Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 32: Ôn tập cuối học kì 2
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 32: Ôn tập cuối học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_32_on_ta.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 32: Ôn tập cuối học kì 2
- TIẾT 32. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN ( Tiết 3) 1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả - Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả. - Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng, sức lực của mình; để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. 2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: a. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. - Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua nhữmg thứ thật sự cần và phù hợp với khả năng chi trả - Chỉ vay tiền khi thật sự cần và phải trả đúng hẹn b. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả: - Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền - Không lãng phí thức ăn, điện, nước, c. Học cách kiếm tiền phù hợp - Kiếm tiền bằng việc tái chế - Làm đồ thủ công để bán - Làm phụ giúp bố mẹ - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi
- TIẾT 32. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2 BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN c. Học cách kiếm tiền phù hợp - Kiếm tiền bằng việc tái chế - Làm đồ thủ công để bán - Làm phụ giúp bố mẹ - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi BÀI 19: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Khái niệm tệ nạn xã hội: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và quy định của pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đời sống xã hội. * Chú ý: Chuẩn mực xã hội là: hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đặt ra nhằm định hướng cho hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp. - Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: Ma túy, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan, nghiện rượu bia
- 2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội a. Nguyên nhân của tệ nạn xã hội Nguyên nhân chính khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực, b. Hậu quả của tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước
- 3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. * Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được Nhà nước ta quy định trong một số văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021, + Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Người nghiện ma tuý bắt buộc phải đi cai nghiện. + Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. + Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan. + Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm. * Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như:cảnh cáo,xử phạt hành chính,phạt tù,tử hình, tuỳ thuộc vào mức độ và tinh chất vi phạm.
- BÀI 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 4. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống lành mạnh, giản dị. - Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. * Mỗi công dân cần phải: - Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, xây dựng lối sống giản dị lành mạnh. -Tuân thủ, tuyên truyền phổ biến các QĐ của pháp luật về phòng, chông TNXH. - Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH. - Tích cực tham gia phòng chống TNXH ở nhà trường và địa phương.
- II. Luyện tập Bài tập 1: Nêu tên tệ nạn xã hội diễn ra hiện nay trong xã hội ta. Đáp án Bài tập 1: có thể là: 1. Ma túy 2. Cờ bạc 3. Nghiện rượu bia 4. Bạo lực học đường/ gia đình/ trẻ em. Bài tập 2: Hoàn thiện các câu tục ngữ, ca dao nói về tệ nạn xã hội sau: 1. Cờ bạc là Cửa nhà bán hết sa chân vào cùm. 2. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ . tối ngày. 3. ra đê mà ở. 4. Ốm đau chạy thuốc chạy thang Đừng nghe . mua vàng cúng ma. 5. ra ma, quét nhà ra rác. Đáp án Bài tập 2: 1. Bác thằng bần 2. Say sưa 3. Đánh đề 4. Thầy bói 5. Xem bói
- Bài tập: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây? A. Lôi kéo, rủ rê trẻ em đánh bạc. B. Triệt phá cây thuốc phiện. C. Cho trẻ em hút thuốc là và các chất kích thích có hại cho cơ thể. D. Bán hoặc cho trẻ em những văn hóa phẩm đồi trụy. E. Dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em tham gia vào các hoạt động mại dâm. F. Bán hoặc cho trẻ em sử dụng những đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. G. Cho trẻ em uống rượu. H. Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
- Tiết 31. BÀI 10: QUYỀNVÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH 1. Khái niệm gia đình và vai trò của gia đình a. Khái niệm gia đình: Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. b. Vai trò của gia đình: Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giao dục con, cháu và góp phần phát triển xã hội.
- Bài 1: Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về gia đình Câu 1. Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Đ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu 2. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Đ Câu 3. Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Đ Câu 4.Thuận Vợ thuận Chồng tát biển Đông cũng cạn. Đ Câu 5. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. S Câu 6. Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần Đ
- Bài 2: Nêu ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ. Câu 1. Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cần phải ghi lòng, báo hiếu công Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. ơn Cha Mẹ Câu 2. Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau Không tranh khôn giữa anh em trong nhà Câu 3. Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Con phải biết nghe lời dạy bảo tốt của Cha Mẹ để nên người Câu 4.Thuận Vợ thuận Chồng tát Vợ chồng phải hòa thuận để cùng biển Đông cũng cạn. xây dựng tốt cho gia đình, làm gương cho con Câu 6. Anh em như thể tay chân Anh em trong nhà phải biết Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau