Bài giảng Lịch sử Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước Thời Trần (1226 -1400)

pptx 86 trang Tố Thương 21/07/2023 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước Thời Trần (1226 -1400)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_khoi_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_16_cong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Khối 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước Thời Trần (1226 -1400)

  1. BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN ( 1226 -1400) 3. Tình hình kinh tế 4. Tình hình xã hội 5. Tình hình văn hóa
  2. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh? - Nông nghiệp: + Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố. + Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. + Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc.
  3. Tranh vẽ cảnh đắp đê thời Trần
  4. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Điền trang, Thái ấp là gì? Điền trang: Ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần do khai hoang mà có. Thái ấp: Là ruộng đất nhà Trần phong cho vương hầu, quý tộc và dòng họ không có quyền sở hữu tư nhân, nhìn chung chỉ được hưởng một đời, nhà nước có thể tước của người này ban cho người khác. => Đây cũng chính là mầm mống của kinh tế tư nhân.
  5. THÁI ẤP THỜI TRẦN
  6. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Nhờ những chính sách ấy nền kinh tế nông nghiệp thời Trần như thế nào? Nền nông nghiệp thời Trần được phục hồi và nhanh chóng phát triển.
  7. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Nhận xét ruộng đất của nước ta thời Trần? - Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích-> chia cho dân. - Ruộng của các vương hầu, quý tộc (điền trang, thái ấp). - Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
  8. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế So với thời Lý ruộng đất thời Trần có gì thay đổi? - Ruộng tư tăng: Thời Trần ruộng tư của địa chủ ngày càng nhiều. - Ruộng tư có nhiều hình thức: ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc.
  9. Loại Quyền lợi và nghĩa ruộng Sở hữu Cách sử dụng đất vụ - Chia cho dân - Phải đóng thuế, lao Đất Của nhà cày cấy dịch cho nhà nước. - Ban cấp cho - Hưởng một đời, có công nước làng Vương hầu, quý quyền thu thuế của xã tộc, quan lại dân, đóng thuế cho (điền trang) nhà nước - Của vương Đất - Giao cho tá - Thu địa tô của tá hầu, quý tộc tư điền canh tác điền không phải nộp - Của địa chủ hữu thuế cho triều đình.
  10. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào? - Thủ công nghiệp: Rất phát triển, gồm thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.
  11. Hình 35 – Thạp gốm hoa nâu thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) Dáng thạp to, vững chắc, cốt gốm dày dặn; tráng men ngọc. Quanh miệng thạp trang trí một vòng cánh sen dày dặn, bốn góc vai thạp gắn bốn núm tai cách đều nhau.Thân thạp trang trí hoa văn theo lối khắc họa tô nâu, giản dị, thoáng đạt. Quanh phần chân thạp, khắc vẽ những đường cong đơn giản hình móc câu nối tiếp, uốn lượn nhấp nhô. Thạp gốm hoa nâu nói riêng, đồ gốm hoa nâu nói chung sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhân dân trong nước chứ không bán ra nước ngoài. Gốm hoa nâu không chỉ có giá trị sử dụng mà về nghệ thuật độc đáo tạo nên phong cách rất Việt Nam và mang đậm nét nghệ thuật dân gian.
  12. Hình 36. Gạch đất nung chạm khắc nổi thời Trần (thế kỉ XIII-XIV) Những viên gạch này được tìm thấy rất nhiều ở khu Thiên Trường (Nam Định), Quần Ngựa (Thăng Long), chùa Hoa Yên (Uông Bí – Quảng Ninh). Loại gạch này có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, hoa văn trang trí phong phú, gồm hình rồng, phượng, hoa lá (sen, cúc – biểu tượng của Phật giáo) được khắc chìm nổi trên mặt gạch. Bố cục trang trí rất linh hoạt. Bố cục trọn vẹn trong một viên gạch vuông mỗi cạnh dài 35 – 40 cm. Phần lớn các bộ phận trang trí này làm bằng đất nung già để mộc, có màu đỏ tươi, ít khi phủ men. Gạch dùng để lát nền nhà (đặc biệt để lát ở chùa) hoặc ốp trang trí mặt tường.
