong_thcs_kinh_bac.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Kinh Bắc (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Tùy bút, hiểu tản văn 3 0 5 0 0 2 0 60 2 Viết Phát biểu cảm nghĩ về con người 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 hoặc sự việc Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao 1 Đọc hiểu Tùy bút, Nhận biết: 3TN 2TL tản văn - Nhận biết thể loại, 5TN - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong đoạn tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản
- văn. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua, đoạn văn, văn bản trong thể loại tùy bút, tản văn - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Giải thích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Viết được một đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Thể hiện được thái độ tình cảm với giá trị văn hoá của dân tộc, vai trò của bản thân trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá đó 2 Viết Viết bài Nhận biết: biểu cảm Thông hiểu: 1TL* về con Vận dụng: người Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về người thân: thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với người thân; nêu được vai trò của người thân đối với bản thân. Tổng 3TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền. (Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Theo em văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Tuỳ bút. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Truyện ngắn. Câu 2. Cho biết chủ đề chính của đoạn trích trên là gì? A. Vẻ đẹp của quê hương đất nước. B. Yêu thương chia sẻ. C. Màu sắc trăm miền. D. Gia đình. Câu 3. Trong câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.” nghĩa của từ “thanh khiết” là gì? A. Trong sạch B. Cao cả C. Vắng vẻ D. Tươi tắn Câu 4. Theo em trong các từ sau từ nào có nét nghĩa: “Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm, phải theo.”? A. Lễ phép B. Lễ phục C. Lễ nghi D. Lễ vật Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”? A. Nhân hoá B. Hoán dụ C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 6. Câu văn nào nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm? A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
- B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền. Câu 7. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì? A. Qủa hồng B. Tơ hồng C. Giấy hồng D. Hoa hồng Câu 8. Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” nói đến vấn đề gì ? A. Kể về nguồn gốc của cốm Vòng. B. Ca ngợi giá trị của cốm Vòng. C. Miêu tả cách thức làm cốm Vòng. D. Bàn về sự thưởng thức cốm Vòng. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu Câu 9. Từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em về một đặc sản của quê hương em bằng một đoạn văn 4 – 6 dòng? Câu 10. Hãy nêu những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương. II. VIẾT (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình mà em yêu quý. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 B 0,5 9 HS nêu được: 1,0 - Những đặc sản của quê hương - Ý nghĩa giá trị của những đặc sản đó - Suy nghĩ của bản thân về những đặc sản đó - Ý thức trách nhiệm của bản thân
- 10 Những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật 1,0 chất, tinh thần của quê hương: - Giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương: - Nâng niu, trân trọng. - Quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. - Tiếp tục sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để làm giàu cho quê hương đất nước. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn biểu cảm về một người thân trong gia đình c. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm 0,5 HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu được người thân trong gia đình mà em 2.5 muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ. Nêu ấn tượng ban đầu của em về người đó. Thân bài: - Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em về người đó. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với đối tượng đó. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, bài văn giàu 0,25 cảm xúc