Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 25 đến 27, Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

pptx 34 trang Tố Thương 20/07/2023 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 25 đến 27, Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_tiet_25_den.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Tiết 25 đến 27, Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

  1. Tiết 25, 26,27: Bài 25: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 1. Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật
  2. 2. Quan sát thí nghiệm của Gian Van Hen-mon (người Bỉ) ở hình 25.1 Gian Van Hen-mon kết luận chất dinh dưỡng để cây lớn lên là nước. Theo các em kết luận của ông có đúng không? 2
  3. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 1. Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật ? Quan sát hình 25.2 nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ cây? Sự hấp thụ nước và khoáng của thực vật thuỷ sinh (thực vật sống dưới nước) có gì khác với thực vật sống trên cạn? 3
  4. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 1. Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật - Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất qua tế bào lông hút ở rễ. - Con đường hấp thụ: Nước và chất khoáng hoà tan → Lông hút → vỏ rễ → mạch gỗ của rễ. 4
  5. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 1. Hấp thụ nước và chất khoáng ở thực vật - Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước và chất khoáng qua bề mặt tế bào biểu bì của cây. 5
  6. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 2. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ ? Quan sát hình 25.3 và cho biết nước, chất khoáng và chất hữu cơ được vận chuyển trong thân như thế nào? Nêu những điểm khác nhau của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? 6
  7. I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 2. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ - Nước, chất khoáng và chất hữu cơ được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ và mạch rây + Mạch gỗ: Vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá (dòng đi lên) + Mạch rây: Vận chuyển chủ yếu các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá tới cơ quan dự trữ hoặc cơ quan cần dùng (dòng đi xuống) 7
  8. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 3. Thoát hơi nước ở lá cây Quan sát, phân tích hình 25.4 và cho biết cấu tạo và hoạt động của tế bào khí khổng như thế nào để phù hợp với hoạt động thoát hơi nước? 8
  9. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng 3. Thoát hơi nước ở lá cây - Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra ngoài qua khí khổng ở lá. - Hoạt động đóng mở của khí khổng: + Tế bào khí khổng no nước lỗ khí khổng mở → thoát hơi nước nhiều. + Tế bào khí khổng ít nước thì lỗ khí đóng → thoát hơi nước ít. 9
  10. ? Việc thoát hơi nước có ý nghĩa như thế nào đối với cây? - Ý nghĩa thoát hơi nước: + Là động lực trên của dòng mạch gỗ. + Giúp lá cây không bị đốt nóng. + Khi thoát hơi nước khí khổng mở giúp khí CO2 đi vào. 10
  11. Bài 25. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT II. Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây, thoát hơi nước ở lá cây 1. Thí nghiệm vận chuyển nước ở thân cây 11
  12. - Chuẩn bị: + 2 cốc thuỷ tinh (cốc thuỷ tinh uống nước), nước sạch, hai lọ phẩm màu khác nhau (xanh, đỏ), hai cây cần tây. 12
  13. - Tiến hành thí nghiệm: - Cắt và cắm hai cuống cần tây có lá vào hai cốc nước màu. + Cốc A: nước có pha màu đỏ, + Cốc B: nước có pha màu xanh. - Đặt cả hai cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát sự chuyển màu của lá cần tây ở mỗi cốc sau 30 – 60 phút. - Dùng dao cắt ngang hai cuống lá cần tây thí nghiệm. Quan sát lát cắt ngang bằng kính lúp. 13
  14. - Kết quả và giải thích: - Cắt ngang thân cây cần tây bỏ vào cốc dung dịch màu đỏ thì có màu đỏ, còn cốc dung dịch màu xanh thì có màu xanh. Vì: trong thân có dòng mạch gỗ vận chuyển nước từ dưới đi lên, các phẩm màu được hút lên theo dòng mạch gỗ - Kết luận: nước và các chất được vận chuyển trong thân. 14
