Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 53, 54, 55: Văn bản “Làng“

pptx 43 trang Linh Nhi 02/01/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 53, 54, 55: Văn bản “Làng“", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tieut_53_54_55_van_ban_lang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 53, 54, 55: Văn bản “Làng“

  1. Tiết 53+54+55: VĂN BẢN “LÀNG” CỦA KIM LÂN
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả, tác phẩm: *Tác giả:
  3. Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007)
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả, tác phẩm: *Tác giả: - Kim Lân (1920 – 2007), quê: Từ Sơn – Bắc Ninh. - Là nhà văn có sở trường về thể loại truyện ngắn. - Thường viết về cảnh sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
  5. Một số tác phẩm của Kim Lân
  6. Nhà văn Kim Lân trong vai Lão Hạc (Phim Làng Vũ Đại ngày ấy)
  7. * Tác phẩm: - Truyện ngắn “Làng” được sáng tác năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  8. Toàn dân tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch
  9. Nhân dân vùng có chiến sự đi tản cư (sơ tán)
  10. Nhân dân vùng có chiến sự đi tản cư (sơ tán)
  11. * Nhà văn Kim Lân tâm sự về hoàn cảnh viết truyện ngắn “Làng”: “Truyện viết về chính những người dân làng tôi. Hồi ấy, gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trong khu mới, người ta đồn làng tôi là Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng tôi với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu làng tôi và tôi không tin dân làng tôi có thể theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”. (Tác giả nói về tác phẩm, NXB Trẻ, 2000)
  12. 2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục: * Đọc, tóm tắt: *Ngôi kể: Ngôi thứ ba, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai.
  13. “ - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ ? - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! - Ở Gia Lâm lên ạ! Lúa má dưới ta thế nào, liệu có cấy được không bác ? - Chả cấy thì lấy gì mà ăn. Cấy tất ông ạ. Chân ruộng dưới chúng cháu còn tốt hơn trên này nhiều. - Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ.”
  14. * Các sự việc chính: - Phần lược bỏ ngay đầu truyện: Giới thiệu về hoàn cảnh tản cư và cái tính thích khoe làng của ông Hai.
  15. Làng Chợ Dầu – Từ Sơn – Bắc Ninh
  16. Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều gọi loa cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa, trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất
  17. * Các sự việc chính: - Phần lược bỏ ngay đầu truyện: Giới thiệu về hoàn cảnh tản cư và cái tính thích khoe làng của ông Hai. - Ở nơi tản cư, ông Hai rất nhớ làng. Ông thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến của làng và của dân tộc. - Nghe tin làng mình theo giặc, ông đau đớn, tủi hổ, lo sợ suốt mấy ngày, chẳng dám đi đâu, chỉ biết tâm sự cùng đứa con nhỏ. - Nghe tin cải chính, ông Hai vui sướng chia quà cho các con và khoe với mọi người chuyện Tây đốt nhà, cải chính tin làng mình theo giặc là sai.
  18. * Tóm tắt: Ông Hai là người làng Chợ Dầu, do yêu cầu kháng chiến nên gia đình ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết và rất hay khoe về làng của mình. Nào ngờ, những người tản cư dưới xuôi báo tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Nghe tin, ông Hai sững sờ, đau đớn. Mấy ngày sau đó, ông luôn sống trong tâm trạng tủi hổ, dằn vặt, lo sợ người ta đuổi khỏi nơi tản cư vì không chứa dân làng Việt gian, ông chỉ biết tâm sự với đứa con nhỏ để bày tỏ lòng mình với kháng chiến, với Cụ Hồ. Thế rồi, ông Chủ tịch làng ông lên báo tin cải chính: làng Chợ Dầu không theo giặc, không phải Việt gian. Ông Hai vui sướng chia quà cho các con rồi chạy đi báo tin cho mọi người. Ông khoe nhà ông đã bị giặc đốt, như một bằng chứng về làng chợ Dầu kiên cường kháng chiến.
