Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024

pdf 7 trang Linh Nhi 28/12/2024 1060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_7_canh_dieu_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí 7 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: ĐỊA LÍ 7 (CÁNH DIỀU) I.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: CHỦ ĐỀ CHUNG 1: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ THẾ KỈ XV-XVI Câu 1: a.Giải thích nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí. b.Phân tích điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí. Gợi ý: a. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí - Do yêu cầu phát triển của sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới, - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ, nên việc đi lại gặp khó khăn. Vì vậy, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đi tìm những con đường mới sang châu Á. b.Những điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí - Các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương. - Có quan niệm mới về Trái Đất, vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất - Sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn khi di chuyển trên biển. - Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới. Câu 2: Trình bày cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô và Ph.Ma-gien-lăng. Gợi ý: a. Phát kiến địa lí của C. cô-lôm-bô: - Thời gian: 1492 - 1502 - Kết quả: phát hiện ra châu Mỹ - Ý nghĩa: Thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hoá, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục. b. Phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng: - Thời gian: 1519 - 1522 - Kết quả: Phát hiện cực Nam của châu Mỹ (eo biển Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương. - Ý nghĩa: Chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có dạng hình cầu. Câu 3: Hãy phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lí Gợi ý: Tác động của các cuộc phát kiến Địa lí. a.Tích cực - Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa Đông-Tây. - Góp phần khẳng định Trái Đất có dạng hình cầu. Đem lại cho con người những hiểu biết mới, tuyến đường mới, dân tộc mới. - Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. b. Tiêu cực: - Nảy sinh quá trình biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và buôn bán nô lệ. BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi châu Âu: Gợi ý: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi châu Âu - Vị trí: + Nằm ở phía tây lục địa Á – Âu. + Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa BCB. + Ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. - Tiếp giáp: + Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương. + Phía N: giáp biển Địa Trung Hải. + Phía Tây: giáp Đại Tây Dương. + Phía Đông: giáp Châu Á. - Diện tích: trên 10 triệu km2 - Hình dạng lãnh thổ: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền. 1
  2. Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của châu Âu Gợi ý: Châu Âu có hai khu vực địa hình chính: đồng bằng và miền núi. - Khu vực đồng bằng: + Chiếm 2/3 diện tích châu lục, phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía đông Châu Âu. + Là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng. - Khu vực miền núi: + Núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm, chủ yếu là núi trung bình và núi thấp; có đỉnh tròn, sườn thoải. + Núi trẻ: Phân bố chủ yếu ở phía nam, phần lớn có độ cao trung bình, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ. Câu 3: a.Trình bày sự phân hóa khí hậu ở châu Âu. Giải thích nguyên nhân. b. Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Âu. Gợi ý a.Đặc điểm phân hóa khí hậu: *Khí hậu Châu Âu phân hóa đa dạng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, tạo nên nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau: - Đới KH cực và cận cực: phân bố ở Bắc Âu, quanh năm lạnh giá, lượng mưa trong năm ít. Nguyên nhân: do nằm ở vĩ độ cao và ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. - Đới KH ôn đới: chiếm phần lớn lãnh thổ: + Ôn đới hải dương: ở phía Tây và Trung Âu, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm, lương mưa tương đối lớn (do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc ĐTD và gió Tây ôn đới). + Ôn đới lục địa: ở phía Đông Âu, mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ẩm. Lương mưa nhỏ, mưa chủ yếu vào mùa hạ, lượng mưa ít dưới 500mm. (do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới giảm) - Đới KH cận nhiệt Địa Trung Hải: Ở Nam Âu, mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm và mưa nhiều. Nguyên nhân: do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới và gió Tây Ôn đới. *Khí hậu phân hóa theo đai cao: ở khu vực núi cao (dạy An-pơ), trên một số đỉnh nhiệt độ xuống thấp, có băng tuyết phủ. b.