  15. 2. Thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước ở lá cây THÍ NGHIỆM 1 - Chuẩn bị: + 2 túi ni lông to trong suốt. + Mẫu vật: Hai chậu cây nhỏ cùng loài. 15
  16. Kết quả và giải thích: - Cây bị cắt bỏ lá sau hơn 1 giờ trong túi nilong không có hơi nước. - Cây có lá sau hơn 1 giờ trong túi nilong có hơi nước. Vì: cắt bỏ lá, quá trình thoát hơi nước không diễn ra được - Kết luận: có sự thoát hơi nước ở lá. 17
  17. 2. Thí nghiệm chứng minh thoát hơi nước ở lá cây THÍ NGHIỆM 2 - Chuẩn bị: + Dụng cụ: 2 bình tam giác có nước, dầu ăn, kéo, cân thăng bằng và các quả cân. + Mẫu vật: 2 cây nhỏ còn nguyên thân lá rễ cùng loài, cùng kích cỡ. 18
  18. Kết quả và giải thích: - Sau một thời gian cân bị lệch về phía chậu B vì ở bình A diễn ra thoát hơi nước làm lượng nước trong bình tam giác bị cạn dần. - Kết luận: có sự thoát hơi nước ở lá. 20
  19. III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật Ánh sáng Nhiệt độ Độ ẩm không khí, độ ẩm đất Độ thoáng khí
  20. Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật: - Ánh sáng - Nhiệt độ - Độ ẩm không khí, độ ẩm đất - Độ thoáng khí. 22
  21. 1. Ánh sáng - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật. - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Khi quang hợp mạnh thực vật hút nhiều nước và muối khoáng (chủ yếu như N, P, Ca, Mg, Fe, K, Na, ). 23
  22. 2. Nhiệt độ - Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây - Nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá cây. - Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng, khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên 24
  23. 3. Độ ẩm không khí, độ ẩm đất Độ ẩm đất cao rễ sinh trưởng tốt, lông hút nhiều → tăng hút nước và khoáng. 25
  24. 4. Độ thoáng khí Đất tơi xốp, thoáng khí, nồng độ oxygen cao → rễ tăng hô hấp → tăng hút nước và khoáng. 26
  25. IV. Vận dụng hiểu biết trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng vào thực tiễn 1. Tưới nước hợp lí cho cây trồng ? Thế nào là cân bằng nước của cây trồng? ? Khi nào cần tưới nước cho cây? Cần tưới với lượng nước và cách tưới như thế nào để cây sinh trưởng phát triển tốt?
  26. - Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây. - Lượng nước cần cho cây căn cứ vào: + Loài cây, thời điểm sinh trưởng, nhu cầu của cây + Loại đất và điều kiện môi trường - Nguyên tắc: tưới khi cây cần, lượng vừa đủ và đúng cách 28
  27. IV. Vận dụng hiểu biết trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng vào thực tiễn 2. Bón phân hợp lí cho cây trồng ? Quan sát hình 25.10 nêu nguyên tắc bón phân hợp lí cho cây trồng?
  28. Bón phân hợp lí cho cây trồng là: - Bón phân cân đối - Đúng lúc, đúng liều lượng - Đúng thời tiết, mùa vụ - Đúng loại phân - Đúng đối tượng - Đúng cách 30
  29. LUYỆN TẬP Câu 1: Bộ phận thực hiện hút nước và khoáng của cây là: A. Lá cây B. Thân cây C. Quả D. Rễ cây Câu 2: Nước được vận chuyển từ rễ lên các bộ phận phía trên nhờ: A. Dòng mạch rây B. Dòng mạch gỗ C. Lá cây D. Rễ cây Câu 3: Bộ phận thực hiện vận chuyển các chất hữu cơ tổng hợp ở lá đến cơ quan dự trữ hoặc cơ quan sử dụng là: A. Dòng mạch rây B. Dòng mạch gỗ C. Lá cây D. Rễ cây
  30. LUYỆN TẬP Câu 4: Bộ phận thực hiện nhiệm vụ thoát hơi nước của cây là: A. Rễ cây B. Thân cây C. Quả D. Lá cây Câu 5: Đâu không phải là vai trò của thoát hơi nước? A. Giúp đẩy nước và khoáng dưới rễ đi lên B. Giúp lá cây không bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời C. Giúp khí CO2 đi vào cung cấp nguyên liệu cho cây quang hợp. D. Làm cho cây bị héo vì mất nước
  31. VẬN DỤNG Tình huống 1 Bạn Na mua cành hoa hồng trắng về để cắm. Mẹ bạn Na bảo phải cho nước sạch vào bình hoa và cắt bỏ phần gốc của cành hoa trước khi cắm. Na thắc mắc tại sao phải làm như vậy. Em hãy giải thích để bạn hiểu nhé? Tình huống 2: Bạn An mua hoa lay ơn màu trắng về cắm. Bạn nảy ra ý tưởng cắm hoa vào dung dịch xanh mêtylen (màu xanh) để nhuộm hoa thành màu xanh. Em hãy giải thích tại sao khi làm như vậy thì hoa lại có màu xanh?
  32. VẬN DỤNG Tình huống 3: Tại sao về mùa hè ngồi dưới các tán cây lớn lại mát hơn ngồi dưới mái che bằng tôn? Tình huống 4: Tại sao khi dịch chuyển các cây cảnh lớn đến trồng nơi khác người ta lại cắt bỏ bớt các cành lá?