Bài giảng Công nghệ 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 30, Bài 14: Giới thiệu về thủy sản

pptx 44 trang Linh Nhi 02/01/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 30, Bài 14: Giới thiệu về thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_7_ket_noi_tri_thuc_tiet_30_bai_14_gioi_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ 7 (Kết nối tri thức) - Tiết 30, Bài 14: Giới thiệu về thủy sản

  1. CÔNG NGHỆ 7
  2. Lợn CáCho trắm biết Mựctên gọi Gàcủa các Rauloại mồng động tơi Tômvật, thực Rongvật trên nho?
  3. Trên cạn Dưới nước THỦY THỦY SẢN LÀ SẢN GÌ?
  4. THỦY SẢN LÀ GÌ? • Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
  5. Chương IV Kĩ thuật nuôi cá ao Thủy sản
  6. I. Vai trò thủy sản II. Một số loại thuỷ sản có giá Bài 14 GIỚI THIỆU VỀ trị kinh tế cao THỦY SẢN III. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản IV. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
  7. Bài 14 Giới thiệu về thủy sản • I. Vai trò của thủy sản
  8. Hình 2 Hình 3 Hình 1 Hình 4 Hình 5 Hình 6
  9. Nhóm . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1.Các em hãy quan sát hình ảnh trên máy chiếu và nêu vai trò của thủy sản tương ứng với mỗi hình ảnh trong hình Hình Vai trò Đánhgiá Mỗi ý 1 điểm 1 2 3 4 5 6 2. Em hãy nêu thêm 1 số vai trò khác của thủy sản( 4 điểm)
  10. ✓ Cung cấp nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cho con người. Thủy sản là thức ăn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng rất cao, giàu canxi, omega-3, protein cao, hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như: chất sắt, vitamin B12 có nhiều trong nhiều loài cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ. Các chất như Protid, lipid, vitamin P1, P2 có nhiều ở trong mực Hình 1
  11. ✓ Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Với lượng phế phẩm gần 1 triệu tấn mỗi năm từ công nghiệp chế biến thủy sản nếu cứ để nguyên như vậy sẽ gây ra những hạn chế đáng kể đến môi trường. Tận dung các phế phẩm như đầu tôm, vảy cá, đầu cá, vỏ ốc Sản xuất thức ăn dưới dạng bột hoặc viên nén có gia trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi và đem lại thu nhập kinh tế lớn. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phế phẩm thủy sản lên men để làm thức ăn cho vật nuôi. Hình 2
  12. ✓ Các hoạt động thủy sản trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đối với các hoạt động trên biển của ngư dân. • Với 128.000 tàu, thuyền các loại thường xuyên hoạt động khai thác và làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường truyền thống. Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế biển, mà còn khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Giữa đại dương mênh mông, nơi tận cùng hải phận của đất nước, mỗi tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân với lá Cờ đỏ sao vàng tung bay trước sóng gió là những “cột mốc sống”, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Điều này còn cho thấy, trên vùng biển đó có con người Việt Nam đang sinh sống và làm việc, có khả năng, điều kiện để làm chủ, khai thác tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho phát triển đất nước. Các tổ, đội đánh bắt hải sản như những “làng”, “bản” trên biển là cột mốc chủ quyền Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong quá trình đánh bắt hải sản, họ vừa là những người lao động cần cù, vừa là lực lượng cảnh giới, phát hiện, thông báo cho các cơ quan chức năng về tình hình trên biển và tham gia tìm kiếm cứu nạn, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập trái pháp luật của tàu, thuyền nước ngoài trong vùng biển của Tổ quốc. Khi có tình huống phức tạp xảy ra, ngư dân là lực lượng hỗ trợ, phối hợp cùng các lực lượng chuyên trách (Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng, Hải quân) đấu tranh tại thực địa để bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Bất chấp thiên tai, hiểm nguy, tài sản bị mất mát, tính mạng bị đe dọa, họ vẫn không nản chí, luôn thể hiện quyết tâm bám giữ biển, giữ nghề “cha truyền con nối”, làm chủ ngư trường truyền thống từ bao đời, góp phần giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Hình 3
  13. ✓ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. • Trong năm 2022, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy Việtsản namlớn thứ xuất 3 thế khẩu giới thủy• Trong sản đứngđó, sản thứ lượng mấy khai thác đạttrên 3,86 thế triệu giới tấn;? nuôi trồng đạt 5,19 triệu tấn. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 4,1- 4,2 tỷ USD; cá tra đạt 2,35 tỷ USD Hình 4
  14. ✓ Tạo thêm công việc cho người lao động. • Số lao động thủy sản là 1,57 triệu người Hình 5
  15. ✓ Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người. • - Các công viên thủy cung • - Các công viên xiếc cá heo, hải cẩu . • - Nuôi cá cảnh tạo niềm vui thư giãn •
  16. Nhóm . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1.Các em hãy quan sát hình ảnh trên máy chiếu và nêu vai trò của thủy sản tương ứng với mỗi hình ảnh trong hình Hình Vai trò Đánhgiá Mỗi ý 1 điểm 1 2 3 4 5 6 2. Em hãy nêu thêm 1 số vai trò khác của thủy sản( 4 điểm)
  17. I. Vai trò của thủy sản Vai trò của thủy sản là ✓ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công gì? nghiệp chế biến và xuất khẩu. ✓ Tạo thêm công việc cho người lao động. ✓ Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi. ✓ Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho con người. ✓ Các hoạt động thủy sản trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đối với các hoạt động trên biển của ngư dân.
