Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Tượng thú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Tượng thú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_mi_thuat_lop_7_sach_canh_dieu_bai_10_tuong_thu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 10: Tượng thú
- Chủ đề 4: Động vật quanh em Bài 10: Tượng thú (2 tiết)
- Yêu cầu cần đạt . Nhận biết được hình, khối và vật liệu qua một số tượng thú trong điêu khắc . Bước đầu hiểu ý nghĩa của một số bức tượng trong văn hoá Việt Nam. . Nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Quan sát các hình ảnh sau: Tượng Khỉ bịt tai thời Lý Tượng Sư tử thời Lý thế kỉ Tượng Voi, văn hóa Chăm-pa thế kỉ VI-VIII VI-VIII thế kỉ X
- Quan sát các hình ảnh sau: Tượng Chim ó, nhà mồ Tây Nguyên Nhóm tượng linh thú, thời Lý
- - Chỉ ra chất liệu của các bức tượng? - Nhận xét hình dáng của tượng các con thú?
- - Chất liệu: đá, gỗ - Hình dáng của tượng các con thú: chân thực, sinh động.
- Đây là một trong bộ tượng “Khỉ tam không”. Mỗi chú khỉ có ba hành động khác nhau: che tai, che mắt, che miệng, biểu trưng cho không nghe, không thấy và không nói. Bộ tượng tam không thể hiện triết lý sâu sắc, gia tăng giá trị trong kiến trúc Phật giáo, mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện rõ ràng sự giáo dưỡng trong đạo làm người. Tượng Khỉ bịt tai thời Lý thế kỉ VI-VIII
- Tượng sư tử quỳ trên bệ hình chữ nhật, màu đỏ gạch, cao 16,4cm. Đây là tượng đất nung thời Lý, rât hiếm còn lại đến ngày nay. Ta thấy xung quanh thân sư tử có các chấm dài. Tượng Sư tử thời Lý thế kỉ VI-VIII
- Đối với văn hóa Chăm-pa, voi là linh vật được thể hiện khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc, mang giá trị nghệ thuật cao, được trang trí ở các công trình kiến trúc đền tháp. Tượng Voi, văn hóa Chăm-pa thế kỉ X
- Nhà mồ và tượng mồ là mảng đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ – tượng mồ chỉ còn tập trung ở các dân tộc Ba-na, Ê đê, Gia rai, Xơ đăng. Tượng Chim ó, nhà mồ Tây Nguyên
- Nhóm tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia đợt 6, năm 1017. Nhóm tượng linh thú, thời Lý
- 10 linh thú nghìn tuổi chùa Phật Tích (Bắc Ninh) gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử.
- Một số chất liệu tạc tượng thú
- * Một số con vật được con người tưởng tượng, sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng để truyền đạt ý tưởng, niềm tin hay đặc trưng của mỗi nền văn hóa hoặc tôn giáo khác nhau. * Trong nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam, tượng con thú có nhiều nét tạo hình độc dáo. Điêu khắc gỗ thường có chi tiết tinh xảo. Điêu khắc đá thường cô đọng, đơn giản về hình khối. Điêu khắc đình, làng Bắc Bộ và tượng nhà mồ Tây Nguyên lại có nét mộc mạc, dân dã.
- Bước 3: Xác định phương pháp thực hành Bước 1: Xác định nội dung, chủ đề Bước 2: Chọn hình dáng điển hình
- Cách 1: Tạo hình tượng con thú từ củ, quả Bước 1: Cắt khối phù hợp Bước 2: Tạo mặt phẳng hai bên và với ý tưởng vẽ phác hình con thú
- Cách 1: Tạo hình tượng con thú từ củ, quả Bước4 : Tạo hình phần đầu và Bước3 : Cắt gọt cơ bản phần thân tượng
- Cách 1: Tạo hình tượng con thú từ củ, quả Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
- Cách 2: Tạo hình tượng con thú từ đất sét kết hợp vật liệu sẵn có Bước1 : Tạo khối đất theo ý Bước2 : Dùng tăm vẽ hình tưởng, làm dụng cụ cắt đất sét con thú muốn tạo hình
- Cách 2: Tạo hình tượng con thú từ đất sét kết hợp vật liệu sẵn có Bước3 : Sử dụng dụng cụ cắt Bước4 : Gọt và tạo theo hình hình từng bộ phận
- Cách 2: Tạo hình tượng con thú từ đất sét kết hợp vật liệu sẵn có Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
- LUYỆN TẬP Em hãy tạo hình con thú yêu thích kết hợp các bức tượng và đặt tên chủ đề nghệ thuật Yêu cầu: - Lựa chọn củ, quả hoặc đất nặn, đất sét. - Thực hiện được các bức tượng bằng cách cắt gọt. - Trình bày được ý tưởng, cách làm tượng một con thú.
- Trưng bày và chia sẻ sản phẩm: - Ý tưởng tạo hình bức tượng con thú. - Cách tạo ra sản phẩm. - Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã được thể hiện qua sản phẩm.
- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ Tiêu chí đánh giás ản phẩm: ĐẠT CHƯA ĐẠT Hình tượng các con thú thể hiện Hình tượng các con thú không thể Chủ đề cùng nội dung chủ đề hiện cùng nội dung chủ đề Vật liệu Chọn vật liệu phù hợp để tạo Chọn vật liệu chưa phù hợp để tạo tạo hình hình tượng con thú theo chủ đề. hình tượng con thú. Cách Chưa rõ đặc điểm hình tượng con Rõ đặc điểm hình tượng con thú. tạo hình thú.
- * Sản phẩm tạo hình tượng có thể sử dụng để trang trí trong phòng khách, tủ kình, trong ngôi nhà của em. * Vận dụng cách tạo hình tượng con thú để tạo ra các sản phẩm đồ chơi hoặc tặng bạn bè và người thân.
- - Nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với ngôn ngữ biểu đạt mang bản sắc riên của từng vùng miền, từng thời kì. - Có thể sử dụng nhiều chất liệu tạo hình tượng con thú như: đất sét, gỗ, đá, gốm, đá ong, - Các bức tượng đều có ý nghĩa riêng, phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng. - Em có thể tạo hình bức tượng con thú bằng nhiều hình thức khác nhau, việc kết hợp các chất liệu sẽ tạo nên sản phẩm độc đáo
- - Xem trước nội dung bài In tranh tĩnh vật với vật liệu sẵn có, trang 48 SGK Mĩ thuật 7. - Chuẩn bị đồ dùng học tập giờ sau: SGK Mĩ thuật 7, vở thực hành Mĩ thuật, vở ghi chép.