Bài giảng Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng và một số danh nhân, chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của Thành phố Bắc Ninh

pptx 37 trang Linh Nhi 28/12/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng và một số danh nhân, chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của Thành phố Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_dia_phuong_7_bai_2_truyen_thong_hieu_hoc_k.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử địa phương 7 - Bài 2: Truyền thống hiếu học, khoa bảng và một số danh nhân, chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của Thành phố Bắc Ninh

  1. Đây là Emcông biết trình gìkiến về trúc VănMiếunào? ? Văn Miếu Bắc Ninh (Khu 10, phường Đại Phúc)
  2. BÀI 2. TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC, KHOA BẢNG VÀ MỘT SỐ DANH NHÂN, CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH TIẾT 1. TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC, KHOA BẢNG
  3. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 1: Thời kì phong kiến nước ta tổ chức được bao nhiêu khoa thi? Có bao nhiêu vị đại khoa? Thành phố Bắc Ninh đóng góp bao nhiêu vị? +Nhóm 2: Nêu hiểu biết của em về Văn Miếu Bắc Ninh? +Nhóm 3: Em biết gì về truyền thống hiếu học của làng Kim Đôi? +Nhóm 4: Phong trào giáo dục của thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay?
  4. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 1: Thời kì phong kiến nước ta tổ chức được bao nhiêu khoa thi? Có bao nhiêu vị đại khoa? Thành phố Bắc Ninh đóng góp bao nhiêu vị?
  5. Trong đó vùng đất Kinh Bắc có 677 vị đại khoa- tiến sĩ (thành phố Bắc Ninh có 44 vị)
  6. Địa phận Kinh Bắc khi đó bao gồm cả tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, cùng một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và một số xã của huyện Văn Giang thuộc Hưng Yên
  7. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 1: Thời kì phong kiến nước ta tổ chức được bao nhiêu khoa thi? Có bao nhiêu vị đại khoa? Thành phố Bắc Ninh đóng góp bao nhiêu vị? - Trong thời kì phong kiến từ năm (1075-1919), nước ta có 188 khoa thi, có 2.971 vị đỗ đại khoa-tiến sĩ, trong đó vùng đất Kinh Bắc có 677 vị, (thành phố Bắc Ninh có 44 vị)
  8. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 2: Nêu hiểu biết của em về Văn Miếu Bắc Ninh?
  9. Văn Miếu Bắc Ninh được khởi dựng thời Lê sơ thuộc Sơn Phận- Thị Cầu. Đến 1893, quan đốc học tỉnh Bắc Ninh là Đỗ Trọng Vỹ, người xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành vận động các văn thân, chức sắc nhân dân các địa phương góp tiền của chuyển Văn Miếu về núi Phúc Sơn thuộc khu 10, phường Đại Phúc Văn Miếu Bắc Ninh (Khu 10, phường Đại Phúc)
  10. Văn Miếu thờ ai? Thờ Khổng Tử, Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử và các vị đại khoa quê hương Bắc Ninh
  11. “KimMộtMột bảngtrong trong lưu số số 12phương12 tấmtấm bia”bia nghĩa là danh“Kim“Kim thơm bảngbảng lưu lưulưu mãi phươngphương bảng vàng”” Văn bia trùng tu Văn Miếu bi ký
  12. Hoành phi, câu đối chữ Hán
  13. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 2: Nêu hiểu biết của em về Văn Miếu Bắc Ninh? - Được khởi dựng vào thời Lê sơ - Lưu giữ 15 bia đá, trong đó 12 tấm “Kim bảng lưu phương” ghi danh 677 vị tiến sĩ quê hương Kinh Bắc. Cùng hệ thống bia đá, hệ thống câu đối, hoành phi khắc chữ Hán
  14. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 3: Em biết gì về truyền thống hiếu học của làng Kim Đôi?
  15. Vua Lê Thánh Tông đã ban cho 8 chữ vàng: “Kim Đôi gia thế chu tử mãn triều” Em hiểu thế nào về câu nói trên của Vua Lê Thánh Tông? Nghĩa là dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi áo đỏ, áo tía đầy triều-> Ca ngợi truyền thống hiếu học của họ Nguyễn ở làng Kim Đôi
  16. Từ đường thờ 18 vị Tiến sỹ họ Nguyễn làng Kim Đôi
  17. Văn chỉ họ Phạm làng Kim Đôi
  18. Hãy kể tên một số đại khoa-tiến sĩ họ Nguyễn, họ Phạm làng Kim Đôi? - Họ Nguyễn: +Nguyễn Nhân Bỉ; Nguyễn Xung Xắc; Nguyễn Nhân Thiếp; Nguyễn Nhân Dư; Nguyễn Nhân Đạc; Nguyễn Nhân Bị; Nguyễn Tất Thông; Nguyễn Hoành Khoản; Nguyễn Dũng Nghĩa; Nguyễn Nhân Huân; Nguyễn Đạo Diễn; Nguyễn Củng Thuận; Nguyễn Nhân Kính; Nguyễn Nhân Lượng; Nguyễn Năng Nhượng; Nguyễn Bá Tuấn; Nguyễn Bá Tấn; Nguyễn Lý Quang; Nguyễn Quốc Quang. -Họ Phạm: Phạm Thiệu; Phạm Đình Châu; Phạm Nguyễn Đạt; Phạm Đình Phan; Phạm Đình Dư; Phạm Quỹ; Phạm Bá Thiều; Phạm Phiên.
