Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian - Lê Thị Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian - Lê Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_canh_dieu_bai_8_do_th.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Cánh diều - Bài 8: Đồ thị quãng đường, thời gian - Lê Thị Hồng
- BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 06 tiết I. Đồ thị quãng đường – thời gian B1: Vẽ 2 tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là 2 trục tọa độ. - Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn độ lớn của các quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp. - Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp. B2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được với thời gian tương ứng. - Điểm O là điểm khởi hành khi đó s = 0 và t = 0 - Đánh dấu các điểm xác định quãng đường tương ứng với thời gian - Nối điểm O với các điểm đã đánh dấu ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian của người đi xe đạp và được gọi là đồ thị quãng đường – thời gian (hình 8.1) HS thảo luận cặp đôi, thống nhất các bước vẽ đồ thị và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.
- BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 06 tiết II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian - Đồ thị quãng đường – thời gian được sử dụng để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, tốc độ chuyển động của vật ở những thời điểm xác định. Luyện tập 1. SGK Trang 51 Vẽ đồ thị Câu hỏi 1. SGK Trang 51 Vật đứng yên vì sau 3s vật chuyển động được 9m, sau 6s vật vẫn chuyển động được 9m. (Vì đường biểu diễn BC là đoạn thẳng nằm ngang)
- BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 06 tiết Vận dụng 1. SGK Trang 51 - Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên là 30m - Quãng đường vật đi được trên đoạn OA là sOA = 30m - Thời gian vật đi được đoạn OA là tOA = 5s - Tốc độ vật đi được trên đoạn OA là vOA = sOA/tOA = 30/5 = 6 (m/s) - Quãng đường vật đi được trên đoạn BC là BC = 30m - Thời gian vật đi được đoạn BC là tBC = 7s - Tốc độ vật đi được trên đoạn BC là vBC = sBC/tBC = 30/7 ≈ 4,29 (m/s) - Khoảng thời gian vật đứng yên là đoạn AB (từ giây thứ 5 đến giây thứ 8)
- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ : TÌM HIỂU TRƯỚC MỤC III, SGK TRANG 52,53 LÀM BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 4: 3, 4 TRANG 53 SGK LÀM BÀI TẬP 8.1 ĐẾN 8.5 SBT TRANG 22, 23