  13. ĐỒ GỐM THỜI TRẦN
  14. Gạch đất nung chạm khắc nổi
  15. Đầu Rồng bằng gốm
  16. Lâu thuyền Súng thần cơ
  17. Súng thần cơ
  18. Nghề dệt lụa
  19. Nghề đúc đồng
  20. Nghề làm giấy
  21. VÁN IN THỜI TRẦN
  22. BẢN IN GỖ
  23. 3. Sự phát triển kinh tế * Kinh tế Tình hình thương nghiệp thời Trần như thế nào? - Thương nghiệp: + Buôn bán trong và ngoài nước phát triển. + Thăng Long là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa cả nước.
  24. Hình ảnh hoạt động chợ xưa kia
  25. Thuyền nước ngoài đến Đại Việt buôn bán
  26. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)
  27. Thăng Long Vân Đồn
  28. Bản hướng dẫn khu vực các phố hàng của Thăng Long 36 phố phường Phố Hàng Mắm Phố Hàng Đồng
  29. 4. Tình hình xã hội * Xã hội Sau chiến tranh xã hội có mấy tầng lớp cư dân? * Xã hội gồm 5 tầng lớp. - Vương hầu, quý tộc. - Địa chủ. - Nông dân, nông dân tá điền. - Thợ thủ công, thương nhân . - Nông nô, nô tỳ.
  30. Đời sống các tầng lớp nhân dân trong xã hội thời Trần Các tầng lớp dân cư Đời sống Vua Sống sung sướng bằng Thống trị Vương hầu, quý tộc bổng lộc của triều đình và tô thuế của tầng lớp Địa chủ bị trị. Nông dân – tá điền Tự lao động để nuôi sống bản thân, làm các Bị trị Thợ thủ công, thương nhân nghĩa vụ đối với nhà nước và các nghĩa vụ Nông nô, nô tì khác.
  31. Giai cấp - Tầng lớp Đời sống Vua - Có nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ Vương hầu - Quý tộc Thống quan trọng trị - Có nhiều ruộng đất, thu tô của tá Địa chủ điền - Cày ruộng công, nộp thuế, lao dịch cho nhà nước . Nông dân - Tá điền ngày càng đông. Cày ruộng nộp tô cho địa chủ. Bị trị => Nghèo khổ Thợ thủ công - - Ngày càng đông thương nhân, nông - Nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà dân nước. Nông nô - Nô tì Lệ thuộc và bị bóc lột nặng nề.
  32. * Xã hội Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự phân hóa trong xã hội thời
  33. SƠ ĐỒ PHÂN HÓA XÃ HỘI THỜI TRẦN Vua Giai cấp thống trị Vương hầu, quý tộc Địa chủ Nông dân, thợ thủ công, thương nhân Giai cấp bị trị Nông nô Nô tì
  34. 5. Sự phát triển văn hóa * Đời sống văn hóa Em hãy kể tên một vài tín ngưỡng cổ truyền trong nhân dân? - Tín ngưỡng: + Tục thờ tổ tiên. + Thờ anh hùng. + Thờ người có công
  35. Đền thờ các vua Trần ở Nam Định
  36. Bàn thờ tổ tiên Bàn thờ Khổng Tử ở Văn Miếu
  37. 2. Sự phát triển văn hóa * Đời sống văn hóa Đạo Phật thời kì này phát triển như thế nào? - Đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời Lý.