Đặc điểm sông ngòi: - Châu Âu có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, đa số các sông đều ngắn và có DT lưu vực nhỏ. - Các sông lớn: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga Câu 4: Phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu Gợi ý Các đới thiên nhiên ở châu Âu *Đới lạnh: - Phân bố: + Một phần nhỏ ở Bắc Âu. + Các đảo và quần đảo ở BBD. - Khí hậu: hàn đới lạnh giá quanh năm. - Thực vật: chủ yếu là rêu và địa y - Động vật: nghèo nàn, có một số loài chịu lạnh: chuột Lem-mút, chó sói, chồn, cú bắc cực *Đới ôn hòa: - Phân bố: ven biển phía Tây, Đông Nam và phía Nam. - Khí hậu: + Ven biển phía Tây: ôn đới hải dương. + Phía ĐN: ôn đới lục địa. + Phía Nam: cận nhiệt địa trung hải. - Thực vật: đa dạng: + ven biển phía tây: rừng lá rộng, rừng hỗn hợp. + Phía ĐN: thảo nguyên và bán hoang mạc. + Phía Nam: rừng lá cứng: sồi, nguyệt quế, ô liu - Động vật: đa dạng như: sóc, gấu nâu, linh miêu, thằn lằn, rùa, rắn 2
  3. BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU Câu 1: a.Trình bày đặc điểm dân cư châu Âu b. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Âu Gợi ý a.Đặc điểm cơ cấu dân cư: *Số dân: năm 2019 là 747,1 triệu người (Chiếm 9,7% dân số thế giới). *Cơ cấu dân cư: - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: + Cơ cấu dân số già: tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi cao và có xu hướng tăng + Hậu quả: thiếu hụt lao động, chi phí phúc lợi xã hội cao, suy giảm dân số - Cơ cấu dân số theo giới tính: + Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam. + Tỉ lệ nữ giới giảm, tỉ lệ nam giới tăng - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa cao: Tỉ lệ nhập hoc các cấp trên 83% (năm 2019). b.Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già: Dân số già gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội ở châu Âu như: - Thiếu lao động. - Chi phí phúc lợi cho người già rất lớn (quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế, ). Câu 2: Nêu đặc điểm di cư ở châu Âu. Gợi ý: Đặc điểm di cư: - Từ giữa thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới. - Năm 2019, có khoảng 82 triệu người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ nhập cư vào Châu Âu. - Các quốc gia tiếp nhập số lượng nhập cư nhiều: Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a - Ảnh hưởng của nhập cư: + Thuận lợi: Bổ sung cho châu Âu một lực lượng lao động lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. + Khó khăn: Giải quyết các vấn đề xã hội, hệ thống phúc lợi và sự ổn định chính trị của các QG. Câu 3: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu Gợi ý Đặc điểm đô thị hóa: - Đô thị hóa diễn ra sớm: + Đô thị hóa ở châu Âu bắt đầu từ thời cổ đại và phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII. + Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau tạo thành chuỗi đô thị. + Nguyên nhân: do sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. - Mức độ đô thị hoá cao: + Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị cao là 74,3 % dân số. + Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha - Đô thị hóa đang mở rộng: + Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển tử trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh + Mô hình đô thị làng quê ngày càng phổ biến. + Nguyên nhân: Do điều kiện sống của người dân giữa các thành phố ko có khoảng cách lớn, khả năng tìm việc làm và tăng thu nhập ở các thành phố lớn không còn hấp dẫn như trước. 3
  4. II. BÀI TẬP KĨ NĂNG Bài 1: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020 (đơn vị: %) Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi 15 – 64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên 1990 20,5 66,9 12,6 2020 16,1 64,8 19,1 a.Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. b. Nêu nhận xét. Gợi ý: a.Vẽ biểu đồ: hình tròn Biểu đồ cơ cấu dân sô ở châu Âu năm 1990 và năm 2020 (đơn vị: %) b.Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 – 2020: - Châu Âu có cơ cấu dân số già và thay đổi theo hướng già hóa: + Nhóm 0 – 14 tuổi: chiếm tỉ lệ thấp và có xu hướng giảm (dẫn chứng). + Nhóm 15 – 64 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng cũng có xu hướng giảm (dẫn chứng). + Nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh (dẫn chứng). Bài 2: Cho bảng số liệu sau Cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu, giai đoạn 1990-2020 (Đơn vị: %) Năm 1990 2000 2010 2020 Nam 48,1 48,2 48,2 48,3 Nữ 51,9 51,8 51,8 51,7 Nhận xét cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu trong giai đoạn 1990-2020. Gợi ý: Trong giai đoạn 1990-2020: - Các quốc gia châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính. + Tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam (dẫn chứng). + Tỉ lệ nam giới có xu hướng tăng nhẹ (dẫn chứng) + Tỉ lệ nữ giới có xu hướng giảm nhẹ (dẫn chứng) Bài 3: Xác định mỗi biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây thuộc kiểu khí hậu nào ở châu Âu? Giải thích vì sao? 4
