Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2023-2024
- TRƯỜNG THCS TỪ SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn: GDCD 7 === I, Lý thuyết Câu 1: Nêu khái niệm tự hào về truyền thống quê hương, kể tên Một số truyền thống của quê hương? *Khái niệm: Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. *Một số truyền thống của quê hương: Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa Câu 2: Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương? - Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, - Những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như: tôn trọng sự đa dạng vãn hoá vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá của quê hương; - Cần phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Câu 3: Nêu khái niệm, biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ? *Khái niệm: Sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ trao gửi nhiều điều tốt đẹp cho nhau *Biểu hiện: Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác như: - Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm; - Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn; - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Câu 4: Nêu ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ? - Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. - Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. - Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn Câu 5: Thế nào là học tập tự giác, tích cực? Biểu hiện của học tập tự giác tích cực? Khái niệm: Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cổ gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo. Biểu hiện: - Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn; - Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm, ); -Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân. Câu 6: Nêu ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực? Để trở thành học sinh tự giác, tích cực trong học tập em cần làm gì? *Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:
- -Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập: - Rèn luyện được tính tự lập, tự chù, ý chí kiên cường, bền bì; -Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến. * Để trở thành học sinh tự giác, tích cực trong học tập em cần: - Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực học tập; đồng thời cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để cùng nhau tiến bộ II, Trắc nghiệm Câu 1. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Kính trên nhường dưới. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 2. “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam? A. Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc. Câu 3. Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này sang địa phương khác. C. đất nước này sang đất nước khác. D. người vùng này sang người vùng khác. Câu 4. Nội dung nào không nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương? A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. B. Chăm chỉ, cần cù lao động. C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc. D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày. Câu 5: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động? A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc. B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi. C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân. D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo. Câu 6: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Đoàn kết, dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Câu 7: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 8: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân. B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác. C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn. D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.