Bài giảng Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17: Ôn tập giữa học kì I

pptx 60 trang Linh Nhi 31/12/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17: Ôn tập giữa học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_17_on_tap_giua_hoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 17: Ôn tập giữa học kì I

  1. TIẾT 17: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU Bài 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO Bài 4. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Bài 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA TK XIX Bài 6. CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
  2. TRÒ CHƠI: RUNG CHUÔNG VÀNG Thể lệ cuộc chơi: Chia làm 4 đội, mỗi đội cử 1 người lên chơi, Hình thức chơi cả 4 người chơi trả lời bằng cách ghi đáp án ra giấy A4 Thời gian suy nghĩ và trả lời 10 giây Trả lời đúng cộng 10 điểm Trả lời sai trừ 5 điểm
  3. BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì? A. Dân số gia tăng. B. Sự xâm nhập của người Giéc-man. C. Công cụ sản xuất được cải tiến. D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
  4. Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu? A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma. B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới. C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man. D. Thành lập các thành thị trung đại.
  5. Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là: A. địa chủ và nông dân B. chủ nô và nô lệ C. lãnh chúa và nông nô D. tư sản và nông dân
  6. Câu 4: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì? A.Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc. B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng, C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa
  7. Câu 5: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào? A. Chủ nô Rô-ma B. Quý tộc Rô-ma C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man D. Nông dân tự do
  8. Câu 6: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu. B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu. C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu. D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
  9. Câu 7: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu? A. Vương quốc Tây Gốt. B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông. C. Vương quốc Đông Gốt. D. Vương quốc Phơ-răng.
  10. Câu 8:Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là A. thợ thủ công, thương nhân. B. lãnh chúa, quý tộc. C. thợ thủ công, nông dân. D. lãnh chúa, thợ thủ công.
  11. Câu 9. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn D. Vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng
  12. Câu 10. Thiên Chúa giáo ra đời vào ở vùng Giê-ru-da-lem nay thuộc quốc gia nào? A. Anh B. Pháp C. Pa-le-xtin D. Mỹ
  13. Câu 10. Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ II B. Cuối công nguyên C. Thế kỉ X D. Đầu công nguyên
  14. Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU Câu 1: Những quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI? A. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. B. Hy Lap, I-ta-li-a. C. Anh, Hà Lan. D. Tây Ban Nha, Anh.
  15. Câu 2:Hướng đi của C.Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác? A. Đi sang hướng đông. B. Đi về phía tây. C. Đi xuống hướng nam. D. Ngược lên hướng bắc.
  16. Câu 3:Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Tăng lữ, quý tộc. B. Nông dân, quý tộc. C. Thương nhân, quý tộc. D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
  17. Câu 4:Những thành phần nào hình thành nên giai cấp tư sản trong xã hội Tây Âu? A. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn. B. Chủ công trường thủ công, nông dân mất ruộng đất, nhà buôn lớn. C. Chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn phá sản. D. Chủ đồn điền, nhà buôn lớn, các thợ thủ công học việc.
  18. Câu 5. Đâu là hệ quả tiêu cực đến từ các cuộc phát kiến địa lý? A.Tìm ra những vùng đất mới B.Tìm ra những tộc người mới C.Mở rộng quan hệ buôn bán giữa châu Âu - phương Đông D.Mở đầu cho quá trình xâm lược đất đai và nạn buôn bán nô lệ.
  19. Câu 6. Sự biến đổi quan trọng nhất trong xã hội Tây Âu từ TK XV, XVI là gì? A.Thương nhân châu Âu giàu lên nhanh chóng B.Những người nông nô bị tước đoạt ruộng đất, mất tư liệu sản xuất C.Các công ty thương mại, đồn điền, công trường thủ công xuất hiện D.Sự hình thành các giai cấp mới: Tư sản và Vô sản.
  20. BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO Câu 1:Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là A. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí. B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu. C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu. D. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
  21. Câu 2:Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế. B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội. C. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
  22. Câu 3:“Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. Pháp. B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Đức.
  23. Câu 4:Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc. B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân. C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo. D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.
  24. Câu 5:Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng? A. Văn học, Triết học. B. Nghệ thuật, Toán học. C. Khoa học - kĩ thuật. D. Văn học, Nghệ thuật.
  25. Câu 6.Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào? A. Phật giáo B. Ấn Độ giáo. C. Đạo Hồi D. Đạo Kitô
  26. Câu 7.Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là: A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội B. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên. D. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.
  27. Câu 8: Tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu? A. Nho giáo B. Phật giáo C . Thiên chúa giáo D. Hồi giáo
  28. Câu 9: Phong trào Cải cách tôn giáo đã dẫn đến sự phân chia Kitô giáo thành hai giáo phái nào? A. Nho giáo và Phật giáo B.Thiên Chúa giáo và Tin Lành C. Nho giáo và Hồi giáo D. Phật giáo và Tin Lành
  29. Câu 10:Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo? A. Nho giáo B. Hồi giáo C. Đạo Phật D. Đạo Tin lành
  30. Câu 11. Người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo là A. Can-vanh. B. Lu-thơ. C. Sếch-xpia. D. Cô-péc-ních.
  31. BÀI 4. TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Câu 1:Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại A. nhà Hán. B. nhà Đường. C. nhà Nguyên. D. nhà Thanh.
  32. Câu 2:Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ A. công điền. B. tịch điền. C. quân điền. D. doanh điền.
  33. Câu 3:Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài? A. Tô Châu. B. Tùng Giang. C. Quảng Châu. D. Thượng Hải.