  18. Thủy sản làm đồ thủ công mĩ nghệ như trang sức, trang trí
  19. Thủy sản làm thực phẩm chức năng VIÊN TẢO XOẮN Dầu cá hồi
  20. a b c e g d h k i l
  21. Phiếu học tập số2. Nối cột A với cột B cho thích hợp( thảo luận cặp đôi) Hình ảnh Nối Tên gọi Đánh giá ( mỗi ý đúng 1 điểm) a 1.Cá hổi b 2.Cá lăng c 3. Cá song d 4. Tôm thẻ chân trắng e 5. Cá tra g 6. Tôm hùm h 7. Cua i 8. Bào ngư k 9. Cá trắm l 10. Cá rô phi đơn tính Tổng điểm
  22. a-6 b-1 c-8 d-4 e 3 g-2 h-7 i-10 k-5 l-9
  23. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Trong các loại thủy sản của mỗi nhóm thì loại nào các em dễ dàng mua được? Ngược lại, loại nào khó mua, hiếm khi được ăn? Câu 2: Trong các loại đấy loại nào được tập trung sản xuất giống và nuôi trồng? Giải thích? Câu 3: Cho ví dụ một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu cao mà em biết?
  24. Trong các loại thủy sản ở trên thì loại nào các dễ dàng mua được với ? Ngược lại, loại nào khó mua, hiếm khi được ăn? Thủy sản dễ dàng mua được Thủy sản khó mua, hiếm khi được ăn 1. Tôm thẻ chân trắng 1.Cá hổi 2. Cá tra 2.Cá lăng 3 .Cá trắm 3. Cá song 4. Cá rô phi đơn tính 4. Tôm hùm 5. Cua 6. Bào ngư
  25. Tôm Giá trị kinh tế cao hùm Cua biển Cá tra
  26. II. Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao Loại thủy sản nào có + Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao: tôm giá trị kinh hùm, cá song, tế cao? + Một số loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao: cá tra, cá basa, => Mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi trồng. Được tập trung sản xuất giống và nuôi trồng
  27. Làm thế nào để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản? - Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản là xử lí và quản lí nguồn nước - Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản hợp lí; nghiêm cấm đánh bắt huỷ diệt; ứng dụng các tiến bộ khoa học trong nuôi thuỷ sản; có ý thức bảo vệ môi trường, nguồn lợi thuỷ sản; tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.
  28. Hãy nêu những hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà em biết. Ý nghĩa của các hoạt động đó là gì?
  29. Hãy nêu những hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà em biết. Ý nghĩa của các hoạt động đó là gì? - Những việc nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản: + Thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật. + Phục hồi môi trường sau khi ngừng hoạt động nuôi trồng thủy sản. + Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; không được sử dụng hóa chất độc hại hoặc tích tụ độc hại. - Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản: + Sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản. + Xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển. + Phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. -Ý nghĩa của khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản + Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân + Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu + Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
  30. III. khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cách khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả: - Xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản; mở rộng vùng khai thác xa bờ.
  31. III. khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Thả các loại thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm làm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thủy sản quý hiếm. - Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt. - Bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản.
  32. -Ý nghĩa của khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản + Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân + Đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu + Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
  33. IV. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản - Quản lý tốt chất thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh - Thực hiện tốt các biện pháp quản lý, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt phòng chống dịch bệnh - Khuyến khích các hộ nuôi thủy sản tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao
  34. IV. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản - Hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất, khuyến khích sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăm sóc thủy sản và xử lý môi trường - Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
  35. AI Làm thức ăn NHANH Đáp ứng nhu cầu vui HƠN chơi, giải trí Cho biết vai trò thủy sản ứng với các hình ảnh bên? Cung cấp nguồn nguyên Cung cấp nguồn thức ăn liệu cho xuất khẩu cho chăn nuôi
  36. Câu 2 Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản? • A. Tôm. • B. Cua đồng. • C. Rắn. • D. Ốc.
  37. Câu 3: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản? A. Ruốc cá hồi. B. Xúc xích. C. Cá thu đóng hộp. D. Tôm nõn.
  38. Câu 4: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người. A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người. B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người. C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người. D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
  39. Ở Buôn Hồ có những nguồn lợi thủy sản nào? • Các loại cá sông ,suối: cá lăng, cá trạch, cá bống . • Cá nuôi trong ao ,hồ, lồng. • Rêu suối, nòng nọc . • Cua đá
  40. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ • Học nội dung đã học mục I,II • TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SGK • Đọc nghiên cứu trước mục III, IV •Tìm hiểu về mô hình nuôi thủy sản ở địa phương •Tìm hiểu về môi trường trong nuôi thủy sản ở địa phương