  5. Gợi ý: - Biểu đồ Gla-x gâu (Anh): thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương Giải thích: + Vì có mùa đông ấm, mùa hạ mát, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất ít (110C) + Có mưa quanh năm và lượng mưa trung bình trên 1000mm. - Biểu đồ Rô-ma (I-ta-li-a): thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt Địa trung hải Giải thích: + Vì có mùa hạ nóng, khô, mưa ít, mùa đông ấm và mưa nhiều + Lượng mưa trung bình năm trên 700mm - Biểu đồ Ô-đét-xa (U-crai-na): thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa Giải thích: + Vì có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất lớn (trên 250C). + Lượng mưa TB năm thấp dưới 500mm. III.TRẮC NGHIỆM BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU Câu 1. Ranh giới tự nhiên nào ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á? A. Sông Ê-nit-xây. B. Dãy U-ran. C. Sông Vôn-ga. D. Sơn nguyên Trung Xi-bia. Câu 2. Địa hình ở châu Âu chia làm bao nhiêu dạng địa hình chính? A. 1 dạng địa hình chính. B. 2 dạng địa hình chính. C. 3 dạng địa hình chính. D. 4 dạng địa hình chính. Câu 3. Núi trẻ ở châu Âu phân bố tập trung ở đâu? A. Phía Nam. B. Phía Bắc. C. Phía Đông. D. Phía Tây. Câu 4. Dãy núi nào có độ cao và độ sộ nhất ở Châu Âu? A. Dãy An-pơ. B. Dãy Các-pát. C. D.Ban-căng. D. Dãy A-pen-nin. Câu 5. Môi trường nào có lượng mưa lớn nhất châu Âu? A. Ôn đới lạnh. B. Ôn đới lục địa. C. Ôn đới hải dương. D. Địa Trung Hải. Câu 6. Sông nào có chiều dài lớn nhất ở châu Âu? A. Sông Vôn-ga. B. Sông Đa-nuýp. C. Sông Rai-nơ. D. Sông Don. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây, không đúng với vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu? A. Đường bờ biển bị cắt sẻ mạnh. B. Là bộ phân phía tây lục địa Á - Âu. C. Có hai mặt tiếp giáp với các đại dương. D. Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B. 5
  6. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên trong đới ôn hòa ở Châu Âu? A. Chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ. B. Chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ. C. Thiên nhiên thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng mưa. D. Động vật đa dạng về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. Câu 9. Ở châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính? A. Hai kiểu. B. Ba kiểu. C. Bốn kiểu. D. Năm kiểu. Câu 10. Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu? A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Địa Trung Hải. D. Cận cực. Câu 11. Thảm thực vật nào chiếm diện tích điển hình ở châu Âu? A. Lá rộng, lá kim. B. Lá kim, hỗ giao. C. Hỗn giao, đồng cỏ. D. Đồng cỏ, lá rộng. Câu 12. Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam? A. Do cấu trúc địa hình. B. Hình dạng và kích thước lãnh thổ rộng. C. Vị trí địa lí. D. Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu? A. Lượng nước dồi dào. B. Chế độ nước phong phú. C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn. D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc. BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU Câu 1. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô-it. B. Nê-grô-it. C. Ơ-rô-pê-ô-it. D. Ôx-tra-lô-it. Câu 2. Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu? A. 82 triệu người. B. 83 triệu người. C. 84 triệu người. D. 85 triệu người. Câu 3. Quy mô dân số châu Âu năm 2020 là A. 747 triệu người. B. 748 triệu người. C. 749 triệu người. D. 750 triệu người. Câu 4. Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là: A. 51,7%. B. 52,7%. C. 53,7%. D.54,7%. 6
  7. Câu 5. Cơ cấu dân số già để lại hậu quả như thế nào? A. Ô nhiêm môi trường. B. Tệ nạn xã hội. C. Thiếu hụt lao động. D. Phúc lợi xã hội tăng. Câu 6. Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở châu Âu? A. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp. B. Đô thị hóa diễn ra nhanh, xuất hiện nhiều đô thị lớn. C. Các đô thị nối liền nhau thành các dải đô thị. D. Đô thị hóa ở nông thôn ngày càng mở rộng. Câu 7. Phần lớn dân số ở châu Âu tập trung chủ yếu ở A. khu vực đô thị. B. khu vực nông thôn. C. khu vực đồng bằng. D. khu vực miền núi. Câu 8. Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại? A. Gia tăng dân số. B. Bi bắt làm nô lệ. C. Xuất khẩu lao động. D. Nhập cư. Câu 9. Tại sao việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng ở châu Âu? A. Nhu cầu về nguồn lao động và việc làm. B. Do xung đột sắc tộc ở các quốc gia. C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các nước phát triển. D. Do thiên tai, thời tiết cực đoan. Câu 10. Năng suất lao động ở châu Âu cao nhất trên thế giới do nguyên nhân nào? A. Quy mô dân số đông. B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. C. Trình độ học vấn cao. D. Luồng nhập cư lớn trên thế giới. Câu 11. Tại sao quá trình đô thị vệ tinh lại được mở rộng ở nông thôn? A. Công nghiệp phát triển lâu đời. B. Phát triển sản suất công nghiệp. C. Phát triển sản xuất dịch vụ. D. Phát triển sản xuất nông nghiệp. 7