Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lý tiền (tiếp) - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lý tiền (tiếp) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_giao_duc_cong_dan_7_ket_noi_tri_thuc_bai_8_quan_ly.docx
BAI_8_GDCD_7_26_2_bd932.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức) - Bài 8: Quản lý tiền (tiếp) - Năm học 2022-2023
- Ngày dạy: 26/2/2023 Tiết 24 BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN ( Tiếp) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. 2. Năng lực: * Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền. - Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả * Năng lực phát triển bản thân: - Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn. - Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. * Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Bài tập GDCD 7; - Tranh ảnh, đồ dùng đơn giản để sắm vai, - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, . 2. Học sinh - SGK, đồ dùng và lời thoại để sắm vai. - Học sinh đọc và tìm hiểu trước bài 8. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức.
- 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: MỞ ĐẦU GV cho HS xem tiểu phẩm: Trước giờ vào lớp các bạn nói chuyện với nhau Bạn A: Các cậu ơi, đang có một bộ phim Đào, Phở và Piano hót lắm, tớ nghe nói hay lắm. Mai là cuối tuần, chúng mình đi xem đi! Bạn B: Thôi vé đắt lắm, tớ không đi đâu. Bạn C: Vé phim đó bao nhiêu tiền vậy? Bạn A: Có hơn 100 nghìn, chúng mình dùng tiền mừng tuổi để mua vé. Bạn B: Tiền mừng tuổi của các cậu được nhiều không? Tớ được hơn 2 triệu tớ đút lợn để dành mua máy vi tính rồi. Bạn A: Ui dào, có mấy đồng đút lợn làm gì? Mấy hôm tớ đi hội tớ tiêu gần hết rồi. Bạn C: Sao cậu không gửi bố mẹ, mua những thứ linh tinh như vậy lãng phí quá, cậu chả biết chi tiêu hợp lí gì cả. Bạn B đồng tình với bạn C và nói: đúng đấy. Bạn B nói thêm tớ để dành tiền mừng tuổi để mua máy vi tính. Bạn A: Nói chuyện với 2 cậu chán bỏ xừ ra, thôi tớ đi chơi đây. GV: Qua tiểu phẩm vừa rồi, các em đồng tình với bạn nào và không đồng tình với cách chi tiêu của bạn nào? HS trả lời: GV khái quát: Cô thấy hầu hết các bạn lớp mình đều đồng tình với bạn B và bạn C khi cho rằng bạn A chưa biết chi tiêu hợp lí. Để quản lí tiền hiệu quả chúng ta cần có những nguyên tắc; vậy những nguyên tắc đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Tiết 24 - Bài 8: Quản lí tiền (tiếp theo) Theo phân phối chương trình, bài học của chúng ta được thực hiện trong 3 tiết. Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nội dung phần 1, hôm nay chúng ta tìm hiểu nội dung phần 2: Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả
- Nguyên tắc 1: Sử dụng tiền hợp lí hiệu quả Nguyên tắc 2: Đặt mục tiêu và tiết kiệm tiền hiệu quả
- Hoạt động 2: KHÁM PHÁ (tiếp) I. KHÁM PHÁ - GV khái quát lại nội dung đã học ở tiết 1 ý nghĩa của việc quản lí tiền. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc quản 2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả lí tiền hiệu quả: * Nguyên tắc 1: Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. a. Sử dụng tiền hợp lí, GV tổ chức trò chơi “Người tiêu dùng thông hiệu quả. minh” thông qua phiếu học tập GV chuẩn bị phiếu học tập để HS đánh dấu nội dung lựa chọn Sau đó GV sẽ gọi 1-2 bạn HS trình bày và giải thích sự lựa chọn của mình.
- -GV gọi HS nhận xét - GV: Qua phần chia sẻ của các em, cô thấy chúng ta đã xác định được những sản phẩm thực sự cần thiết là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt ví dụ như đối với HS sách, vở là những đồ dùng cần thiết trong học tập. Còn những thứ mà em mong muốn có được là những thứ thiết yếu nhưng không thực sự cần thiết. Ví dụ như Pizza, ván trượt pa- tanh, máy ảnh . GV: Theo các em việc chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn tới hậu quả gì? GV gọi HS trả lời: GV cho HS xem hình ảnh các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng. Là những người có tên tuổi trong giới nghệ thuật, đã từng kiếm được rất nhiều tiền nhưng chưa biết cách chi tiêu, quản lí tiền hợp lí. - Chi tiêu có kế hoạch: chỉ Do đó ở tuổi xế chiều rất chật vật trong cuộc mua nhữmg thứ thật sự cần sống mưu sinh. Vì vậy, chúng ta cần phải biết và phù hợp với khả năng cách quản lí tiền hợp lí, hiệu quả tránh những chi trả điều đáng tiếc xảy ra. GV: Vậy theo các em, chúng ta cần làm gì để tránh việc chi tiêu quá mức? HS trả lời: + Chi tiêu có kế hoạch. + Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. + Mua những thứ phù hợp với khả năng chi trả. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. GV chuyển ý: Trong cuộc sống đã bao giờ các em mong muốn 1 điểu gì đó mà chưa có tiền để thực hiện chưa? Các em đã vay tiền khi nào? GV gọi HS trả lời HS1: Em bị hỏng xe vay tiền để sửa
- HS2: Bút hết mực HS3: Em vay mua thẻ game GV dựa vào ý kiến trả lời của HS dẫn dắt vào bài HS sắm vai xử lí tình huống trong sách giáo khoa. Sau đó GV đưa ra câu hỏi a)Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp? Dự kiến phương án trả lời: Trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn nên các bạn trong lớp không cho H vay mượn tiền, không tin tưởng bạn nữa. b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? - Chỉ vay tiền khi thật sự Vì sao? cần và phải trả đúng hẹn Dự kiến phương án trả lời: Khi vay mượn tiền, cần chú ý: + Đảm bảo rằng đó là số tiền mình có khả năng trả lại sau vì nếu không suy xét kĩ mà vay tiền thoải mái không tiết chế, có thể dẫn đến việc không đủ khả năng để trả nợ. + Chú ý đến thời điểm đã giao hẹn và phải trả tiền đúng hẹn, nếu không sẽ làm lỡ việc của người khác và đánh mất sự tin tưởng từ họ. GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần phải chi tiêu cho một việc nào đó rất cần thiết nhưng không đủ tiền nên phải vay mượn. Mọi người cho chúng ta vay tiền vì muốn giúp đỡ và tin tưởng sẽ được hoàn trả đúng thời hạn. Vì thế, sau khi vay, em cần phải trả tiền đúng thời hạn và đừng quên cảm ơn người đã cho mình vay tiền. Việc trả đúng hẹn cũng chính là giữ chữ tín đó các em ạ.
- GV dẫn dắt trong cuộc sống, đã bao giờ em đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Để muốn mua một món đồ nào đó, em đã thực hiện tiết kiệm tiền bằng cách nào? * Nguyên tắc 2: Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả Dự kiến câu trả lời của HS: +Tiết kiệm tiền mừng tuổi + Tiết kiệm tiền ăn sáng + Tiết kiệm bằng việc bán đồ handmade b. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu GV đặt câu hỏi và học sinh thảo luận cặp đôi quả: HS trả lời phiếu học tập Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Nội dung trả lời Câu 1: Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như
- thế nào? Câu 2: a)Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? b) Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào? Câu 3: Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền? Dự kiến câu trả lời Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Nội dung trả lời Câu 1: Trong đoạn Chị Hà đã lên kế hội thoại trên, chị Hà hoạch tiết kiệm từ đã đặt mục tiêu tiết trước đó mấy tháng. kiệm tiền và thực Chị đã tiết kiệm bằng hiện mục tiêu đó như từ số tiền tiêu vặt mà thế nào? mẹ cho, thay vì mua vở mới và mua nước thì chị đã sử dụng những quyển vở từ năm trước và tự mang bình nước từ nhà đi => Mỗi tháng
- chị đều có một khoản tiền nhỏ để cho vào hũ tiết kiệm Câu 2: a)Em đã bao giờ đặt Em đã từng đặt mục mục tiêu tiết kiệm tiêu tiết kiệm tiền. tiền chưa? b) Nếu có, em đã - Em giúp đỡ bố mẹ thực hiện mục tiêu đó làm việc nhà. như thế nào? - Làm đồ handmade Câu 3: Hãy nêu lợi Đặt mục tiêu tiết ích của việc đặt mục kiệm sẽ cho chúng ta tiêu tiết kiệm tiền? động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, hơn nữa còn cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng. * GV mời HS quan sát, lắng nghe nội dung các
