Bài giảng Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 43: Ôn tập giữa kì II
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 43: Ôn tập giữa kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_lich_su_va_dia_li_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_43_on_ta.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 43: Ôn tập giữa kì II
- TIẾT 43: ÔN TẬP GIỮA KÌ II
- I.KHỞI ĐỘNG
- • GV yêu cầu hs đọc thông tin 1 trang 69 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
- • 1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông • Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258: • - Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt. • - Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng. • - Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng. • - Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long. • - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.
- • Câu hỏi 2 trang 69 Lịch sử 7: Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần
- • - Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc: • + Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. • + Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”. • + Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng ”. • + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).
- • GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2 trang 71 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên năm 1258 trên lược đồ.
- • GV: Câu hỏi trang 72 Lịch sử 7: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 – 1288 trên lược đồ. • HS: Đọc mục 3 trang 71, 72 SGK. •
- • Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long. • - Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền lương của quân Nguyên giành thắng lợi tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh). • - Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần. • - Nhà Trần quyết định tổ chức phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trần Quốc Tuấn. • - Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường rút lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguy năm 1287 – 1288 kết thúc thắng lợi.
- • GV: Nêu nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử? • HS: Đọc mục 4-a trang 72 SGK. • Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập, quyết tâm đánh giặc. •
- 4. Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn - Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia khởi nghĩa - Sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn
- • Câu hỏi trang 75 Lịch sử 7: Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực và tác động của những cải cách đó đối với xã hội. • HS: Đọc mục 2 trang 75 SGK.
- Lĩnh vực Nội dung cải cách Tác động với xã hội chính trị, quân - Cải tổ quy chế quan lại Củng cố quyền lực chính quyền trung sự ương - Lập lại kỉ cương Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc - Tăng cường lực lượng quân đội - xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí Kinh tế-xã hội - Chính sách hạn điền, hạn nô - Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước - Phát hành tiền giấy "Thông bảo và phát triển văn hóa dân tộc hội sao"
- • Trang 73 Lịch sử 7: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
- • - Một số bài học khác có thể được vận dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: • + Đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực thù địch. • + Tránh đối đầu trực diện quy mô lớn với địch, chủ động rút lui, bảo toàn lực lượng, từng bước đưa chúng vào thế trận chuẩn bị trước, đánh trận quyết định. • + Nắm chắc tình hình, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở đoản của giặc.
- Vận dụng, hướng dẫn về nhà • GV nêu yêu cầu: trang 76 Lịch sử 7: Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly. Từ đó hãy chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của những cải cách đó. • - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (gửi bài cho giáo viên qua một số ứng dụng mạng xã hội: zalo, messenger ). • Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau