Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lí tiền (tiết 3)

pptx 9 trang Linh Nhi 04/01/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lí tiền (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_25_bai_8.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 25, Bài 8: Quản lí tiền (tiết 3)

  1. Tiết 25. BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN ( Tiết 3) Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thúy? b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Đáp án: a) Thúy biết lên kế hoạch cho việc quản lí tiền của mình một cách rất khoa học, Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết (mua đồ dùng học tập, mua quà cho em trai, ủng hộ đồng bào bão lũ) và Thúy biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân. Nhờ vậy mà Thúy giữ được cân bằng trong việc chi tiêu, quản lí tiền rất hiệu quả. b) Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình, để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.
  2. Tiết 25. BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN ( Tiết 3) II. Luyện tập
  3. Bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
  4. Tiết 25. BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN ( Tiết 3) II. Luyện tập Bài tập 3: a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng. Nếu em là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao? Đáp án: Q không nên cho vay vì: - Nhu cầu vay tiền mua bóng để chơi không thật cần thiết. - Khả năng chi trả của M là rất khó vì còn phụ thuộc vào việc mẹ cho tiền (cho khi nào và cho bao nhiêu). b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái. Theo em, N nên xử sự thế nào? Đáp án: N không đồng ý vì nhu cầu ăn kem không thật cần thiết. - Mặt khác, N đã có ý định sử dụng khoản tiền đó cho những việc làm rất có ý nghĩa. - Cũng có thể đưa ra gợi ý nếu không mua kem vì tốn nhiều tiền thì có thể mua thứ khác để mời các bạn như bỏng ngô, bim bim
  5. Bài tập 4: GV chiếu nội dung bài tập 4/ SGK trang 49. Mẹ cho em 150 000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm? Đáp án: Em có thể mua bánh sinh nhật, Mua ít bánh kẹo, nước uống đủ để cho 4 người, ít hoa tươi để đảm bảo vui, an toàn thực phẩm, nhưng tránh lãng phí, BÀI TẬP THÊM Câu 1. Trong những trường hợp dưới đây, tình huống nào biểu hiện người biết tiết kiệm? A. T nhịn ăn sáng để dành tiền đi chơi điện tử. B. H thấy các bạn có đồ chơi đẹp, nên đòi bố mẹ mua cho giống như các bạn, dù hoàn cảnh nhà H không được như các bạn đó. C. K được nhận học bổng, một nửa tiền K dành mua sách, nửa còn lại nhờ bố mẹ giữ hộ. D. L mua một chiếc váy rồi chỉ mặc đúng một lần, vì không còn thấy thích nữa. Đáp án: C
  6. Câu 2. Tục ngữ nào dưới đây không nói về tiết kiệm? A. Lá lành đùm lá rách. B. Năng nhặt, chặt bị. C. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Đáp án: A HS có thể kiếm tiền bằng cách sau: - Kiếm tiền bằng việc tái chế. - Làm đồ thủ công để bán. - Làm phụ giúp bố mẹ. - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi.
  7. Tóm lại: 1. Quản lí tiền là biết sử dụng tiền hợp lí,có hiệu quả. 2. Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm,biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình, để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. 3. Để quản lí tiền hiệu quả, em cần: sử dụng tiền hợp lí; đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền; học cách kiếm tiền phù hợp. Bài tập vận dụng 1: Em hãy cùng bạn trong nhóm lập kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lớp tổ chức nhằm gây quỹ từ thiện. Đáp án: + Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chợ: Liệt kê những món đồ ở nhà mà em và các bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ/nón có thể mang đi bán. + Lập danh sách một vài mặt hàng có thể mua để bán tại hội chợ (chú ý mua mặt hàng nhiều người thích, chi ít tiền, khảo giá để mua được rẻ, ). + Phân công các thành viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trơ nhau để bán hàng. + Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi. + Tùy theo điều kiện có thể giao dịch bằng tiền thật hoặc thẻ ATM.