Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 - Năm học 2023-2024

docx 6 trang Linh Nhi 28/12/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_1_mon_cong_nghe_7_nam_hoc_2023_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 - Năm học 2023-2024

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA KỲ I - CÔNG NGHỆ 7 1, Nêu vai trò của trồng trọt và kể tên các nhóm cây trồng phổ biến, cho ví dụ? Trình bày các phương thức trồng trọt ở Việt Nam 2, Thành phần của đất trồng là gì? Mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây? 3, Trình bày các bước chăm sóc cây trồng? Nêu nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. 4, Mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là gì? Cho biết một số phương pháp phổ biến trong hoạch, liên hệ ở nơi em đang sinh sống. BÀI 1 - GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT I. Vai trò và triển vọng của trồng trọt 1. Vai trò - Cung cấp lương thực, thực phẩm. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu. 2. Triển vọng - Điều kiện khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng thuận lợi cho sự phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. - Việt Nam có truyền thống nông nghiệp, nông dân cần cù, thông minh, có kinh nghiệm, nhà nước quan tâm phát triển nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. II. Các nhóm cây trồng phổ biến. - Cây lương thực: lúa, ngô - Cây công nghiệp: Cao su, - Cây ăn quả: Xoài, nhãn, - Cây rau: Bắp cải, su hào, - Cây thuốc: Quế, hồi, - Cây gia vị: Hồ tiêu, ớt, - Cây hoa: Lan, huệ, - Cây cảnh: lưỡi hổ, xương rồng, - Cây lấy gỗ: lim, nghiến, 1
  2. III. Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam 1. Trồng trọt ngoài tự nhiên 2. Trồng trọt trong nhà có mái che. 3. Phương thức trồng trọt kết hợp. Trồng trọt ngoài Trồng trọt trong nhà có Phương thức trồng tự nhiên mái che trọt kết hợp Khái Là phương thức Là phương thức trồng trọt Là phương thức kết niệm trồng trọt phổ thường được tiến hành ở hợp giữa phương thức biến và được áp những nơi có điều kiện tự trồng trọt ngoài tự dụng cho hầu hết nhiên không thuận lợi nhiên với phương các loại cây trồng. hoặc những cây trồng khó thức trồng trọt trong sinh trưởng và phát triển nhà có mái che. trong điều kiện tự nhiên Ưu Đơn giản, dễ thực Cây trồng ít bị sâu, bệnh, Tốn ít công lao động, điểm hiện. Có thể tiến có thể tạo năng suất cao. đơn giản, dễ làm. hành trên diện Chủ động chăm sóc, sản tích rộng xuất rau quả trái vụ, an toàn. Nhược Cây trồng dễ bị Đầu tư lớn và kĩ thuật cao Không đảm bảo được điểm sâu, bệnh hại và hơn so với trồng trọt ngoài mật độ khoảng cách các điều kiện bất tự nhiên giữa các cây với nhau, lợi của thời tiết. độ nông sâu của cây so với mặt đất. IV. Một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. - Sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn - Đất trồng được thay thế bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng. - Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại - Người lao động có trình độ cao, quy trình sản xuất khép kín. V. Một số ngành nghề trong trồng trọt. 2
  3. 1. Kĩ sư trồng trọt - Là những người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt nhằm tang năng suất, chất lượng nông sản. - Phẩm chất: yêu thiên nhiên, yêu thích công việc chăm sóc cây trồng. 2. Kĩ sư bảo vệ thực vật - Là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng nhằm giúp trồng trọt đạt hiệu quả cao. - Phẩm chất: yêu thiên nhiên, thích nghiên cứu khoa học, thích khám phá quy luật phát sinh, phát triển của côn trùng và các loại sâu, bệnh. 3. Kĩ sư chọn giống cây trồng - Là những người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu - Phẩm chất: yêu thích cây trồng, thích nghiên cứu khoa học, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ. BÀI 2 - LÀM ĐẤT TRỒNG CÂY 1. Thành phần và vai trò của đất trồng + Phần rắn: có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây đứng vững. + Phần lỏng: có tác dụng cung cấp nước cho cây, hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu. + Phần khí: có tác dụng cung cấp oxygen cho cây, làm cho đất tơi, xốp và giúp dễ cây dễ hấp thụ oxygen tốt hơn. 2. Làm đất trồng cây - Một số công việc chính của kĩ thuật làm đất trồng cây: + Cày đất: Làm xáo trộn lớp đất mặt ở sâu khoảng 20 - 30 cm. Cày đất có tác dụng làm tăng bề dày của lớp đất trồng, chôn vùi cỏ, làm cho đất tơi xốp và thoáng khí. + Bừa/đập đất: Có tác dụng làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân bón và san phẳng mặt ruộng. + Lên luống: Một số loại cây trồng cần phải làm luống để dễ chăm sóc, chống ngập úng vào tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. 3