  38. CHÙA YÊN TỬ (Quảng Ninh) CHÙA SẮC TỨ (Tiền Giang)
  39. Phối cảnh tổng thể khu vực đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông Để ghi nhớ công ơn của vị vua Phật Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quyết định cho hội Phật giáo Quảng Ninh dựng tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo thiết kế, thân tượng cao 9,9m; nặng 100 tấn với kinh phí gần 80 tỉ đồng. Ngày 16/12/2009 (1/11 âm lịch) khởi công công trình này nhân Đại lễ kỷ niệm lần thứ 701 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (3/11/1308). Tượng được dựng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh lên chùa Đồng, khu di tích Yên Tử.
  40. 5. Sự phát triển văn hóa * Đời sống văn hóa So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào? - Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng.
  41. 5. Sự phát triển văn hóa * Đời sống văn hóa Trong nhân dân có những hình thức sinh hoạt văn hoá nào? - Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối được phổ biến và phát triển.
  42. Múa Rối Nước Các nhân vật trong Rối Nước Đấu vật Đua thuyền
  43. CA HÁT NHẢY MÚA HÁT CHÈO HÁT TUỒNG
  44. 5. Sự phát triển văn hóa * Đời sống văn hóa Em hãy nêu những tập quán sống giản dị trong nhân dân? - Tập quán: Sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.
  45. 5. Sự phát triển văn hóa * Văn học Em hãy cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần. - Nền văn học chữ Hán và chữ Nôm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
  46. VĂN HỌC CHỮ HÁN CHỮ NÔM
  47. PHÒ GIÁ VỀ KINH (TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ ) TRẦN QUANG KHẢI PHIÊN ÂM DỊCH THƠ Đoạt sáo Chương Dương độ Chương Dương cướp giáo giặc Cầm Hồ Hàm Tử quan Hàm Tử bắt quân thù Thái bình tu trí lực Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu Vạn cổ thử giang san
  48. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG Trương Hán Siêu Đến chơi sông chừ ủ mặt, Nhớ người xưa chừ lệ chan. Rồi vừa đi vừa ca rằng: “Sông Đằng một dải dài ghê, Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông. Những phường bất nghĩa tiêu vong, Khách cũng nối tiếp mà ca rằng: “Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thanh bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.” (Trích Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu)
  49. *Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc vì: Có tác phẩm ra đời trong trong khói lửa chiến tranh như “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như “Phò giá về kinh” thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. Có được bước phát triển còn do sự phát triển của giáo dục thời Trần, đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức tài giỏi. Văn học phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi. Kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đó là biểu hiện lòng yêu nước và là niềm tự hào dân tộc.
  50. 5. Sự phát triển văn hóa * Giáo dục và khoa học kĩ thuật Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó? - Giáo dục: Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngà càng nhiêu. => Giáo dục thời Trần phát triển hơn thời Lý
  51. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
  52. Người thầy giáo tiêu biểu thời Trần là Chu Văn An (1292 – 1370). Từ nhỏ Ông đã bộc lộ những đức tính cao quý như ham học, cương trực, liêm khiết. Ông đỗ tiến sĩ thời Trần nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Về sau Ông được vua Tràn Minh Tông mời giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám. Thời Trần Dụ Tông, chính sự nhà Trần đổ nát, quan lại nhũng nhiễu dân chúng, tham lam, bè phái. Ông dâng sớ lên vua xin chém đầu 7 tên nịnh thần gây rối loạn triều chính. Vua không nghe, ông từ quan về Chí Linh (Hải Dương) dạy học, viết sách, làm thơ. Sau khi qua đời, Ông được thờ ở Văn Miếu.