- tranh, nêu những biểu hiện tiết kiệm trong các - Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền bức tranh và trả lời câu hỏi: a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước, lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước, trong cuộc sống? b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước, mà em biết. - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. a) Nhận xét: Tiết kiệm thức ăn, điện, nước, giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước là những thứ mà chúng ta sử dụng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền để mua => Sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền. Ý nghĩa: Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước, chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác. - Không lãng phí thức ăn,
- Hơn nữa, thức ăn, điện, nước, là những thứ có điện, nước, hạn, rất nhiều người trên thế giới gặp phải nạn đói, không có điện và nước sạch để sử dụng => Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này. b) Tiết kiệm thức ăn: Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm Tiết kiệm điện: Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng Chỉ bật bình nóng lạnh 15 phút trước khi sử dụng và tắt đi trong khi sử dụng, vừa để tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân. Tiết kiệm nước: Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch Có thể tiết kiệm nước đã qua sử dụng (nước rửa rau, ) dùng để rửa sân, rửa xe, GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức Thức ăn, điện, nước, là những thứ thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phai tiêu dùng hằng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thể còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm. GV mờỉ HS kể ra cách thực hiện tiết kiệm điện, nước, thức ăn, vật dụng - những kiến thức này HS đã được học ở bài Tiết kiệm năm lớp 6.
- Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập Bài tập 1: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua ứng dụng Plicker - GV chuẩn bị phiếu trả lời cho HS - GV hướng dẫn HS cách thực hiện Câu 1: Quản lí tiền là biết sử dụng tiền Câu 1: Đáp án A A. hợp lí, có hiệu quả. B. mọi lúc, mọi nơi. C. vào những việc mình thích. D. cho vay nặng lãi. Câu 2: Hành động nào thể hiện em là một người biết quản lí tiền: Câu 2: Đáp án B A. Vay tiền người khác thường xuyên dù đầu tháng bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt. B. Bỏ heo để tiết kiệm. C. Khảo bạn bè ăn uống thường xuyên. D. Thường mua quần áo mới mình thích khi có tiền. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là Câu 3: Đáp án D nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Chi tiêu có kế hoạch. B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn. C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.
- Bài 2: Bài tập 2 (Sách học sinh trang 49) Bài 2: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây: - GV chia lớp thành 4 nhóm - GV cho HS thảo luận trả lời theo nhóm Nhóm 1 Nhóm 1: a) Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích. Gợi ý trả lời: Hành động nhịn ăn sáng của K sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì nhịn ăn, bạn nên ăn sáng ở nhà để tiết kiệm tiền mua cuốn truyện. Nhóm 2: b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết Nhóm 2 số tiền mẹ cho để cho tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối. Gợi ý trả lời: - Hành động của H cho thấy bạn đã không quản lí tiền hợp lí. Thay vì chia thành các khoản thành các ngày, bạn lại tiêu hết, khi có việc dùng đến lại không có tiền. Nhóm 3: c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu Nhóm 3 tiết kiệm một khoản tiền nhất định. Gợi ý trả lời: Gợi ý trả lời: Q đã biết tiết kiệm và quản Q đã biết tiết kiệm và quản lí tiền lí tiền.
- Nhóm 4: d) B có thói quen ghi ra giấy những Nhóm 4 thứ cần mua trước khi đi chợ. Gợi ý câu trả lời Việc làm của B giúp quản lí tiền hiệu quả, tránh mua những thứ không cần thiết Bài tập 3: Đuổi hình bắt chữ dẫn đến lãng phí tiền. GV đưa ra những hình ảnh liên quan đến nội dung Hoạt động 4: Vận dung *Vận dụng Làm bài tập vận dụng 2: Em hãy lập kế hoạch thực hiện tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhât định theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bố mẹ và các bạn - Xác định khoản tiền muốn tiết kiệm - Thời gian thực hiện - Cách thực hiện - Xây dựng kế hoạch thực hiện * Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài - Làm bài tập vận dụng - Nghiên cứu nội dung tiết 3 của bài Quản lí tiền.