  34. Câu 4:Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc thời Minh - Thanh là A. nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn đã đạt tới trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công. B. xuất hiện người thuê nhân công, người thợ làm thuê lấy tiền công. C. ngoại thương phát triển, có quan hệ buôn bán với nhiều nước. D. hoạt động buôn bán trong nước phát triển.
  35. Câu 5:Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo.
  36. Câu 6: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào? A. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình. B. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại. C. Mở nhiều khoa thi. D. Vua trực tiếp tuyển chọn
  37. Câu 7. Bốn tiểu thuyết được xếp vào Tứ địa danh tác của văn học Trung Quốc là A. Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng B. Xuân thu, Tây du kí, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa. C. Kinh thi, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng. D. Bản thảo cương mục, Tây du kí, A quy chính truyện, Hồng lâu mộng
  38. Câu 7. Tử Cấm Thành gắn với tên tuổi của một người việt là A. Hàn thuyên B. Nguyễn An C. Mạc Đĩnh Chi D.Lê Văn Thinh
  39. BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA TK XIX Câu 1. Xã hội phong kiến Ấn Độ được hình thành dưới vương triều A. Ma-ga-đa. B. Gúp-ta. C. Hồi giáo Đê-li. D. Mô-gôn.
  40. Câu 2. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ thời phong kiến vì. A. kinh tế phát triển, xã hội ổn định. B. xã hội ổn định, đạo Phật phát triển. C. có nhiều tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. D. Hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán với nhiều nước.
  41. Câu 3. Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tôn giáo nào A.Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo B. Phật giáo, Hin đu giáo, Hồi giáo C. Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo D. Hin đu giáo, Đạo Bà La Môn, Phật giáo
  42. Câu 4: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là? A. Vở kịch “Sơ-Kun-tơ-la B. Sử thi “ I-li-át” C. Sử thi “Đăm –san” D. Tiểu thuyết “Hồng lâu Mộng”
  43. Câu 5: Vị vua kiệt xuất của vương triều Mô-gôn là ai? A . A- sô- ca B. A-cơ -ba C. Bim- bi-sa-ra D. Chan-đra-gup-ta Mau-rya
  44. Câu 6. Ấn Độ giáo bắt nguồn từ A. đạo Bà-la-môn B. Giai – na – giáo C. Ki-na-giáo D. Tô-tem-giáo
  45. Câu 7. Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo nào dưới đây? A. Hinđu giáo và Hồi giáo B. Thiên chúa giáo và Hồi giáo C. Phật giáo và Ấn Độ giáo D . Nho giáo và Đạo giáo
  46. Câu 8: Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ- Kun-tơ-la” là của tác giả nào? A. Xit-đác-ta Gô-ta-ma B. Ka-li-đa-sa C. A-cơ-ba D. San-đra Gup- ta I
  47. Câu 9: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là loại chữ gì? A. Chữ la tinh B. Chữ Hán C. Chữ Nôm D. Chữ Phạn
  48. Câu 10:Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai Vương triều Đê-li và Mô-gôn đó là A. đều do người Hồi giáo lập nên. B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. C. đều do người Mông Cổ thống trị. D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.
  49. Câu 11:Dưới sự trị vì của mình, A-Cơ-ba (1566 - 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì? A. Xoá bỏ Hồi giáo. B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc gốc Mông Cổ. C. Xoá bỏ sự kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ. D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.
  50. Bài 6. CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI Câu 1. Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Thái Lan. B. Mi-an-ma. C. Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a.
  51. Câu 2. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Cam-pu-chia. B. Lào C. Phi-lip-pin. D. Mi-an-ma.
  52. Câu 3. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a? A. Xu-ma-tơ-ra. B. Xu-la-vê-di. C. Gia-va (Mô-giô-pa-hít). D. Ca-li-man-tan.
  53. Câu 4: Từ thế kỉ XIII dòng Phật giáo nào được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á? A. Hòa Hảo. B. Tiểu thừa. C. Đại thừa. D. Thừa viên.
  54. Câu 5: Dựa trên cơ sở chữ Hán người Việt đã tạo ra loại chữ gì? A. Chữ La tinh B. Chữ Phạn C. Chữ Hán D. Chữ Nôm.
  55. Câu 6 : Nơi nào là thương cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời kì này? A. Ma-lắc-ca. B. Hội An. C. Campuchia. D. Óc eo.
  56. Câu 7: Công trình kiến trúc Phật giáo Chùa Vàng thuộc quốc gia nào ngày nay? A. Cam- pu - chia. B. Lào. C.Việt Nam. D. Mi-an -ma.
  57. Câu 8: Các công trình kiến trúc, điêu khắc ở Đông Nam Á thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa nào? A. Anh, Pháp. B. Ấn Độ, Trung Quốc. C. Hi Lạp, Rô Ma. D. Ai Cập.
  58. Câu 9:Sau khi quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á (thế kỉ XIII),nhiều vương quốc mới đã được thành lập ở khu vực này, ngoại trừ A. Vương quốc Su-khô-thay. B. Vương quốc A-út-thay-a. C. Vương quốc Lan Xang (Lào ngày nay). D. Vương quốc Chăm-pa.
  59. Câu 10: Vào thế kỉ XIII, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời một số vương quốc phong kiến mới và sự thống nhất một số vương quốc phong kiến nhỏ thành vương quốc lớn hơn ở Đông Nam Á, ngoại trừ A. quân Mông - Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. B. nhiều tộc người bị quân xâm lược dồn đẩy xuống phía nam. C. do nhu cầu liên kết các tộc người để lao động sản xuất. D. do nhu cầu liên kết các quốc gia nhỏ, các tộc người để kháng chiến chống ngoại xâm.