  19. * Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá” (SGK/164): Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư. - Phần 2: Tiếp đến “vợi đi được đôi phần” (SGK/170): Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - Phần 3: Còn lại: Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
  20. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện:
  21. - Này, bác có biết hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ? Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào: - Nó rút ở Bắc Ninh về qua Chợ Dầu, nó khủng bố ông ạ. Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi: - Nó Nó vào làng Chợ Dầu hở bác ? Thế ta giết được bao nhiêu thằng ? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
  22. * Tình huống truyện: Ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Tác dụng: + Tạo nút thắt cho câu chuyện, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn. + Bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách của nhân vật ông Hai và chủ đề của tác phẩm.
  23. 2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai: a. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
  24. “ Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà dạo ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái cái làng quá ”
  25. “ Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà dạo ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái cái làng quá ” -> Nghệ thuật: + Kết hợp kể chuyện sinh hoạt với bộc lộ cảm xúc nhân vật ông Hai. + Sử dụng câu cảm thán.
  26. “ Ông Hai đi lại nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Gặp ai quen, ông lão cũng níu lại, cười cười: - Nắng này là bỏ mẹ chúng nó ! Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “Chúng nó nào ?” thì ông lão bật cười, giơ tay trỏ về phía tiếng súng: - Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù. ” -> Mong trời nắng thiêu đốt kẻ thù Thích thú khi bọn giặc bị cái nóng hành hạ.
  27. “ Cũng như mọi hôm, việc đầu tiên là ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. Ông cũng đã có học một lớp bình dân học vụ ở làng, cũng đã biết đọc biết viết. Nhưng chữ in khó nhận mặt chữ, ông đọc nó cứ bập bõm, câu được câu chăng ”
  28. “ Cũng như mọi hôm, việc đầu tiên là ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. Ông cũng đã có học một lớp bình dân học vụ ở làng, cũng đã biết đọc biết viết. Nhưng chữ in khó nhận mặt chữ, ông đọc nó cứ bập bõm, câu được câu chăng ”
  29. “ Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban truyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! ”
  30. “ Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban truyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả”. Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa, chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “Cứ thế chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! ” -> Vui sướng, phấn chấn trước những chiến công của quân và dân ta.
  31. - Mong trời nắng thiêu đốt kẻ thù Thích thú khi bọn giặc bị cái nóng hành hạ. - Vui sướng trước những chiến công của quân và dân ta.
  32. a. Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - Nhớ làng da diết - Quan tâm, lo lắng cho phong trào kháng chiến của dân tộc, của quê hương mình. -> Ông Hai là người yêu làng tha thiết và có sự giác ngộ cách mạng.
  33. b. Khi nghe tin làng theo giặc làm Việt gian: *Tin đến với ông đột ngột, làm ông bàng hoàng, sững sờ. - Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân - Ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được - Ông cúi gằm mặt xuống mà đi - Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão giàn ra . -> Cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái.
  34. * Hàng loạt câu hỏi, câu cảm than diễn tả tận cùng những cung bậc cảm xúc của ông Hai: nỗi nhục nhã ê chề, nỗi đau đớn tái tê và sự ngờ vực chưa tin. -> Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng nỗi đau xót tủi hổ của ông.
  35. * Cuộc đấu tranh nội tâm ở ông hai đã đưa ông đến một lựa chọn dứt khoát: - Về làng hay ở lại nơi tản cư? - Về làng hay bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ? - Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. => Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng.
  36. Hướng dẫn về nhà: * Bài vừa học: - Nắm chắc những nét chính về tác giả Kim Lân, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Làng”. - Tóm tắt lại văn bản. - Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. * Bài tiết sau: - Soạn tiếp phần đọc – hiểu văn bản: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và sau khi nghe tin làng được cải chính. + Tìm các chi tiết miêu tả dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ của ông Hai. + Chú ý các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
  37. Cảm ơn quý thầy cô và các em ! Kính chào tạm biệt !