  4. - Các dụng cụ thường được sử dụng trong làm đất trồng cây: găng tay làm vườn, cuốc, xẻng, cào đất, kéo cắt tỉa, bay, cưa cầm tay, kéo lớn, bình tưới bình xịt, máy cắt cỏ, 3. Bón phân lót - Loại phân thường được dùng để bón phân lót là phân hữu cơ hoặc phân lân. Phân bón được rắc đều trên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc trồng cây. - Các hoạt động bón phân lót trong trồng trọt: + Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng. + Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây. + Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng. Mục đích của các khâu trong làm đất trồng cây: Các công việc Cày đất Bừa/đập đất Lên luống Mục đích - Làm tăng bề dày - Làm nhỏ đất. - Chống ngập úng. lớp đất trồng. - Thu gom cỏ dại - Tạo tầng đất dày cho - Chôn vùi cỏ. trong ruộng. cây sinh trưởng, phát - Làm cho đất tơi - Trộn đều phân và triển. xốp và thoáng khí san phẳng mặt - Dễ chăm sóc cây ruộng. trồng. BÀI 3 - GIEO TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH CHO CÂY TRỒNG I. Kỹ thuật gieo trồng - Yêu cầu cơ bản khi thực hiện gieo trồng: Đảm bảo yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. - Các hình thức gieo trồng: Gieo bằng hạt và trồng bằng cây con II. Chăm sóc cây trồng 1. Tỉa, dặm cây - Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, cây bị sâu bệnh, tỉa cây tại chỗ có cây mọc dày và dặm cây khoẻ vào chỗ hat không mọc hoặc cây bị chết. 4
  5. - Mục đích: nhằm đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo năng suất. 2. Làm cỏ, vun xới - Làm cỏ : Diệt hết cỏ mọc xen vào cây trồng Mục đích: Loại bỏ cây dại vào tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây trồng. - Vun xới: Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng. Mục đích: Giữ cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxy cho cây, hạn chế bốc hơi nước. 3. Tưới nước: Đảm bảo đủ nước, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt 4.Tiêu nước: - Giúp cây không bị thiếu oxy - Việc tiêu nước phải tiến hành kịp thời và nhanh chóng 5. Bón phân thúc - Bón bằng phân hữu cơ (hoai , mục) - Bón phân hoá học Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây III. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng 1. Nguyên tắc phòng trừ: + Phòng là chính. + Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. 2. Các biện pháp phòng trừ: a. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu,bệnh hại - Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài. - Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu ,bệnh phát triển mạnh. b. Biện pháp thủ công - Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh. - Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu,bệnh phát triển mạnh, tốn công. c. Biện pháp hóa học - Ưu điểm: Có hiệu quả cao, ít tốn công, diệt nhanh. - Nhược điểm: + Gây ngộ độc cho người , cây trồng và gia súc. + Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), giết chết các sinh vật khác ở ruộng. 5
  6. BÀI 4: THU HOẠCH SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT I.Mục đích, yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt - Mục đích: đảm bảo nông sản ít bị tổn thất nhất và chất lượng tốt nhất. - Yêu cầu: đúng lúc, nhanh, gọn, cẩn thận. Sử dụng phương pháp và dụng cụ phù hợp với từng loại cây trồng. II. Một số phương pháp phổ biến trong thu hoạch - Phương pháp truyền thống: + Hái: rau, đỗ, nhãn, chôm chôm + Nhổ: Lạc, su hào, cà rốt, củ cải + Đào: khoai tây, khoai lang, + Cắt: Lúa, bắp cải, hoa - Phương pháp hiện đại: dùng máy móc để thu hoạch. 6