  19. Mẹ Hoàng Thị Hay, người làng Kim Đôi đã sinh nở 11 người con, tận tâm nuôi dạy các con thành tài, trong đó 5 người đỗ Tiến sỹ là Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Nhân Phùng, Nguyễn Nhân Thiếp, Nguyễn Nhân Dư, Nguyễn Nhân Đạc. Cả 5 anh em ruột đều làm quan dưới triều vua Lê Thánh Tông. Công lao của bà đã được trạng nguyên Lương Thế Vinh ca ngợi, khắc vào bia đá “Con đi học xa, áo chưa rách đã bảo người may sẵn cho, sợ bị cảm lạnh mà tổn hại đến việc học. Thức ăn chưa hết, đã bảo người mang đến, sợ bị đói mà tổn hại đến việc học. Các con cảm động vì tình nghĩa giáo huấn của cha mẹ mà dốc lòng tu trí về nghiệp học mà thành Văn bia do Lương Thế Vinh soạn nói về các Tiến sĩ làng Kim Đôi danh”
  20. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 3: Em biết gì về truyền thống hiếu học của làng Kim Đôi? - Họ Nguyễn có 18 vị tiến sĩ, là dòng họ duy nhất có 13 đời liên tiếp đỗ đại khoa, trong đó có 9 anh em, chú cháu cùng làm quan đại thần một triều. - Họ Phạm có 7 tiến sĩ.
  21. THẢO LUẬN NHÓM (3 Phút) +Nhóm 4: Phong trào giáo dục của thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay? - Luôn dẫn đầu của tỉnh, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi Olympic, Trạng nguyên tiếng việt, Violypic - Năm 2016-2017, Thành phố có: +1 giải Trạng nguyên +2 Huy chương vàng Olympic môn Tiếng Anh + 39 học sinh đạt Huy chương Bạc, Đồng -1 Huy chương Bạc Olympic hóa học quốc tế lần thứ 24 (năm 2022) .
  22. Em Lê Nguyễn Linh Giang lớp 5 trường Tiểu học Đại Phúc đạt giải Trạng nguyên khối 5 của Hội thi Đình - Cấp Quốc gia sân chơi “Trạng nguyên Tiếng Việt” năm 2023
  23. Em Nguyễn Phương Hiểu Bội -HS lớp 9A trường THCS Ninh Xá đạt giải Nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh cấp thành phố và giải Nhì cấp Tỉnh cuộc thi Học sinh giỏi môn Tiếng anh năm 2023
  24. Em Hoàng Kim Khánh HS lớp 7A đạt giải Nhì cuộc thi “ Trí tuệ Kinh Bắc” năm 2022-2023
  25. CỨU LẤY CÁ VOI Whale Rescue Story
  26. ĐÊM QUA, MỘT CƠN BÃO LỚN ĐÃ CƠN BÃO ĐÃ CUỐN CHÚ CÁ VOI XẢY RA NƠI VÙNG BIỂN CỦA CHÚ ĐI XA VÀ SÁNG DẬY CHÚ BỊ MẮC CÁ VOI CẠN TRÊN BÃI BIỂN Subtitle : turn on CC MỘT ĐÁM MÂY MƯA HỨA SẼ GIÚP CHÚ NẾU CÓ NGƯỜI GIẢI ĐƯỢC CÂU ĐỐ CỦA MÂY MƯA
  27. Luật chơi Có 5 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì mưa sẽ đổ xuống và nước biển dâng lên, hoàn thành xong 5 câu sẽ cứu được cá voi. Chú ý vì đây là trò chơi nhân văn nên nếu em không trả lời được thì hãy mời bạn của mình trợ giúp đến khi các em có đáp án đúng để cùng nhau giải cứu cá voi.
  28. Thời kì phong kiến (1075-1919), thành phố Bắc Ninh có bao 44 vị nhiêu vị đỗ đại khoa-tiến sĩ? CƠN MƯA SỐ 1
  29. Văn Miếu Bắc Ninh được khởi dựng vào thời nào? Nhà Lê sơ CƠN MƯA SỐ 2
  30. Ai là người đã có công lớn trong việc di chuyển Văn miếu từ Sơn Phận xã Thị Cầu về núi Quan đốc học Phúc Sơn Đại Phúc -Thành Đỗ Trọng Vỹ phố Bắc Ninh hiện nay? CƠN MƯA SỐ 3
  31. Vị tiến sĩ trẻ tuổi nhất nước ở làng Kim Đôi, ông là ai? Nguyễn Nhân Thiếp (15 tuổi) CƠN MƯA SỐ 4
  32. Làng Kim Đôi, xã Kim Chân có bao nhiêu vị Tiến sĩ? 25 vị CƠN MƯA CUỐI
  33. CẢM ƠN CÁC BẠN THẬT NHIỀU. CÁC BẠN GIỎI QUÁ ĐI
  34. VẬN DỤNG Giả sử có đoàn khách du lịch tỉnh bạn đến thăm quan tỉnh Bắc Ninh, là người con quê hương Bắc Ninh em hãy sắm vai là MC nhí giới thiệu truyền thống, những nét đặc sắc của Bắc Ninh với đoàn du khách?
  35. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc bài - Đọc trước nội dung TIẾT 2. - Tìm hiểu, giới thiệu một DANH NHÂN, CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH