Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 - Năm học 2023-2024

docx 4 trang Linh Nhi 28/12/2024 940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_lich_su_7_nam_hoc_2023_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 - Năm học 2023-2024

  1. Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn lịch sử lớp 7. Câu 1: Trình bày quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu? - Từ TK III đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. - Nửa cuối TK V, các bộ tộc người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống. + Người Giéc man thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới. + Trong đó vương quốc Phơ- rang trở thành một đé quốc rộng lớn. -Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ ở đế quốc Phơ rang, hình thành nên các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô. => Xã hội phong kiến được hình thành. Câu 2: Nêu đặc điểm của lãnh địa phong kiến? - Lãnh địa phong kiến là phần đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. -Kinh tế: tự cấp, tự túc, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. -Xã hội: Gồm 2 giai cấp chính: lãnh chúa và nông nô. Câu 3: Thành thị trung đại? - Nguyên nhân ra đời: Từ cuối TK XI do hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi sản phẩm.Một số thợ thủ công tìm cách bỏ tronns khỏi lãnh địa. Họ đến những nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và bán hàng hóa. Từ đó các thị trấn xuất hiện, sau trở thành thành thị. - Vai trò của thành thị: +Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. + Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa. +Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
  2. +Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. +Tạo cở sở đẻ xây dựng nền văn hóa mới. + Mang lại không khí tự do, cởi mở. Câu 4: Kể tên các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu? - Năm 1478: B.DDiaiaxxo đến được mũi cực Nam Châu Phi-mũi Hảo Vọng. -Năm 1492: C. Colombo tìm ra Châu MỸ. -Năm 1497: , đoàn thám hiểm của V. Ga-ma cập bến Calicut. -Năm 1519: Magienlang đi vòng quanh thế giới. * Hệ quả của phát kiến địa lí: - Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. -Đêm về cho Châu Âu khối lượng lớn vàng, bạc, nguyên liệu. -Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa. Câu 5: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu; -Sau phát kiến địa lí, giới quí tộc, thương nhân Châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ đem về Châu Âu.Ở trong nước họ dùng nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công. -Tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được nguồn vốn, tập hợp đông đảo đội ngũ người làm thuê; mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, đồn điền. => Chủ nghĩa tư bản nảy sinh trong nền kinh tế Tây Âu. * Xã hội biến đổi : xuất hiện 2 giai cấp: tư sản, vô sản. Câu 6: Phong trào văn hóa phục hung và cải cách tôn giáo?
  3. -Nguyên nhâ: Do sự biến đổi trong kinh tế ( xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa) và xã hội Tây Âu ( xuất hiện 2 giai cấp mới: tư sản, vô sản). Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, không có thế lực về chính trị. Họ muốn xây dựng 1 nền văn hóa mới, đề cao giá trị của con người. - Phong trào văn hóa phục hung diễn ra ở I talia ( Thế kỉ XIV) sau lan ra các nước Tây Âu. +Thành tựu: Văn học: Xéc- Van- Téc, Sếch- pia, LeOnadorvanhxi. Xuất hiện các nhà khoa học tiêu biểu: Cô-péc-ních, Ga-li-lê. + Ý nghĩa: Lên án gay gắt giáo hội thiên chúa và đả phá trật tự phong kiến. Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. - Phong trào cải cách tôn Giáo: Do giáo hội thiên chúa ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. -> Cải cách tôn giáo bùng nổ ở khắp cacsc nước Tây Âu, khởi đầu là Đức, Thụy sĩ. - Nội dung của cải cách tôn giáo: + Phê phán hành vi không chuẩn mực của giáo hoàng. +Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của giáo hội. +Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái. + Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp Tư Sản. - Tác động của cải cách tôn giáo: + Thiên chúa giáo bị phân tách ra làm 2 giáo phái: Cựu giáo và Tân Giáo. +Làm bùng lên cuộc đấu tranh nông dân Đức. Câu 7: Những thành tựu chủ yếu của văn hóa TRung Quốc? - Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống. Phật giáo tiếp tục phát triển.
  4. - Sử học, văn học: Thời Đường thành lập cơ quan ghi chép sử. Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Minh sử, Thanh Thực Lục Thơ Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư DỊ -Kiến trúc, điêu khắc: Cung điện cổ kính với kiến trúc đặc sắc. Câu 8: Trình bày những chính sách của vương triều MÔ- Gôn ở Ấn Độ. * Chính trị: - Cải cách bộ máy hành chính từ TƯ đến đại phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. - Thực hiện chế độ chuyên chế,vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. -Tiến hành sửa đổi luật pháp. * Kinh tế; -Nhà nước thi hành các chính sách như: đo dạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lí, thống nhất lại chế độ đo lường. -Nông nghiệp: trồng cây lương thực và nhiều loại cây khác. -Nghề thủ công truyền thống(dệt vải bông) phát triển. - Tại các thành phố , hải cảng thương mại là hoạt động kinh tế chính. * Xã hội: Xây dựng khối hòa hợp dân tộc Khuyến khích các hoạt động văn hóa, nghệ thuật