  53. Năm 1246, nhà Trần định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần thi. Năm 1247, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kỳ thi Đình. “Phép thi thời trần 7 năm một khoa, đặt ra tam khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với triều Lý thì thịnh hơn nhiều”. (Khoa mục chí – trong Lịch triều hiến chương loại chí)
  54. 5. Sự phát triển văn hóa * Giáo dục và khoa học kĩ thuật Em hãy trình bày vài nét về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em có nhận xét gì về tình hình đó? - Khoa học – kĩ thuật + Quốc sử viện ra đời năm 1272 , tác phẩm Đại Việt sử kí ra đời (Đây là bộ sử đầu tiên của nước ta). + Quân sự: Binh thư yếu lược, súng thần cơ + Y học: Chữa bệnh bằng thuốc nam của Tuệ Tĩnh. => Khoa học – kĩ thuật thời Trần phát triển cao hơn nhiều so với thời Lý, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
  55. ĐẠI VIỆT SỬ KÍ MỘT TRANG TRONG TOÀN THƯ ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
  56. Lê Văn Hưu khi viết sách
  57. Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo
  58. THUYỀN CHIẾN ĐẤU
  59. Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng
  60. Súng thần công hay thần cơ là một loại pháo sử dụng thuốc súng hoặc thường là các loại nhiên liệu có nguồn gốc chất nổ khác để đẩy một viên đạn đi xa. Các loại súng thần công khác nhau về cỡ nòng, tầm bắn, tính cơ động, tốc độ bắn, góc bắn và hỏa lực; các hình dạng khác nhau của súng thần công khi kết hợp và cân bằng những thuộc tính ở các mức độ khác nhau, tất cả các điều trên phụ thuộc vào mục đích sử dụng của súng thần công trên chiến trường.
  61. Tuệ Tĩnh là danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiệp nghiên cứu thuốc nam, xây dựng nền móng cho y học dân tộc của nước nhà. Ông đã tổng hợp và để lại nhiều bài thuốc, kinh nghiệm quý báu cho đời sau.
  62. Y thư Nam dược thần liệu Hồng nghĩa giác tư y thư
  63. 5. Sự phát triển văn hóa * Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Em hãy giới thiệu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. - Nhiều công trình kiến trúc có giá trị: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô - Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ tinh tế. => Nghệ thuật ngày càng đạt đến trình độ tinh xảo, rõ nét.
  64. Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định)
  65. Cổng thành Tây Đô
  66. HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
  67. Tháp Bình Sơn, còn gọi là Tháp chùa Vĩnh Khánh. Chiều cao của Tháp là 14,5m. Tháp được xây dựng từ thời Trần. Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý-Trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
  68. Hình đầu rồng men lục Hình rồng
  69. SƯ TỬ HỔ
  70. LUYỆN TẬP
  71. TÌM ĐÁP ÁN
  72. Câu 1. Sau chiến tranh nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp? A. Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt B. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế C. Khai hoang D. Lập đồn điền
  73. Câu 2. Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua ban gọi là gì? A. Tịch điền B. Trang viên C. Điền trang D. Thái Ấp
  74. Câu 3. Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì? A. Trang viên B. Điền trang C. Thái ấp D. Tịch điền
  75. Câu 4. Thợ thủ công dưới thời Trần đã tập trung về đâu để lập ra các phường nghề? A. Thăng Long B. Vạn Kiếp C. Chương Dương D. Vân Đồn
  76. Câu 5. Tình hình ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần như thế A. Bị nhà nước tịch thu B. Ngày càng bị thu hẹp C. Bị bỏ hoang nhiều D. Ngày càng nhiều
  77. Câu 6. Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào? A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo. C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng. D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật.
  78. Câu 7. Thầy giáo nổi tiếng nhất dưới thời Trần là: A. Trương Hán Siêu B. Chu Văn An C. Đoàn Nhữ Hài D. Phạm Sư Mạnh
  79. Câu 8. Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết? A. Lê Văn Hưu B. Trần Quang Khải C. Trương Hán Siêu D. Trần Nguyên Đán
  80. Câu 9. Cơ quan chuyên viết sử thời Trần có tên là gì? A. Quốc sử quán B. Ngự sử đài C. Hàn lâm viện D. Quốc sử viện
  81. Câu 10. Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần? A. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô B. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương
  82. DẶN DÒ
  83. - Học bài cũ - Chuẩn bị  Bài 16 Sự sụp đổ của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
  84. TẠM BIỆT CÁC EM. THU HOÀI